Các phương pháp xử lý thường sử dụng

Một phần của tài liệu Báo Cáo Ứng dụng công nghệ tuyển nổi (DAF) xử lý nước thải làng nghề tái chế giấy Phong Khê - Bắc Ninh (Trang 33)

KHÊ BẮC NINH

1.6.Các phương pháp xử lý thường sử dụng

Với đặc trưng nước thải giấy có hàm lượng các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng lớn vì xơ sợi mất mát ở công đoạn xeo.

Sau đây là các phương án công nghệ được đề xuất để xử lý nước thải làng nghề tái chế giấy Phong Khê.

Phương án 1:

Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ phương án 1

Đối với nước thải giấy nói chung vì có COD và BOD cao nên trước khí đưa vào bể Aeroten để xử lý thì phải giảm COD <100mg/L đối với Aeroten thấp tải và đảm bảo tỷ lệ BOD5/COD ≤0.55, đồng thời giảm SS xuống dưới 150mg/L là tối ưu. Do đó, thông thường người ta xử lý yếm khí nước thải giấy trước khi đưa vào Aeroten. Tuy nhiên, để xử lý yếm khí thường hàm lượng COD phải > 2000mg/L, đồng thời quá trình vận hành UASB là tương đối khó khăn, nên loại bỏ phương án này.

Hình 3.9: Sơ đồ công nghệ phương án 2

Qua sơ đồ hệ thống xử lý nước thải theo phương án 2 ta có thể thấy rằng chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý theo nguyên tắc sau:

- Phần tạp chất có kích thước lớn như mảnh nilon, dây buộc được tách ra khỏi dòng nước thải nhờ song chắn rác.

- Phần cặn vô cơ (cát, sạn, sỏi…) được tách ra khỏi dòng thải tại bể điều hòa. - Chất rắn lơ lửng được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp đông keo tụ. - Các phần chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và một phần chất rắn lơ lửng chưa

tách hết được xử lý tại bể Aeroten.

Phương pháp này sử dụng các chất keo tụ là phèn sắt hay phèn nhôm tương đối rẻ đồng thời thiết bị đông keo tụ không tốn kém quá nhiều nếu thiết kế hợp lý.

Tuy nhiên, trong sản xuất tái chế giấy, phần xơ sợi còn lại trong nước thải vẫn còn lớn khi đưa vào bể Aeroten, quá trình sục khí mạnh gây hiện tượng bột nổi làm giảm hiệ quả xử lý của bể Aeroten do các xơ sợi này làm giảm sự tiếp xúc pha giữa các vi sinh vật và các chất hữu cơ ở dạng hòa tan trong nước thải. Mặt khác, sử dụng keo tụ tạo bộng trước khi cho vào bể Aeroten không tận thu được phần xơ sợi thất thoát sau công đoạn xeo làm tăng lượng bùn cần xử lý.

Hình 3.10: Sơ đồ công nghệ phương án 3

Trong sơ đồ trên ta sử dụng hệ thống tuyển nổi để xử lý nước thải khi đưa vào bể Aeroten. Hiệu suất xử lý hàm lượng chất lơ lửng của công nghệ tuyển nổi rất lớn (85 – 90%). Ngoài ra, sử dụng công nghệ tuyển nổi còn có thể thu lại lượng xơ sợi trong nước thải để sử dụng trong quá trình sản xuất.

Bảng 3.8: Hiệu suất xử lý của phương pháp tuyển nổi và keo tụ (%)

Thông số Bể tuyển nổi Phương pháp Bể keo tụ

SS 85 – 90 30 – 60

BOD 20 – 30 20 – 50

COD 30 -50 30 - 60

Một phần của tài liệu Báo Cáo Ứng dụng công nghệ tuyển nổi (DAF) xử lý nước thải làng nghề tái chế giấy Phong Khê - Bắc Ninh (Trang 33)