6 0,00 - 1,31 - - Khâu chiếu 935,00 1325,0 0 1138,46 0,00 - 1,16 - - Xâu hạt đệm xe 786,44 1245,0 0 860,00 0,00 - 1,45 - - Nấu rượu 455,00 685,00 523,08 0,00 - 1.31 - 2. TMDV 364,17 596,00 381,92 0,00 - 1,56 - 3. Khác 352,97 364,00 534,23 1014,29 0,53 0,68 0,36
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015) 4.2.2.3 Thu nhập và chi tiêu của hộ
a) Thu nhập và cơ cấu thu nhập
Thu nhập của hộ nông dân là một chỉ tiêu phức tạp, nó bao gồm kết quả của các hoạt động khác nhau, mặt khác chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp của hộ từ những chi phí phải mua từ sản phẩm công nghiệp như lân, đạm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc… phần còn lại là những yếu tố mà họ tự có như lao động, phân hữu cơ, sức kéo… Do vậy thu nhập của hộ sẽ được tính thu theo thu nhập hỗn hợp.
(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu BQC Nhóm hộ So sánh (lần) Khá Trung bình Nghèo TB/Ng Khá/TB Khá/Ng Tổng thu nhập 42943,60 56549,10 46791,35 16361,54 2,86 1,21 3,46 1. Trồng trọt 10024,10 9247,32 11155,39 9032,82 1,23 0,83 1,02 2. Chăn nuôi 25395,00 37447,15 26398,27 6314,43 4,18 1,42 5,93 3. Ngành nghề 2528,33 4000,00 2757,69 0,00 - 1,45 - 4. TM – DV 1582,50 2794,00 1502,69 0,00 - 1,86 - 5. Khác 3413,70 3060,60 4977,31 1014,29 4,91 0,61 3,02 B. TN/Khẩu/Thán g 766,30 1009,08 834,96 291,96 2,86 1,21 3,46
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các hộ điều tra, 2015)
Qua điều tra ta thấy, tổng thu nhập bình quân của cả ba nhóm hộ là 42943,60 nghìn đồng, trong đó thu nhập cao nhất là 56549,1 nghìn đồng thuộc nhóm hộ khá, trong tổng thu nhập của nhóm hộ khá thì thu nhập từ chăn nuôi cao nhất (37447,15 nghìn đồng), tiếp đến là thu nhập từ trồng trọt (9247,32 nghìn đồng). Tổng thu nhập của nhóm hộ trung bình là 46791,35 nghìn đồng, trong đó thu nhập cao nhất cũng là thu nhập từ chăn nuôi (11155,39 nghìn đồng). Nhóm hộ nghèo có tổng thu nhập thấp nhất, tổng thu nhập của nhóm hộ này là 16361,54 nghìn đồng. Qua chỉ số so sánh giữa các nhóm hộ ta thấy mức chênh lệch từ phi nông nghiệp và chăn nuôi lớn hơn trồng trọt, điều này cho thấy vì sao nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có thu nhập cao hơn nhóm hộ nghèo.
Chênh lệch mức TN/hộ/năm giữa nhóm hộ khá so với nhóm hộ trung bình là 1,21 lần và TN/khẩu/tháng cũng là 1,21 lần; các mức chênh lệch này giữa nhóm hộ trung bình so với nhóm hộ nghèo đều là 2,86 lần, điều này chứng tỏ chênh lệch thu
nhập giữa nhóm hộ khá so với nhóm hộ trung bình thấp hơn chênh lệch giữa nhóm hộ trung bình so với nhóm hộ nghèo, đồng thời trong tương lai số hộ trung bình có thể vươn lên thành hộ khá sẽ nhiều hơn số hộ nghèo vươn lên thành hộ trung bình.
Về cơ cấu thu nhập: Bình quân chung cả ba nhóm hộ thì nhóm chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất 59,14%, trồng trọt chiếm 23,34%, ngành nghề chiếm 5,89%, TMDV chiếm 3,69%, còn lại 7,95% là của thu nhập khác.
Nhóm hộ khá có thu nhập từ chăn nuôi cao nhất chiếm tới 66,22% cơ cấu thu nhập của hộ, thu nhập từ trồng trọt chiếm 16,35%, thu nhập từ ngành nghề cũng cao hơn so với các nhóm hộ khác.
