Phân tích khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành (Trang 25 - 27)

Các NHTM thường nhận tiền gửi hoặc vay kỳ hạn ngắn với lãi suất thấp để cho vay hoặc đầu tư với kỳ hạn dài hơn nhằm thu lãi cao hơn nên xuất hiện sự không khớp nhau về kỳ hạn của nợ phải trả và tài sản đầu tư. Kết quả là có những thời kỳ ngân hàng cần tiền mặt để cho vay them hay trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng khi đến hạn trong khi những khoản vay cũ của khách hàng lại chưa đến hạn trả. Do vậy, các ngân hàng thường phải duy trì một phần trong tổng tài sản của mình các tài sản tiền mặt, tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng gọi là những tài sản có tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những khoảng thời gian đó.

Các chỉ tiêu chủ yếu thường được dùng để đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng đó là

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản(%) = Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản * 100

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản là chỉ số đơn giản nhất để xem xét khả năng thanh khoản của ngân hàng qua việc nhìn trực tiếp vào bảng cân đối kế toán. Tài sản thanh khoản gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, các khoản tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng khác, chứng chỉ tiền gửi có thể chiết khấu, chứng khoán khả dụng có thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Các ngân hàng thường duy trì tỷ lệ các tài sản này chiếm khoảng 20-30% tổng tài sản.

Hệ số đảm bảo tiền gửi

Hệ số đảm bảo tiền gửi (%) = Tài sản thanh khoản / Tổng tiền gửi * 100

Tỷ lệ này cho biết khả năng chi trả của ngân hàng đối với yêu cầu rút tiền gửi của các ngân hàng, các TCKT, cá nhân gửi tại ngân hàng. Mức chuẩn cho chỉ tiêu này là từ 30-45%.

Hệ số thanh khoản

Hệ số thanh khoản (%) = Tài sản thanh khoản / Tổng nợ ngắn hạn * 100

Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng bao gồm tiền gửi ngắn hạn của các tổ chức kinh tế, dân cư, vay NHNN hay các TCTD khác… bằng các tài sản có ngắn hạn như tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn tại NHNN và tiền gửi tại TCTD, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…Hệ số thanh khoản tối ưu theo chuẩn mực quốc tế là 30%.

Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi

Tỷ lệ dư cho vay và tiền gửi (%) = Tổng dư nợ cho vay / Tổng tiền gửi * 100.

Tỷ lệ này phản ánh khả năng tài trợ cho các khoản cho vay tăng them từ các nguồn tiền gửi. Các khoản tiền gửi qua đêm trên thị trường liên ngân hàng được coi như vốn vay nên không được tính vào tổng tiền gửi trong công thức này. Đối với các ngân hàng có qui mô lớn tầm cỡ quốc tế, mức chuẩn đối với tỷ

lệ này chỉ ở mức trên 100%. Còn đối với các ngân hàng nhỏ ở qui mô khu vưc thì mức chuẩn cho tỷ lệ này ở mức 80-90%. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản càng thấp.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w