PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ EPOS

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ EPOSI (Trang 80)

- Kết quả bán hàng biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ hoạt động kinh doanh,

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ EPOS

A BC DE GH 12

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ EPOS

3.1. Nhận xét và đánh giá chung công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phát triển công nghệ eposi kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phát triển công nghệ eposi

Qua quá trình hình thành và phát triển Công ty đã cho thấy sự tăng trưởng không ngừng được thể hiện ở quy mô kinh doanh ngày càng lớn, sự phong phú và đa dạng về sản phẩm cung cấp với uy tín chất lượng tương đối cao làm tiền đề cho việc tôn vinh thương hiệu EPOSI. Trong những năm qua có thể nói hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối ổn định và phần nào đạt được những mục tiêu kinh tế đặt ra. Để có được sự thành công đó công tác kế toán giữ một vị trí quan trọng, đặc biệt là kế toán bán hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự hoạt động lâu dài trong tương lai cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cần quan tâm tới việc hoàn thiện, đổi mới trong kế toán bán hàng. Muốn vậy cần thông qua những ưu điểm và tồn tại thực tế mà kế toán bán hàng thực hiện trong những năm qua làm cơ sở hoàn thiện công tác kế toán nói chung tạo cơ hội phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo.

3.1.1. Ưu điểm

Về tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Công ty có một bộ máy quản lý chặt chẽ từ cấp cao đến các đơn vị nhỏ nhất, đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận, mỗi đơn vị. Bộ máy quản lý chặt chẽ nhưng vẫn gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng. Điểm nổi bật trong bộ máy quản lý của công ty là giữa các phòng ban, giữa các đơn vị, các cấp có sự phối hợp nhịp nhàng, tạo hiệu quả trong công việc.

Về tổ chức bộ máy kế toán:

Muốn đánh giá thực trạng công tác kế toán tại một doanh nghiệp cụ thể điều quan tâm cơ bản trước hết phải kể đến là việc tổ chức bộ máy nhân viên làm công tác kế toán - tài chính của doanh nghiệp đó. Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Eposi thực hiện tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, hình thức này rất phù hợp với quy mô hoạt động thực tế của công ty. Trong đó các nhân viên kế toán được phân công công việc một cách khoa học theo năng lực, trình độ cũng như khả năng chuyên môn của từng người. Mặc dù khối lượng công việc tương đối lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán nhiều nhưng nhân viên kế toán luôn tận tình, cố gắng hoàn thành công việc, tổ chức cung cấp các thông tin kế toán kịp thời, chính xác, đầy đủ cho ban giám đốc ra quyết định phù hợp.

Về chứng từ sử dụng:

Hệ thống chứng từ kế toán đang được sử dụng tại Công ty ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, Công ty đã sử dụng những chứng từ cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu hết đều có sự phê duyệt và phản ánh kịp thời trên hệ thống chứng từ kế toán. Thực hiện lập, lưu trữ chứng từ kế toán đã tuân thủ theo mẫu quy định của Nhà nước và phù hợp đặc điểm của công ty. Các chứng từ được đóng thành quyển theo từng tháng nên dễ dàng lưu trữ, tránh nhầm lẫn, mất và thuận tiện khi kiểm tra lại chứng từ.

Việc vận dụng hệ thống tài khoản:

Hệ thống TK kế toán bán hàng của Công ty được áp dụng theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ–BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Về hình thức kế toán:

Hình thức nhật ký chung phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá theo nội dung kinh tế do đó làm giảm khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, thuận tiện cho việc lập báo cáo tài

chính và nâng cao trình độ chuyên môn hoá trong việc hạch toán kế toán. Hệ thống sổ sách của công ty tương đối đầy đủ, phù hợp theo yêu cầu hiện hành và sổ sách được đối chiếu thường xuyên nên xác định được chính xác kết quả kinh doanh. Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh một cách trung thực. Mọi hoạt động nhập xuất đều được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán theo quy định.

Công tác kế toán bán hàng:

Kế toán chi tiết về bán hàng được thực hiện tốt, hàng bán và doanh thu bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, theo dõi chi tiết công nợ chi tiết đến từng khách hàng. Giá vốn hàng bán được xác định chính xác. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán rõ ràng, chi tiết, chính xác các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Công nợ được thu hồi tốt, không bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn nhanh.

3.1.2. Nhược điểm cần khắc phục

Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được trong kế toán bán hàng vẫn còn những tồn tại cần có sự thay đổi hoàn thiện nhằm phát huy hết vai trò của mình, giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh và có hướng đi hợp lý hơn nữa trong tương lai.

Về phương thức bán hàng:

Hiện nay công ty mới chỉ thực hiện phương thức bán buôn qua kho và bán lẻ. Đây là hình thức bán hàng có độ tin cậy cao nhưng không linh hoạt trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt là khi công ty bán hàng cho các khách hàng ở xa (ngoại tỉnh) thì chi phí bán hàng rất lớn. Với mục tiêu không ngừng mở rộng thị trường về cả chiều rộng và chiều sâu thì việc chỉ áp dụng phương thức như vậy là chưa đạt hiệu quả.

Không sử dụng nhật ký bán hàng:

Doanh nghiệp cho phép khách hàng thanh toán chậm trả, tuy nhiên kế toán bán hàng không sử dụng nhật ký bán hàng mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp đều ghi nhận vào sổ nhật ký chung, do đó kế toán khó theo dõi được doanh thu bán chịu, dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ, hơn nữa làm tăng mức độ phức tạp của sổ nhật ký chung.

