- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán lắp trong điều kiện khoán
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp nói chung và nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng đều áp dụng phương thức giao khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ, đội thi công. Việc áp dụng phương thức giao khoán sản phẩm xây
lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán giá thành nói riêng. Phương thức này đã tăng cường tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh xây dựng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động, việc quản lý chi phí dựa trên các dự toán và các định mức được chặt chẽ hơn…
Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán: Chi phí doanh nghiệp xây lắp (bên nhận khoán) là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến thi công công trình, hạng mục công trình (vật liệu, nhân công, máy thi công, sản xuất chung) làm cơ sở để xác định giá thành sản xuất thực tế của công trình, hạng mục công trình nhận khoán hoàn thành.Các hình thức khoán thường được áp dụng:
Khoán gọn công trình: đơn vị giao khoán tiến hành khoán toàn bộ giá trị
công trình cho bên nhận khoán, khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí, khi quyết toán công trình, quyết toán trọn gói cho bên giao khoán. Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung cứng vật tư, thiết bị kỹ thuật, nhân công, tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận khoán.
Khoán theo từng khoản mục chi phí: sẽ khoán những khoản mục chi phí
khi thoả thuận với bên nhận khoán: vật liệu, nhân công, sử dụng máy. Bên nhận khoán sẽ bỏ ra chi phí những khoản mục đó và bên giao khoán sẽ chịu trách nhiệm chi phí và kế toán các khoản mục chi phí không giao khoán và phải giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình.
1.7 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán trên máy vi tính trong điều kiện áp dụng kế toán trên máy vi tính
1.7.1 Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán toán
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì qui mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, khối lượng thông tin cần thu thập xử lý, cung cấp ngày càng nhiều và phức tạp. Thêm vào đó các đối tượng sử dụng thông tin ngày càng phong phú, mục đích sử dụng khác nhau, đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải kịp thời và có chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của các cơ quan Nhà nước, yêu cầu quản lý , kiểm soát của bản thân mỗi doanh nghiệp thì việc ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán là điều tất yếu và mới có thể xử lý một khối lượng thông tin lớn trong thời gian hạn chế.
1.7.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán thì các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng hoặc có thể bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
1.7.3 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng máy vi tính thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng máy vi tính
Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính GTSP trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, kế toán CPSX và tính GTSP cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động; tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định; tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và GTSP để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc
Sổ kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán