Đối với các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Các công ty niêm yết đã bị lên tiếng rất nhiều là họ làm hạn chế sự lành mạnh của hệ thống thông tin, việc công bố thông tin của họ thường xuyên vi phạm quy chế của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, vi phạm các nguyên tắc của thông tin chứng khoán. Muốn công ty mình không bị thị trường lên án, các nhà đầu tư không quay lưng lại với công ty thì họ nhất thiết phải tự cứu lấy mình ngay từ lúc này. Khi các công ty niêm yết chấp hành tốt các quy

định về thông tin chứng khoán thì hệ thống thông tin chứng khoán của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Thứ nhất, các công ty niêm yết phải chấp hành các quy chế về công bố thông tin. Hiện nay các công ty đang thực hiện việc công bố thông tin theo Thông tư 38/2007/TT-BTC. Văn bản hiện hành này tuy sẽ có những sửa đổi cho phù hợp hơn nhưng trước mắt các công ty vẫn phải chấp hành và có những thắc mắc thì phải có văn bản kèm theo, chẳng hạn định kỳ hoặc theo yêu cầu công ty niêm yết sẽ phải nộp báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Sở, Trung tâm giao dịch chứng khoán, mà không thể ỷ lại vào việc chế tài xử phạt nhẹ của Uỷ ban chứng khoán nhà nước để làm bừa, không chấp hành công tác thông tin, báo cáo theo quy định.

Hơn nữa, nhiều cổ đông chủ chốt của công ty còn thường xuyên vi phạm nguyên tắc công bố thông tin khi giao dịch nội bộ. Theo quy định trong thông tư thì các cổ đông lớn của công ty phải thực hiện việc công bố thông tin nhưng trong thực tế thì nhiều người đã không làm và đã bị giám sát thị trường phát hiện. Việc làm trên rõ ràng là gây tổn hại rất nhiều cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, các công ty niêm yết phải quán triệt các nguyên tắc về thông tin chứng khoán. Ta biết các thông tin chứng khoán phải được trung thực, công khai, rõ ràng và minh bạch. Nếu thông tin cứ úp úp, mở mở, ai biết tới đâu thì biết về công ty thì họ sẽ thiếu đi một bộ phận các nhà đầu tư dài hạn. Hơn nữa khi thông tin ra thị trường về các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh của mình các công ty cần phải hết sức thận trọng, cần tính tới mọi khả năng phát sinh chi phí... trước đó để khi thông tin khi đã chính thức được công bố thì đó là thông tin chính thức, không thể có sự giải thích nào khác. Chẳng hạn có công ty niêm yết thông báo mức lợi nhuận của công ty là 4 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm quyết toán thì lại nói là lợi nhuận giảm xuống còn

2,25 tỷ đồng và giải thích cho nhà đầu tư thì vòng vo và không thuyết phục, nó thực sự là cú sốc cho nhà đầu tư, làm mất lòng tin và tức thì giá cổ phiếu của công ty đã có sự sụt giảm! chẳng lẽ trước đó công ty không nhận thức được hậu quả trên?...

Các công ty niêm yết phải nhận thức được rằng sự trung thực về thông tin của công ty không phải là sự bí mật thông tin mà là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, nhà đầu tư sẽ tìm đến công ty nào làm ăn hiệu quả thật sự và thông tin trung thực về họ trên thị trường, là cách để công ty tồn tại lâu dài trên thị trường, hơn nữa sẽ là đối tượng rót vốn mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Mới đây một số đơn vị đã có sáng kiến tổ chức cuộc thi “Các báo cáo tài chính hiệu quả”, hy vọng từ đợt phát động này các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, và chuẩn hóa hơn việc lập các báo cáo tài chính của mình, điều này dẫn tới việc vừa được lợi cho chính công ty đó từ thu hút người đầu tư, mà về lâu dài nó làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia nói chung.

Thứ ba, các công ty niêm yết nên chuyên môn hoá bộ phận cung cấp thông tin. Thực tế là các công ty đã có bộ phận chuyên trách về công bố thông tin, theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, nhưng các công ty hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin nên hậu quả là như ta đã biết họ gây ra quá nhiều bất cập, vậy nên các công ty nên để tâm hơn đến chuyện công bố thông tin, không để cán bộ thông tin làm việc kiêm nhiệm như lâu nay mà phải có các cán bộ thực sự làm việc trên, họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của việc cung cấp thông tin, hiểu được các nguyên tắc thông tin, cũng như thời điểm phù hợp để đưa ra những nguồn thông tin khác nhau, thông tin chiến lược thông tin tác nghiệp, thông tin quản trị, thông tin quản lý...

Trong thực tế thời gian vừa qua người được ủy quyền công bố thông tin thường là chủ tịch hội đồng quản trị hay giám đốc công ty – những người đứng đầu doanh nghiệp, vì thế người đầu tư thường rất ngại có được các thông tin về công ty. Người phụ trách về công bố thông tin của công ty nên được làm một cách chuyên trách, hoặc có thể là kế toán trưởng của công ty,… để tạo điều kiện cho người đầu tư tin tưởng vào thông tin của công ty và dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin cũng như có sự trao đổi thông tin qua lại với công ty, vừa đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư và vừa có thể hạn chế được các tin đồn sai về công ty. Là người phụ trách thông tin chuyên nghiệp trong tổ chức họ cũng biết rõ đâu là thông tin chính thức, không chính thức, và đấu tranh chống lại những thông tin lá cải, thông tin không trung thực về tổ chức họ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 28)