Những nhân tố khách quan + Môi trường kinh doanh:

Một phần của tài liệu VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 30)

- Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lưu động

1.3.3.1. Những nhân tố khách quan + Môi trường kinh doanh:

+ Môi trường kinh doanh:

Doanh nghiệp là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh.

+ Môi trường tự nhiên:

Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường. Khoa học càng phát triển thì con người càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên thích hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp.

+ Môi trường kinh tế:

Là tác động của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái…. đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn do nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mât dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ

+ Môi trường pháp lý:

Là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở pháp luật và các biện

pháp kinh tế - chính trị, nhà nước tạo môi trường điều hành cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về tài chính, về quy chế đầu tư như các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế … đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.

+ Môi trường chính trị, văn hóa:

Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới khách hàng. Do đó các phong tục tập quán của khách hàng sẽ ảnh hưởng trưc tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường văn hóa lành mạnh, chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao.

+ Môi trường khoa học công nghệ:

Là sự tác động của các yếu tố như trình độ tiến bộ của KHKT, công nghệ.

Trong điều kiện hiện nay, chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước rất lớn. Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải nắm bắt được công nghệ hiện đại vì công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh…

+ Môi trường cạnh tranh:

Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranh gay gắt. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải đứng vững trong cạnh tranh. Doanh nghiệp phải sản xuất ra mặt hàng mặt hàng phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm để cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ, mà điều này chỉ có ở những doanh nghiệp nâng cao hàm lượng công nghệ, kỹ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư, cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài.

+ Nhân tố giá cả:

Đây là nhân tố do doanh nghiệp quyết định nhưng lại phụ thuộc vào mức chung của thị trường. Khi giá cả tăng, các kết quả kinh doanh tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng, đồng thời sự biến động về giá cả sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w