Nhóm hộ trung bình có thu nhập từ hoạt động phi nông ngiệp lớn nhất, thu nhập từ phi nông nghiệp chiếm 19,74% trong cơ cấu thu nhập của hộ, hoạt động nông nghiệp chiếm 80,26% (trong đó trồng trọt chiếm 23,84% và chăn nuôi chiếm 56,42% cơ cấu thu nhập của hộ). Như vậy nhóm hộ trung bình có thu nhập cao là do nhóm hộ trung bình đã nhận thức được vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, đó là giảm dần quy mô sản xuất trong ngành trồng trọt, tăng dần quy mô sản xuất đối với ngành chăn nuôi và chuyển dịch lao động sang hoạt động trong các ngành phi nông nghiệp. Đồng thời nhóm hộ này có khả năng sản xuất tốt, các ngành sản xuất phát triển khá đồng đều cộng với có mức đầu tư cao nên sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Đối với nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có mức thu nhập bình quân/hộ thấp nhất, chỉ đạt 16361,54 nghìn đồng (bảng 4.12). Nguồn thu nhập chính của nhóm hộ này là trồng trọt (trồng trọt chiếm tới 55,21% cơ cấu thu nhập của hộ), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm sản xuất nên ngành chăn nuôi và ngành nghề trong nhóm hộ này cũng ít phát triển. Chính sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sản xuất nên thu nhập bình quân của hộ thấp hơn nhiều so với hai nhóm hộ còn lại. Ngoài nguyên nhân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất … thì còn có một số lý do khác khiến thu nhập của hộ thấp là do gặp rủi ro, hoàn cảnh éo le, có người đau ốm, bệnh tật nên họ không có khả năng tìm kiếm các nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp. Chính vì vậy nguồn thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của hộ.
Nhìn chung, thu nhập của các hộ nông dân trong các nhóm hộ là rất thấp, chỉ có những hộ khá là có thu nhập tương đối. Trong tổng thu nhập của hộ thì thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, thu từ buôn bán và dịch vụ có tăng nhưng độ ổn định còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Thu nhập từ ngành trồng trọt của các hộ là phần còn lại sau khi lấy GTSX (thu) thu được từ các loại cây trồng trừ đi tất cả các khoản chi phí đầu tư. Theo đó, thu nhập từ ngành trồng trọt của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.13.
Bảng 4.13 Thu nhập từ ngành trồng trọt của các hộ điều tra năm 2015
(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu BQC Loại hộ So sánh
Khá TB Ng TB/Ng Khá/TB Khá/Ng Tổng thu nhập 10024,10 9247,32 11155,39 9032,82 1,23 0,83 1,02 1. Lúa 9217,47 8016,10 10456,69 8632,29 1,21 0,77 0,93 2. Cây hoa màu 189,66 316,59 133,27 113,04 1,18 2,38 2,80 3. Cây ăn quả 616,98 914,63 565,43 287,50 1,97 1,62 3,18
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Qua điều tra ta thấy, giữa các nhóm hộ khác nhau có thu nhập từ ngành trồng trọt khác nhau. Nhóm hộ trung bình có thu nhập từ ngành trồng trọt cao nhất 11155,39 nghìn đồng, nhóm hộ khá là 9247,32 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo là 29032,82 nghìn đồng (thấp nhất). Qua bảng 4.13 cũng cho ta thấy, ở cả ba nhóm hộ đều có thu nhập từ cây lúa cao hơn thu nhập từ các loại cây trồng khác, nhìn chung thu nhập từ cây ăn quả và cây hoa màu của các hộ điều tra là rất thấp. Điều này cho thấy các hộ vẫn đang chú trọng đến việc sản xuất lương thực, mà chưa quan tâm đến cải tạo đất trồng cây ăn quả, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Qua điều tra cũng cho thấy, nhóm hộ trung bình có diện tích đất trồng lúa cao nhất (6,92 sào/hộ), nhóm hộ khá có diện tích đất trồng lúa thấp nhất (5,18 sào/hộ) (bảng 4.2) nhưng thu nhập từ trồng lúa của nhóm hộ trung bình không cao hơn là mấy so với nhóm hộ khá, nhóm hộ nghèo có diện tích đất trồng lúa lớn hơn nhóm hộ khá nhưng thu nhập từ trồng lúa của nhóm hộ khá lại cao hơn. Điều này cho thấy, những hộ có quy mô đất đai càng lớn thì không có nghĩa là thu nhập càng cao, điều quan trọng ở đây là nên đầu tư như thế nào, tận dụng lợi thế như thế nào,
trồng loại cây gì để đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích. Với việc tích cực cải tạo vườn tạp, đầu tư trồng cây ăn quả đã đem lại cho nhóm hộ khá nguồn thu nhập từ cây ăn quả (914,63 nghìn đồng) cao hơn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo.
Mặc dù có sự chênh lệch về trồng trọt giữa các nhóm hộ nhưng nhìn chung thu nhập từ ngành trồng trọt của các hộ đang còn rất thấp, ở đây nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (khí hậu thời tiết bất thường, sâu bệnh hại…) làm cho năng suất cây trồng thấp, còn nguyên nhân chủ yếu là do hộ, người dân chưa thực sự đầu tư đúng mức cho cây trồng, chưa sử dụng hết tiềm năng đất đai của hộ (đất vườn và đất trồng cây ăn quả), kể cả nhóm hộ khá cũng chưa sử dụng hết đất đai của mình. Để giải quyết vấn đề này chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, làm sao để người dân gắn bó và làm giàu trên mảnh đất của mình.
