Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCT Đồng Nai

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 47)

Với chức năng trung gian “đi vay để cho vay”, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đồng Nai luôn bám sátđịnh hướng của Ngân hàng Công thương Việt Nam, chủtrương phát triển kinh tếcủa tỉnh Đồng Nai để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, để vừa tăng trưởng vừa đảm bảo chất lượng và phát triển mang tính bền vững. Cụthể, kết quảmà Chi nhánhđãđạt được thểhiện qua các chỉ tiêu trọng yếu sau: Bng 2.4: Ch tiêu kết qu hot động ca NHCT Đồng Nai Đvt: Ngàn đồng CH TIÊU 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng nguồn vốn 1.108.887 1.200.791 1.439.623 1.422.800 2.095.708 Trongđó: - Huyđộng tại chỗ 968.915 1.103.415 1.199.969 1.284.545 1.600.276 - Vốnđiều hòa TW 139.472 97.376 239.654 138.255 281.180 2. Doanh sốcho vay 1.814.196 2.313.906 2.597.987 2.894.426 3.331.312

3. Tổng dưnợ 979.244 1.008.120 1.298.412 1.263.881 1.603.049

Tỷlệtăng trưởng 2,95% 28,8% -2,66% 26,84%

4. Tỷlệnợquá hạn 0,06% 0,0007% 0,0008% 0% 0%

5. Lợi nhuận 19.012 27.843 31.862 37.488 37.646

*Ghi chú: Từ năm 2006, không có số liệu của CN cấp 2 Nhơn Trạch

(Nguồn: Ngân hàng Công thương Đồng Nai)

* V huy động vn:

Tổng nguồn vốn huyđộng tại chỗgồm: + Tiền gửi dân cư

Tiền gửi dân cư duy trì và tăng trưởng qua các năm do Chi nhánh không ngừng triển khai các sản phẩm nhưtiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dựthưởng với nhiều giải thưởng có giá trịcao bên cạnh do tâm lý còn e ngại đối với các NHTM CP của người dân trênđịa bàn và tin tưởng đối với NHTM NN hơn. Do vậy, tỷtrọng tiền gửi dân cưluôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn huyđộng tại Chi nhánh NHCT Đồng Nai. Năm 2006, tiền gửi dân cư đạt 795tỷđ, chiếm 62%/tổng nguồn vốn.Đến năm 2007, nguồn tiền gửi này đạt 886 tỷđ, tăng 11% so với năm 2006 nhưng chỉ chiếm 55%/tổng nguồn vốn huy động. Thay vào đó là sự gia tăng của nguồn tiền gửi từcác tổchức kinh tế, từ491 tỷđ năm 2006 đến 714 tỷđ năm 2007. Đây là nguồn tiền gửi thanh toán tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động không thời hạn và có thời hạn dưới 12 tháng chiếm 81% tổng nguồn vốn, đạt 1290 triệu đồng gồm: tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn và tiết kiệm có kỳhạn dưới 12 tháng, kỳphiếu, giấy tờ có giá. Còn lại là nguồn huyđộng có kỳhạn từ12 tháng trởlên của doanh nghiệp, tiền gửi đảm bảo thanh toán và tiền gửi của các TCTD khác,… Qua đó cho thấy Chi nhánh huyđộng nguồn vốn mang tính ngắn hạn chiếm chủyếu.

986,915 1,103,415 1,199,969 1,284,545 1,600,276 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2003 2004 2005 2006 2007

Biu đồ 2.2: Tăng trưởng ngun vn huy động NHCT Đồng Nai

Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm. Sở dĩ do Chi nhánh luôn tạo được niềm tin từphía khách hàng cũng nhưcó được ưu thế là một NHTM NN với

độ đảm bảo cao hơn từ tâm lý của người dân. Mặc dù vậy, Chi nhánh cũng không

ngừng mởrộng mạng lưới đến các khu vựcđông dân cưvà song song với việc triển khai các chương trình tiết kiệm dựthưởng, khuyến mãi với nhiều giải thưởng có giá trị. Nguồn vốn huy động tăng thểhiện quy mô hoạt động của Chi nhánh cũng tăng tương ứng. Điều này cho thấy hoạt động của Chi nhánh ngày càng có bước phát triển tốt.Đồng thời, sựtăng trưởng vềnguồn vốn cũng thểhiện nhu cầu vốn của các thành phần kinh tếtrong tỉnh ngày càng tăng cao nên Chi nhánh luôn đặt kếhoạch tăng trưởng nguồn vốnđể đápứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, thị phần vềnguồn vốn huyđộng của Chi nhánh NHCTĐồng Nai trong năm 2007 giảm và chiếm tỷ lệ thấp so với các NHTM NN khác như Ngân hàng NNo & PTNTĐồng Nai cũng nhưNgân hàng Ngoại ThươngĐồng Nai,…

