6734.859 12.79 6940.540 14.18 3479.850 8.64 205.681 30.54 (3460.69) (49.86) Cho vay thấu
chi tài khoản
4781.524 9.07 2489.659 5.09 485.752 1.2 (2291.865) (47.93) (2003.907) (80.48)
Qua bảng trên ta có thể thấy cơ cấu cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng là không đồng đều, chủ yếu tập trung vào cho vay mua, sửa chữa nhà rồi đến cho vay mua phương tiện đi lại. Cho vay thấu chi tài khoản chiếm tỷ lệ rất thấp.
Cho vay mua, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất vì nhu cầu nhà ở đối với người dân rất lớn và mỗi khoản vay đều có giá trị lớn. Doanh số cho vay mua sửa chữa nhà tăng dần qua các năm, đến năm 2014 chiếm 63.11%. Có thể nói ngân hàng tập trung nhiều vào hình thức cho vay này là vì cho rằng khả năng rủi ro thấp hơn. Ngân hàng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ bán tài sản đảm bảo đó để thu nợ. Do nhu cầu phương tiện đi lại nên tỷ trọng cho vay mua phương tiện đi lại chỉ đứng sau cho vay mua, sửa nhà và sự chênh lệch qua từng năm là không đáng kể.
c) Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo phương thức cho vay từ năm 2012 đến năm 2014
Bảng 2.4.6 Cho vay tiêu dùng theo phương thức cho vay
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2013
với năm 2012 So sánh năm 2014 với năm 20113 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng dư nợ cho vay
52674.549 100 48954.685 100 40289.597 100 (3719.864) (7.062) (8665.088) (17.7) Cho vay có đảm bảo
bằng tài sản 46092.650 87.50 40574.890 82.88 32890.705 81.64 (5517.76) (11.97) (7684.185) (18.94) Cho vay không đảm
bảo bằng tài sản 6581.899 12.5 8379.795 17.12 7398.892 18.36 1797.896 27.32 (980.903) (11.71)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, cho vay có đảm bảo bằng tài sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm. Tuy nhiên cho vay không đảm bảo bằng tài sản đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh Ba Đình vào năm 2014 lên tới 18.36%
2.5 Phân tích chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân của ngân hàng HDBank chi nhánh Ba Đình
2.5.1 Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến chất lượng cho vay tiêu dùng. Đây là các chỉ tiêu không thể cân đo đong đếm được nhưng mức độ ảnh hưởng của nó thì không nhỏ chút nào, cụ thể như:
- Sự ảnh hưởng của các cơ chế chính sách, quy trình thủ tục cho vay… - Thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng
- Mức độ tín nhiệm của NH - Marketing, thương hiệu…
Đối với NHTMCP phát triển T.p HCM chi nhánh Ba Đình, quy trình thực hiện cho vay tại chi nhánh chưa thực sự chuyên nghiệp để có thể đáp ứng hết nhu cầu vay của khách hàng. Thời gian và thủ tục vay còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho khách hàng.
Dù chi nhánh nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tuy nhiên nhân viên giao tiếp với khách hàng chưa thực sự thể hiện cởi mở, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng. Số lượng khách hàng tăng lên rất chậm, điều này chứng tỏ chất lượng cho vay của chi nhánh cần được nâng cao hơn nữa nhằm tăng cường sự tin cậy của khách hàng và nâng cao vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.
2.5.2 Các chỉ tiêu định lượng
Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.5.1 Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số cho vay 50296.139 79839.057 69838.492 Doanh số thu nợ 32189.205 59642.853 62039.340
Hệ số thu nợ 0.64 0.75 0.89
Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay giảm dần nhưng doanh số thu nợ lại tăng, năm 2013 tăng 27453.648 trđ (tương ứng 85.28%) so với năm 2012.
Năm 2014 tăng 2396.487 trđ (tương ứng 4.01%) so với năm 2013. Hệ số thu nợ tăng dần qua các năm (mặc dù giai đoạn gần đây thì tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao) điều này thể hiện sự cố gắng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân , phản ánh hiệu quả đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh.
Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn chô vay tiêu dùng của ngân hàng. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng càng cao chứng tỏ chất lượng các khoản vay càng lớn và cũng có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của vốn cho vay tiêu dùng cho khách hàng
Bảng 2.5.2 Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Doanh số thu nợ trung bình CVTD
32189.205 59642.853 62039.340
Dư nợ CVTD 50296.139 79839.057 69838.492
Vòng quay vốn CVTD 0.64 0.75 0.89
Bảng số liệu trên cho ta thấy, các khoản cho vay tiêu dùng thu hồi trong các năm đều thấp và nhỏ hơn 1. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng trong 3 năm này thay đổi theo xu hướng tăng dần lên. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần có biện pháp để tăng vòng quay vốn cho vay tiêu dùng lên cao hơn nữa để có thể sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng đi vay tiêu dùng.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng đều không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí đòi nợ và chi phí xử lí tài sản đảm bảo, chi phí trích lập dự phòng rủi ro…Để đánh giá một cách chính xác chỉ tiêu này, người ta chia nợ quá hạn thành 2 loại: nợ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi.