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu thu nhập ngành trồng trọt của các hộ điều tra
Cơ cấu thu nhập ngành trồng trọt: Bình quân chung các nhóm hộ điều tra,
trọt (91,95%), tỷ trọng thu nhập từ cây hoa màu và trồng cây ăn quả còn rất thấp. Như vậy cơ cấu thu nhập chung trong ngành trồng trọt cả ba nhóm hộ chủ yếu là cây lúa. Tuy nhiên cơ cấu này đã có sự biến đổi giữa các nhóm hộ. Cơ cấu thu nhập loại cây trồng này có xu hướng giảm từ nhóm hộ nghèo lên nhóm hộ khá, nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có thu nhập từ cây lúa cao hơn nhóm hộ nghèo nhưng tỷ trọng thu nhập từ cây lúa lại thấp hơn nhóm hộ nghèo (tỷ trọng thu nhập từ cây lúa của nhóm hộ khá và trung bình lần lượt là 86,69% và 93,74%, trong khi đó tỷ trọng thu nhập từ cây lúa của nhóm hộ nghèo là 95,57%), điều này là do nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có sự đóng góp cao hơn thu nhập từ cây hoa màu và trồng cây ăn quả.
Thu nhập và cơ cấu thu nhập trong ngành chăn nuôi
Nhờ có chi phí đầu tư lớn cũng như có kinh nghiệm trong chăn nuôi nên ngành chăn nuôi đã đem lại cho nhóm hộ khá nguồn thu nhập tương đối cao, thu nhập từ chăn nuôi của nhóm hộ khá là 37447,15 nghìn đồng, gấp 1,42 lần so với nhóm hộ trung bình và 5,93 lần so với nhóm hộ nghèo, thu nhập từ chăn nuôi của nhóm hộ trung bình là 26398,27 nghìn đồng và nhóm hộ nghèo là 6314,43 nghìn đồng. Trong đó phải kể đến thu nhập từ chăn nuôi trâu (bò) và chăn nuôi lợn thịt, đây cũng là hai đối tượng vật nuôi chính làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa ba nhóm hộ. Thu nhập từ chăn trâu (bò) của nhóm hộ khá là lớn nhất với 17576 nghìn đồng, gấp 1,4 lần so với nhóm hộ trung bình, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn nên không có mức thu nhập do chăn nuôi trâu (bò) mang lại. Đối với nguồn thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt thì nhóm hộ khá vẫn dẫn đầu với mức thu nhập lớn nhất 11035 nghìn đồng, chỉ tiêu này của nhóm hộ trung bình là 9463,85 nghìn đồng, thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo (4806,43 nghìn đồng). Nhóm hộ nghèo, mặc dù đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn thịt là khá lớn nhưng do phải chịu thêm khoản chi phí do lợn ăn chịu thức ăn công nghiệp, vì vậy thu nhập từ chăn nuôi lợn bị giảm đi đáng kể. Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm cả ba nhóm hộ đều ở mức thấp ( nhóm
hộ khá là 1284 nghìn đồng/hộ, nhóm hộ trung bình có mức thu nhập từ gia cầm cao hơn với 1387,31 nghìn đồng và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 1095 nghìn đồng) (bảng 4.14). Thu nhập từ chăn nuôi cá là không đáng kể.
Bảng 4.14 Thu nhập từ ngành chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2015
(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)
ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu BQC Loại hộ So sánh Khá TB Ng TB/Ng Khá/TB Khá/Ng Tổng thu nhập 25395,00 37447,15 26398,27 6314,43 4,18 1,42 5,93 1. Trâu,bò 11291,62 17576,00 12537,58 0,00 - 1,40 - 2. Lợn nái 2001,72 4176,15 1184,54 413,00 0,03 3,53 0,10 3. Lợn thịt 8900,83 11035,00 9463,85 4806,43 1,97 1,17 2,30 4. Gia cầm 1284,67 1284,00 1387,31 1095,00 1,27 0,93 1,17 5. Thủy sản 1916,17 3376,00 1825,00 0,00 - 1,85 -
(Nguồn: Tổng hợp từ các hộ điều tra,2015)
Từ số liệu tra ở các bảng 4.6, 4.10, 4.14 cũng cho thấy giữa các nhóm hộ đã có sự cách biệt tương đối lớn về thu, chi và thu nhập từ ngành chăn nuôi nhưng nhìn chung quy mô còn đang nhỏ lẻ, mức độ đầu tư đang còn thấp chưa có sự đột phá trong ngành chăn nuôi. Nguyên nhân như đã nói là do ảnh hưởng của đầu vào đầu ra, của yếu tố dịch bệnh cũng như yếu tố về vốn, kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ nông dân. Từ đó, muốn lấy chăn nuôi làm khâu đột phá trong sản xuất (trong những năm tới) thì các hộ nông dân cần tăng cường đầu tư mở rộng quy mô hơn nữa, phải có sự quy hoạch đồng cỏ chăn nuôi, xã cần phải xây dựng mạng lưới thú y phòng và trị bệnh cho vật nuôi, làm khâu dịch vụ về giống, cung cấp thông tin về những kỹ thuật mới trong chăn nuôi cho các nông hộ.
