Cả Google và Microsoft đã xây dựng WSCs bằng cách sử dụng container. Đó là ý tưởng xây dựng WSC thiết kế kiểu mô-đun. Mỗi container là độc lập, và chỉ kết nối bên ngoài mạng, điện, và nước. Các container trong mạng chứa các máy chủ được đặt bên trong, nó cung cấp kết nối mạng, điện, và nước lạnh để làm mát.
WSC Google có 45 container dài 40 foot trong không gian rộng 300 x 250 foot, hoặc 75.000 feet vuông (khoảng 7000 mét vuông). Để lấp đầy, 30 container được xếp chồng lên nhau từng cặp, hoặc 15 container xếp chồng lên nhau. Địa điểm đặt không được tiết lộ, nhưng nó đã được xây dựng vào thời điểm Google phát triển WSC ở Dalles, Oregon, nơi có khí hậu ôn hoà và gần nguồn thủy điện rẻ. Hệ thống WSC này cần 10 MW với 1,23 PUE(Power
usage effectiveness) trong 12 tháng. Trong số đó 0,230 PUE đầu, 85% để làm
mát (0,195 PUE) và 15% (0,035) hao phí điện năng. Hệ thống bắt đầu hoạt động tháng 11 năm 2005. Dưới đây mô tả nó vào năm 2007.
Một container Google xử lý cần đến 250 kW. Nghĩa là các container có thể xử lý 780 watt cho mỗi foot vuông (0,09 mét vuông), hoặc 133 watt cho
WSC này có khoảng 40.000 máy chủ.) Các máy chủ được xếp chồng lên nhau 20 chiếc trong giá đỡ hai hàng dài 29 kệ (rack). Mỗi kệ có thiết bị chuyển mạch Ethernet (switch) 48 cổng (port), tốc độ 1Gbit/giây chuyển mạch.
Hình 17 – Một container chuẩn 1AAA của Google: 40x8x9.5 feet (12,2x2,4x2,9 m).
Các máy chủ được xếp chồng lên nhau cao 20 trong giá đỡ thành hai hàng dài 29 kệ, một hàng mỗi bên container. Lối đi làm mát giữa container. Giá đỡ treo dễ dàng sửa chữa hệ thống làm mát mà không cần gỡ các máy chủ. Có hệ thống an toàn phát hiện cháy nổ, mất điện dễ dàng thoát hiểm khi sửa chữa. Container có nhiều cảm biến: nhiệt độ, áp suát, phát hiện rò rỉ khí, và cảm ứng ánh sáng. Xem thêm hình ảnh tại http://www.google.com/coprorate/- green/datacenter/summit.html. Microsoft, Yahoo!, và nhiều công ty khác đang xây dựng trung tâm dữ liệu dựa trên ý tưởng mô-đun này nhưng họ đã ngừng sử dụng container tiêu chuẩn ISO do kích thước bất tiện.