Bảng 2.5.3 Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
(Đơn vị:triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Dư nợ cho vay 96743.238 100 229768.549 100 297475.850 100
Nợ quá hạn 3204.378 3.31 6895.259 3 6589.2798 2.215 Nợ xấu 769.2578 0.795 1426.5986 0.62 1568.4593 0.53 Nợ đã xử lí rủi ro 1246.259 1.288 5689.2897 2.48 9867.2389 3.32 Dư nợ CVTD 52674.549 100 48954.685 100 40289.597 100 Nợ quá hạn 2145.8769 4.07 1927.2598 3.94 1986.2598 4.93 Nợ xấu 1006.5467 1.91 687.2369 1.41 785.5698 1.95 Nợ đã xử lý rủi ro 987 1.87 1003 2.05 1283 3.18
( Nguồn: Báo cáo tài chính của HDBank chi nhánh Ba Đình 2012 – 2014)
Các ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của mình ở mức thấp nhất để đảm bảo an toàn cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi dù doanh thu cho vay cao, dư nợ lớn nhưng không thu được nợ sẽ dẫn đến hoạt động không có hiệu quả. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 1.91% và nợ quá hạn là 4.07% thì trong năm 2013 với một loạt giải pháp mà ngân hàng nhà nước quyết liệt triển khai và sự nỗ lực thực hiện của chi nhánh thì tỉ lệ nợ xấu giảm 319.3098 trđ (tương ứng 31.72%) và nợ quá hạn cũng giảm 10.19%. Năm 2014 với hàng loạt chương trình với lãi suất ưu đãi, cho vay tín chấp để mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân như: cho vay phát lộc, cho vay góp chợ...nhưng do kinh tế vẫn còn khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều trở ngại nên nợ xấu và nợ quá hạn năm 2014 gia tăng.
Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng qua các năm đều cao hơn so với tỉ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay nói chung. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hiện tại vẫn còn thấp và còn nhiều hạn chế, cần được chú trọng cải thiện.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân
Bảng2.5.4: Thu nhập lãi thuần từ hoạt đồng cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng lợi nhuận từ lãi cho vay 4260.365 3556.865 4790.815 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng khách
hàng cá nhân
987.259 689.7235 1023.2568 Tỷ lệ TN cho vay tiêu dùng KHCN/
Tổng TN lãi cho vay của NH (%)
23.173 19.39 21.34
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ TN cho vay tiêu dùng KHCN/ Tổng TN lãi cho vay của ngân hàng có nhiều biến động năm 2013 giảm so với năm 2012 nhưng năm 2014 tăng so với 2013. Tỉ lệ năm 2013 giảm chủ yếu là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn bám sát chỉ đạo của chính phủ và NHTMCP chi nhánh Ba Đình cũng như toàn hệ thống ngân hàng đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ do Chính phủ điều hành, áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay ra cũng phải cẩn trọng. Dù năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn, hàng hóa ế ẩm không bán được, tồn kho tăng nhưng ngân hàng đưa ra nhiều chính sách cho vay hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 6.8% /năm trong thời hạn tối đa 12 tháng. Chính vì lẽ đó mà tỉ lệ TN từ cho vay tiêu dùng KHCN/ Tổng TN lãi cho vay của NH tăng.
2.5.3 Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân của HDBank chi nhánh Ba Đình
2.5.3.1 Những ưu điểm
+ Ngân hàng TMCP phát triển T.p HCM chi nhánh Ba Đình được đánh giá
là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả khi có tỷ lệ doanh thu/ vốn kinh doanh cao, HDBank thực sự là một thương hiệu mạnh trong hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện triển khai các mặt hoạt động của chi nhánh.
+ Có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động. + Chất lượng dịch vụ tốt.
+ Đã có uy tín trong một chừng mực nhất định về tinh thần phục vụ.
+ Chi nhánh Ba Đình là địa chỉ lâu năm, quen thuộc trên địa bàn và đã có lượng khách hàng gắn bó làm nền tảng.
Từ những ưu điểm trên ngân hàng HDBank đã thu được kết quả
Dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của hệ thống nói chung và chi nhánh Ba Đình nói riêng đã thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, phát triển an toàn, hiệu quả hướng tới chuẩn mực thông lệ quốc tế, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng. Sự chỉ đạo, điều hành triển khai các mặt hoạt động kinh doanh của BGĐ kịp thời, nhất quán, quyết liệt và sâu sát hơn; việc chấp hành cơ chế,quy chế, triệt để và đặc biệt nhận thức của đại đa số cán bộ nhân viên của chi nhánh về những thay đổi trong cơ chế chỉ đạo, điều hành, văn hóa ứng xử đã có chuyển biến tích cực dẫn tới tinh thần trách nhiệm, chính chủ động, tự giác trong công việc được nâng cao đáng kể.
An toàn cơ quan được đảm bảo, nội bộ doàn kết, lao động được đổi mới, trẻ hóa một bước khá cơ bản. Chất lượng phục vụ tốt; sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thu hút được lượng khách hàng cá nhân lớn.
2.5.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Trong mấy năm vừa qua ngân hàng thương mại cổ phần phát triển T.p HCM chi nhánh Ba Đình đã có nhiều cố gắng mở rộng đầu tư vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức cho vay nhất là đối với kinh tế hộ sản xuất, tiêu dùng. Tuy vậy trong hoạt động cho vay, đặc biệt cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh Ba Đình còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, mức cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh cồn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại.
- Thứ hai, ngoài các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống như mua nhà, mua ô tô thì các sản phẩm như cho vay hỗ trợ du học, cho vay giải quyết việc làm
rất thấp, trong khi các sản phẩm này đã được triển khai và đạt hiệu quả cao nên trong thời gian tới HDBank Ba Đình cần xem xét phát triển mạnh các dịch vụ này.
- Thứ ba, cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng còn chưa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tỷ trọng các sản phẩm còn chênh lệch khá lớn, cho vay mua sửa chữa nhà chiếm hơn 50%, trong khi cho vay mua phương tiện hơn 20%, các loại hình cho vay khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Thứ tư, dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh còn tương đối thấp, năm 2013 và năm 2014 giảm còn hơn 20% trong tổng dư nợ thì con số này còn quá nhỏ.
- Thứ năm, chất lượng tín dụng của các khoản vay tiêu dùng cá nhân vẫn thấp. Tuy các khoản nợ vay luôn được thống kê định kỳ, số tiền còn phải trả theo kỳ hạn trả và các cán bộ tín dụng cũng đã tiến hàng đốc thúc, nhắc nhở khách hàng một cách thường xuyên để các khoản nợ được thanh toán kịp thời. Song tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân vẫn ở mức cao là 3% và 2.25%. Điều này khẳng định khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây nên những hạn chế nói trên bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
- Chính sách cho vay của ngân hàng còn hạn chế:
Tỷ trọng cho vay/ giá trị tài sản đảm bảo chưa linh hoạt: theo chính sách cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ba Đình thì khách hàng được vay tối đa 70% giá trị của tài sản đảm bảo (phần lớn giá trị nhà đất) giá trị này do cán bộ tín dụng thuộc phòng quan hệ khách hàng định giá, song thẩm định chưa tốt, không nắm chắc được khả năng trả nợ của khách hàng nên ngân hàng thường chỉ cho vay ở mức 50% - 55% giá trị tài sản đảm bảo, không thỏa mãi được tối đa nhu cầu khách hàng.
- Hoạt động marketing chưa thực sự phát huy hiệu quả: hiện tại sản phẩm mới hoạt động độc lập nên hạn chế trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh ngân hàng và sản phẩm mới tới khách hàng, hoạt động marketing của bộ phận nào thì bộ phận đó tự đảm nhiệm, nhưng mới chỉ thực hiện chủ yếu thông qua quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng hay phát tờ rơi, nhưng cách thức này chưa thực sự hiệu quả vì nó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những đặc điểm về sản phẩm cho vay, điều kiện và thủ tục vay chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích của sản phẩm cho vay tiêu dùng nên chưa thu hút được nhiều khách tới ngân hàng.
- Đội ngũ nhân viên tín dụng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm: độ tuổi trung bình là 30 tuổi, rất năng động, nhiệt tình nhưng lại yếu ở kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt trong phân tích và thẩm định tài chính , giá trị tài sản đảm bảo thì kinh nghiệm lại càng cần thiết.
Nguyên nhân khách quan:
+ Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân chưa được hoànthiện. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật gây khó khăn cho hoạt động tín dụng cá nhân trong việc nâng cao mức dư nợ và an toàn tín dụng