Biuđồ2.3: Thphn vn huyđộng ca NHCTĐồng Nai so vi ngành NH trênđịa bànĐồng Nai năm 2007 các NHTM khác (41.26%) BIDVĐN (7.85%) NH PTN (1.62%) VCBĐN (10.85%) AgribankĐN (30.35%) ICBĐồng Nai ( 8.08%)

Đồng thời, nguồn vốn huy động tại chỗ hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay tại địa bàn, cụ thể: năm 2003 vốn huy động tại chỗ là 968.915 trđ, dư nợ vay đạt 979.244trđ; năm 2004 vốn huyđộng tại chỗ là 1.103.415trđ, dưnợ vay đạt 1.008.120 trđ; năm 2005 vốn huy động tại chỗ là 1.199.969trđ, dư nợ vay đạt 1.298.412 trđ; năm 2006 vốn huy động tại chỗ là 1.284.545trđ, dư nợ vay đạt 1.263.881 trđ; năm 2007 vốn huy động tại chỗ là 1.600.276 trđ, dư nợ vay đạt

1.603.049 trđ. Do vậy, lượng vốnđiều hòa luôn phát sinh hàng năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trênđịa bàn. Lãi suất vốnđiều hòa thường cao hơn lãi suất huy động vốn nên nếu huy động vốn qua hình thức này nhiều sẽlàm giảm hiệu quảhoạt động của Chi nhánh. Qua đó cho thấy; mặc dù Chi nhánh đã có nhiều hình thức khuyến mãi, quà tặng nhằm thu hút nguồn tiền gửi nhàn rỗi trong xã hội nhưng chưa có tính hiệu quả cao. Chi nhánh chưa thật chủ động có chính sách lãi suất ưu đãi, linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng nhằm thu hút các nguồn tiền gửi lớn. Vì vậy, Chi nhánh cần tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác huy động, lãnh đạo Chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tăng nguồn vốn huyđộng tại chỗ, giảm chi phíđiều chuyển vốn và tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

* V s dng vn:

Hiện tại, Ngân hàng là kênh tiếp vốn kịp thời và hữu hiệu nhất cho quá trình phát triển của nền kinh tế. Vốn ngân hàng không chỉ đáp ứng cho Doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thành phố lớn mà còn đến được với đồng bào vùng sâu, vùng xa, khó khăn, góp phần hiệnđại hoá nông nghiệp và nông thôn, làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình, Chi nhánh NHCT Đồng Nai luôn đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hoá hình thức tài trợ sao cho vốn ngân hàng tiếp cận được khách hàng nhiều nhất qua các hình thức như:

- Cho vay thu mua nông sản.

- Cho vay dựtrữvật tư, nguyên liệu phục vụsản xuất - Cho vay chiết khấu bộchứng từhàng xuất.

- Cho vayđầu tưmởrộng.

- Cho vay bổsung tài sản cố định. - Cho vay phục vụtiêu dùng.

Với phương châm đó, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm và đáp ứng ngày nhiều hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế tỉnh Đồng Nai với cơcấu dưnợphân bổnhưsau:

Bng 2.5: Cơ cu n vay ca NHCT Đồng Nai Năm 2006 Năm 2007 Chỉtiêu Giá trị(tỷ đ) Tỷtrọng Giá trị(tỷ đ) Tỷtrọng Dưnợngắn hạn 783 62% 928 58% Dưnợtrung dài hạn 481 38% 675 42% Trongđó: - DN DNNN - DN ngoài quốc doanh 7,2% 82,8% 7,86% 92,14% Cơcấu nợkhông có tài sản bảođảm 17,5% 10,69%

(Nguồn: Ngân hàng Công thương Đồng Nai)

Những năm trở lại đây, Chi nhánh tập trung phát triển khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức tài trợ cho đối tượng này bắt đầu tăng dần qua các năm và giảm dần việc tài trợ cho khối DNNN không hiệu quả. Đồng thời, chi nhánh cũng giảm dần việc xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản với tỷ lệ nợ không có tài sản bảo đảm năm 2007 là 10,69% giảm so với 17,5% của năm 2006 nhằm giảm rủi ro không có khảnăng thu hồi vốn từtài sảnđảm bảo.

Mặc dù chi nhánh NHCT Đồng Nai đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tếtỉnhĐồng Nai nhưng thị phần so với năm 2006 vẫn duy trì gần 7% và so với hệ thống NHTM NN trên địa bàn thì Chi nhánh chỉ đứng thứ tư sau NH NN&PTNTĐồng Nai, NH Ngoại ThươngĐồng Nai và NH Đầu Tư Đồng Nai với biểuđồthịphần dưnợcho vay biểu thịnhưsau:

Biuđồ2.4: Thphn dưnvay ca NHCTĐồng Nai so vi ngành NH tiĐồng Nai năm 2007 NHTM khác 40.91% NH PTNĐN 1.89% BIDVĐN 7.35% VCBĐN 18.84% AGRIBĐN 24.17% ICBĐN 6.84%

Hoạt động cho vay không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân Chi nhánh vì thông qua cho vay để tạo ra thu nhập trên cơ sở hoàn trả nguồn vốn huyđộngđầu vào, bùđắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh. Đồng thời, hoạt động cho vay luôn tìm ẩn rủi ro lớn nên việc quản lý chặt chẽcác món vay làđiều cần thiết mà Chi nhánh luônđặc biệt chú ý.

