Những vấn đề chung về bảo lãnh đối với DNVVN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở CHI NHÁNH NHNO PTNT ĐÔNG HÀ NỘI (Trang 29 - 32)

Các loại bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán.

Điều kiện bảo lãnh: Có đầy đủ năng luật pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ; Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với NHNo ; Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh ; Có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi ; nếu vay vốn nước ngoài DN phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý và trả nợ nước ngoài.

Hồ sơ bảo lãnh:

Hồ sơ DN lập và cung cấp:

- Hồ sơ pháp lý: cũng giống như trong hồ sơ pháp lý của nghiệp vụ cho vay nhưng có thêm một số tài liệu. Với bảo lãnh dự thầu cần có thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định. Với bảo lãnh bảo hàng sản phẩm cần có văn bản thoả thuận về chất lượng sản phẩm.

- Hồ sơ kinh tế: Dự án đầu tư hoặc phướng án sản xuất kinh doanh khả thi (đối với bảo lãnh vay vốn) ; Báo cáo tài chính kỳ trước liền kề với thời điểm đề nghị bảo lãnh. Ngoài ra tuỳ từng loại bảo lãnh mà sẽ cần thêm các giấy tờ khác. Với bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải có hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu. Với bảo lãnh vay vốn trong nước phải có hợp đồng vay vốn bản gốc. Với bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền với dự án đầu tư trên 12 tháng, văn bản chấp thuận hạn mức vay và các điều kiện trả nợ nước ngoài, hợp đồng vay vốn bản gốc phù hợp thông lệ, tập quán thương mại quốc tế và Pháp lệnh HĐ kinh tế.

- Hồ sơ khác: văn bản đề nghị bảo lãnh, hồ sơ bảo đảmc ho bảo lãnh.

Hồ sơ do Ngân hàng lập: gồm có Báo cáo thẩm định, tái thẩm định các điều kiện bảo lãnh ; Biên bản họp Hội đồng tín dụng trong trường hợp phải qua Hội đồng tín dụng ; Cam kết bảo lãnh, thư bảo lãnh; Các loại thông báo như thông báo từ chối bảo lãnh, gia hạn bảo lãnh, xử lý bảo lãnh...; Sổ theo dõi bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Hồ sơ do DN và Ngân hàng cùng lập: Hợp đồng bảo lãnh ; Hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh ; Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ ; Biên bản kiểm tra đối với giao dịch bảo lãnh ; Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng.

Trong trường hợp cần thiết, chi nhánh sẽ yêu cầu thêm các tài liệu thông tin liên quan tới giao dịch bảo lãnh.

Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh:

bảo lãnh. Thu thập thông tin về DN đề nghị bảo lãnh và nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh. Thẩm định cá điều kiện bảo lãnh và lập báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đề nghị cấp hoặc không cấp bảo lãnh và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng.

- Trưởng phòng tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, ghi rõ ý kiến của mình trên báo cáo thẩm định cấp hay không cấp bảo lãnh để trình giám đốc chi nhánh. Trường hợp phải trình Hội đồng tín dụng thì gửi toàn bộ hồ sơ cho Hội đồng xem xét theo quy định hiện hành của NHNo VN.

- Giám đốc chi nhánh xem xét hồ sơ bảo lãnh do phòng tín dụng trình để

quyết định có bảo lãnh hay không. Quyết định nội dung và ký cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh. Trường hợp vượt quá phạm vi được uỷ quyền thì Giám đốc lập tờ trình và chuyển toàn bộ hồ sơ có đóng dấu chi nhánh lên Tổng giám đốc NHNo giải quyết.

- Sau khi có quyết định của Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng GĐ NHNo về

đề nghị bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ thôngb áo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh của chi nhánh. Soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh trinhg trưỏng phòng tín dụng.

- Trưởng phòng tín dụng xem xét nội dung dự thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh có phù hợp với quy chế bảo lãnh, quy định bảo lãnh và bảo đảmc ho bảo lãnh hiện hành của NHNo không.

- Cán bộ tín dụng giao một bản cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh

hoặc cho khách hàng DN theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh. Giao một bộ hồ sơ cho phòng kế toán sau khi cam kết bảo lãnh đã được ký. Lưu giữu hồ sơ theo quy định hiện hành của NHNo và mở sổ theo dõi nghiệp vụ bảo lãnh. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh theo đúng hợp đồng liên quan và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết, thực hiện biện pháp xử lý theo chỉ đạo cảu phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở CHI NHÁNH NHNO PTNT ĐÔNG HÀ NỘI (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w