Về việc lập dự phòng các khoản nợ khó đòi:

Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa trong thành phố Hà Nội của công ty là khá rộng, Bên cạnh những khách hàng thường xuyên, công ty luôn mở rộng quan hệ tìm kiếm khách hàng mới. Do đó cũng thường phát sinh những khỏan nợ khó đòi, song hiện nay công ty lại không trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Về việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nên không theo dõi rõ ràng, chi tiết được từng khoản mục chi phí trong đó, không hạn chế được những chi phí không cần thiết.

3.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phát triển công nghệ xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phát triển công nghệ eposi

Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại công ty, áp dụng những kiến thức được trau dồi tại trường em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi như sau:

Về phương thức bán hàng:

Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ và giảm thiểu chi phí bán hàng theo em ngoài phương thức bán buôn qua kho và bán lẻ hàng hóa, công ty nên thêm phương thức bán hàng gửi đại lý... Theo phương thức này, Công ty sẽ chuyển giao hàng cho các đại lý, số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty và các đại lý bán đúng giá theo giá quy định của Công ty và hưởng hoa hồng. Số sản phẩm này sau khi tiêu thụ thì mới phải thanh toán tiền cho Công ty. Đây là phương pháp mà Công ty có thể áp dụng được vì hiện nay nhân viên phòng kinh doanh vẫn phải thường xuyên đi công tác tìm kiếm khách hàng, thương thảo và ký kết hợp đồng. Với phương thức này Công ty sẽ khuyến khích được các đại lý nhập hàng của Công ty, đây là một cách tiếp cận khách hàng nhanh và đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí và thu lợi nhuận cao nhất.

Kế toán bán hàng nên mở thêm tài khoản 157 –“ Hàng gửi bán”:

Để tiện lợi cho phương thức bán hàng gửi đại lý, kế toán bán hàng nên mở thêm tài khoản 157 – “ Hàng gửi bán” để theo dõi chính xác và kịp thời lượng hàng hóa gửi bán. Khi xuất hàng gửi bán kế toán ghi tăng giá trị hàng gửi bán vào TK 157, khi nhận được chứng từ bán hàng có xác nhận của đại diện khách hàng về số hàng đã nhận, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng, ghi tăng giá vốn hàng bán, giảm giá trị hàng gửi bán và tăng tiền hoặc khoản phải thu của khách hàng. Như vậy đảm bảo được yêu cầu phù hợp giữa thời điểm ghi nhận giá vốn hàng bán với thời điểm ghi nhận doanh thu, đảm bảo thông tin cung cấp chính xác, trung thực với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có hàng trả lại gửi tại kho của khách hàng, kế toán ghi tăng giá trị hàng gửi, giảm giá vốn hàng bán ngay tại thời điểm có xác nhận của khách hàng.

+ Khi phát sinh hàng gửi bán:

Nợ TK 157 : Giá trị hàng gửi bán

Nợ TK 1331 : Thuế GTGT (nếu mua gửi bán thẳng) Có TK 156 : Xuất kho gửi bán

Có TK 331,111,112: Khoản phải thanh toán (nếu mua gửi bán thẳng)

+ Khi hàng được xác định là bán:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Nợ TK 1381, 111 : Giá trị hàng gửi bán bị thiếu Có TK 157 : Giá trị hàng gửi bán

+ Nếu hàng bán trả lại gửi tại kho khách hàng:

Nợ TK 157 : Trị giá hàng bán trả lại Có TK 632 : Giá vốn hàng bán trả lại

Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Kế toán nên mở các tài khoản chi tiết và các sổ chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để hạch toán rõ ràng, chi tiết và theo dõi đầy đủ các loại chi phí, dễ dàng đánh giá các khoản mục chi phí để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các loại chi phí không cần thiết.

Sử dụng sổ nhật ký bán hàng:

Doanh nghiệp cho phép khách hàng thanh toán chậm trả, tuy nhiên kế toán bán hàng lại không sử dụng Nhật ký bán hàng mà phản ánh tất cả các nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp đều ghi nhận vào sổ nhật ký chung dẫn đến việc làm tăng mức độ phức tạp của sổ nhật ký chung.

Do đó, hàng ngày khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng khách hàng thanh toán chậm, kế toán ghi nhận nghiệp vụ vào Nhật ký bán hàng thay vì ghi vào sổ nhật ký chung, cuối kỳ chuyển sang sổ cái TK 511, TK 131. Như vậy sẽ giảm được mức độ phức tạp của sổ nhật ký chung, đồng thời kế toán có thể theo dõi được các khoản doanh thu bán chịu trong kỳ của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó cung cấp thông tin cụ thể và nhanh chóng nhất để phục vụ cho công tác quản lý.

Biểu số 3.1: Mẫu sổ nhật ký bán hàng

Đơn vị: Cty CP PTCN Eposi Địa chỉ: 672 Quang Trung Hà Đông – Hà Nội

Mẫu số: S03a4-DN

( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Năm… Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Phải thu KH (ghi

Ghi có tài khoản doanh thu Số hiệu Ngày tháng Hàng hóa Thành phẩm Dịch vụ A B C D 1 2 3 4 Số trang trước chuyển sang ……… Cộng chuyển sang trang sau

- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang … - Ngày mở sổ:… Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày…tháng…năm… Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)

Trên đây là một số phương hướng nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi. Tuy nhiên để những phương hướng đó được thực hiện thì cần phải có những biện pháp sau:

- Công ty nên có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán trong toàn công ty, bồi dưỡng và bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý và khoa học. Có phương thức quản lý kinh doanh hiệu quả, tạo mọi điều kiện cho bộ máy kế toán hoàn thành công việc.

- Bộ máy kế toán phải thực hiện đúng chính sách, chế độ, quy định về quản lý kinh tế tài chính của Việt Nam. Nghiên cứu các chuẩn mực, các văn bản về luật kế toán để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty, từ đó có sự vận dụng phù hợp và linh hoạt. Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ EPOSI (Trang 80)