* Cht lượng tín dng:

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng và chất lượng tín dụng là một thách thức lớn cho ngân hàng. Nó không chỉ phản ánh khả năng đáp ứng vốn cho doanh nghiệp mà còn thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Điều này đã được Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đồng Nai thực hiện thành công với tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp qua các năm và tiến đến bằng 0% trong hai năm gầnđây. Chi nhánhđượcđánh giá là một ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất trên địa bàn và trong hệthống NHCT Việt Nam.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng ngày càng mang lại hiệu quảcao,đặc biệt là chất lượng cho vay. Tất cảcác dựán cho vayđều phát huy tác dụng, làmăn có hiệu quả, trả nợ đầyđủ, đúng hạn.Điều đó thểhiện tín dụng thực sựlà đòn bẩy kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển. Nguyên nhân chính đạt được tốcđộtăng trưởng hàng năm và giữvững chất lượng tín dụng:

- Tăng cường mở rộng tiếp thị đến các khách hàng mới, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh hoạtđộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Có chính sách chăm sóc và ưu đãi cho các khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cần thiết để mởrộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụtiêu dùng với các hình thức liên kết với các nhà cung cấp nhàở, xe ôtôđápứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

- Thường xuyên rà soát đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệpđang có quan hệ tín dụng, kiên quyết xử lý để các trường hợp không thực hiện đầy đủ cácđiều kiện trong hợpđồng tín dụng.

- Kiên quyết giảm dưnợ, từchối cho vayđối với các khách hàng có năng lực tài chính thấp hoặc tiềm năng phát triển thiếu bền vững.

* Các mng khác:

Mạng lưới hoạt động: Năm 2002, chi nhánh chỉ có 5 phòng nghiệp vụ và 4 quỹtiết kiệm thì đến nay, Chi nhánh đã có 9 phòng nghiệp vụ bên cạnh 5 quỹ tiết kiệm và 1 điểm giao dịch. Công tác mở rộng mạng lưới sẽ được Chi nhánh đẩy mạnh trong thời gian tới. Sở dĩ, mạng lưới hiện tại của chi nhánh chỉ tập trung trong nội ô thành phốBiên Hòa là chính. Mặc dù KCN Biên Hòađã có Chi nhánh NHCT KCN Biên Hòa, khu vực Huyện Nhơn Trạch đã có Chi nhánh NHCT Nhơn Trạch, Huyện Long Thành đã có Chi nhánh NHCT Long Thành nhưng các huyện còn lại của tỉnh Đồng Nai như: Trảng Bom, Long Khánh, Tân Phú, Xuân Lộc… chưađược Chi nhánh NHCT nào nhắmđến.

Hoạt động xuất nhập khẩu: có xu hướng giảm trong năm 2007 với tổng thanh toán hàng nhập đạt 69.260 ngàn USD, giảm 31% so với năm 2006 và tổng thanh toán hàng xuất đạt 66.078 ngàn USD, giảm 22% so với năm 2006. Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhưng do việc hạn chế đặt quan hệtín dụng với một sốdoanh nghiệp có doanh sốxuất nhập khẩu lớn trong khi

không phát triển được khách hàng mới nên doanh số giao dịch xuất nhập khẩu giảm.

Thẻ tín dụng và ATM: huy động vốn qua hình thức phát hành thẻ các loại là một hình thức khá hữu hiệu khi số dư tiền gửi duy trì từ các tài khoản thẻ đạt tỷ lệ đáng kể. Đến năm 2007, Chi nhánh đã phát hành 15.258 thẻ ATM, và 64 thẻ tín dụng quốc tế với tổng số dư trên thẻ ATM đạt 11.810 triệu đồng. Hiện tại, chi nhánhđã triển khai và thực hiện các tiện ích qua thẻcho khách hàng như: chi lương qua thẻ; trảtiềnđiện nước, điện thoại cố định qua thẻ, mua thẻ điện thoại trảtrước, gửi tiền tiết kiệm từ tài khoản thẻ ATM với các kỳhạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,…

Lợi nhuận: tăng trưởng hàng năm, năm 2004 tăng 46% so với năm 2003, năm 2005 tăng 14,4% so với năm 2004, năm 2006 tăng 17,6% so với năm 2005, năm 2007 tăng 0,4% so với năm 2006. Sở dĩ năm 2007 có tốcđộ tăng lợi nhuận thấp do một phần hoạt động của Chi nhánh cấp 2 Nhơn Trạch đãđược tách ra và hoạt động độc lập trong năm 2006 nên số liệu về nguồn vốn, dư nợ cho vay,… giảm tương ứng trong năm 2007. Chi nhánh luôn hoạt động hiệu quảqua các năm.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)