Biểu đồ 4.5 Cơ cấu thu nhập từ ngành chăn nuôi của các hộ điều tra
Về cơ cấu thu nhập: Nhóm hộ trung bình có tỷ trọng chăn nuôi trâu (bò) khá lớn, tỷ trọng chăn nuôi trâu (bò) của nhóm hộ này chiếm 47,49% tổng thu nhập từ chăn nuôi của hộ, tỷ trọng này đối với nhóm hộ khá là 46,94% tổng thu nhập của hộ, hộ nghèo là 0%. Nhóm hộ nghèo có tỷ trọng chăn nuôi lợn thịt lớn (76,12%), lợn thịt và gia cầm là hai đối tượng vật nuôi chính của nhóm hộ này. Qua đây cũng cho thấy, nhóm hộ khá có thu nhập từ ngành chăn nuôi cao là do trong cơ cấu thu nhập ngành chăn nuôi của họ có tỷ trọng loại vật nuôi cho giá trị cao chiếm tỷ lệ lớn, còn nhóm hộ nghèo có thu nhập từ chăn nuôi thấp là do trong cơ cấu ngành chăn nuôi của hộ thường là loại vật nuôi có giá trị thấp chiếm tỷ lệ lớn, bên cạnh đó họ lại rất ít đầu tư cho chăn nuôi. Như vậy, nhìn từ nhóm hộ nghèo đến nhóm hộ khá ta thấy, có sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập các loại vật nuôi, đó là giảm dần tỷ trọng thu nhập từ giảm tỷ trọng chăn nuôi gia cầm và tăng tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò.
Thu nhập và cơ cấu thu nhập trong ngành phi nông nghiệp
Bảng 4.15 Thu nhập ngành phi nông nghiệp của các hộ điều tra năm 2015 (Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)
ĐVT: 1000đ/hộ/năm Chỉ tiêu BQC Loại hộ So sánh Khá TB Ng TB/Ng Khá/TB Khá/Ng Tổng thu nhập 7524,53 9854,60 9237,69 1014,29 9,11 1,07 9,72 1. Ngành nghề 2528,33 4000,00 2757,69 0,00 - 1,45 - - Khâu chiếu 1351,67 2080,00 1519,23 0,00 - 1,37 - - Xâu hạt đệm xe 710,00 1105,00 788,46 0,00 - 1,40 - - Nấu rượu 466,67 815,00 450,00 0,00 - 1,81 - 2. TMDV 1582,50 2794,00 1502,69 0,00 - 1,86 - 3. Khác 3413,70 3060,60 4977,31 1014,29 4,91 0,61 3,02
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Số liệu trong bảng 4.15 cho thấy, nhóm hộ khá có thu nhập từ ngành nghề và TMDV là cao nhất trong ba nhóm hộ, thu nhập từ ngành nghề của nhóm hộ khá là 4000 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 2757,69 nghìn đồng, chênh lệch thu nhập ngành nghề giữa hộ khá và hộ trung bình 1,45 lần, còn mức chênh lệch về TMDV là 1,86 lần. .
Thực tế điều tra tôi thấy, nhóm hộ khá thường kiêm các ngành nghề, dịch vụ như nấu rượu, buôn lợn con, bán thuốc thú y, rửa xe… hay một số nghề thủ công như khâu chiếu, xâu hạt làm đệm xe…những ngành nghề, dịch vụ này cho thu nhập cao và ổn định. Cụ thể là thu nhập từ nghề thủ công khâu chiếu là lớn nhất với 2080 nghìn đồng, thấp nhất là nghề nấu rượu với 815 nghìn đồng. Bên cạnh đó nhiều hộ khá có thu nhập cao (3060,6 nghìn đồng) từ nguồn thu khác (3060,6 nghìn đồng) là do con cái của họ học hành đỗ đạt ra làm ở các công ty có lương cao gửi về.
Thu nhập từ ngành nghề và TMDV của nhóm hộ trung bình còn thấp do số hộ kiêm ngành nghề và hoạt động TMDV còn rất ít, nhóm hộ này có thu nhập khác