tác xã
2.1.5.1 Năng lực của cán bộ tổ chức thực thi chính sách
Năng lực là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả công việc của cán bộ. Nếu như cán bộ tổ chức thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt, sáng tạo thì sẽ hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt được hiệu quả cao. Còn ngược lại, khi năng lực của cán bộ thực thi chính sách hạn chế, thụ động, kém linh hoạt thì mặc dù mục tiêu chính sách là rất tốt, chủ trương là hết sức đúng đắn nhưng vẫn không làm thỏa mãn được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy năng lực của cán bộ tổ chức thực thi chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực thi chính sách.Tuy nhiên một cán bộ có năng lực cũng có thể không phát huy được năng lực của mình
nếu như môi trường làm việc không phù hợp hoặc không có động lực để phát huy. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách bao gồm nhiều yếu tố: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tuổi, giới tính, sức khỏe…
Tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc: Nó có ảnh hưởng khá nhiều tới năng lực của cán bộ thực thi chính sách và kết quả của công việc. Cán bộ càng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sẽ có năng lực tốt hơn các cán bộ khác và dễ dàng thành công trong công việc hơn.
Giới tính và sức khỏe: Cán bộ thực thi chính sách với đặc điểm công việc được triển khai trên phạm vi rộng, có những cán bộ thường xuyên phải xuống cơ sở và không nhất thiết làm việc theo thời gian hành chính. Do đó, nam giới thường có ưu thế hơn nữ giới trong hầu hết các công việc như vậy.
Trình độ học vấn: Cán bộ thực thi chính sách có trình độ học vấn cao hơn thường có khả năng tiếp cận nhanh hơn với các thông tin, kiến thức, phục vụ tốt hơn cho quá trình thực thi chính sách cũng như công việc của họ.
Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của cán bộ gắn liền với công việc chuyên môn của cán bộ đảm nhận. Nhìn chung cán bộ có trình độ chuyên môn càng cao sẽ có năng lực đảm nhận công việc tốt hơn các cán bộ khác.
2.1.5.2 Công tác tuyên truyền và triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Đây là một trong những yếu tố chủ quan quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách có tốt thì quá trình thực hiện chính sách mới đạt được kết quả cao. Qua các hình thức phổ biến và tuyên truyền như qua tivi, đài báo, hệ thống loa phát thanh của huyện, xã và thông qua các cán bộ thực thi chính sách mà người dân được biết đến chính sách hỗ trợ phát triển HTX được triển khai trên địa bàn xã. Từ đó mà họ biết được gia đình mình được hỗ trợ những gì, được lợi ích gì từ chính sách đó. Chính vì vậy mà công tác phổ biến tuyên truyền là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã.
2.1.5.3 Kinh phí thực hiện
Trong tất cả các công cuộc đầu tư, một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành bại của chính sách đó là kinh phí, nó được thể hiện ở nguồn huy động, số lượng, tính kịp thời và cơ cấu phân bổ cho các mục tiêu. Chỉ khi kinh phí được huy động số lượng đầy đủ, từ những nguồn thật vững chắc thì chính sách hỗ trợ mới có thể được thực hiện. Không những thế, kinh phí còn phải được rót đều đặn và phân bổ hợp lý, có như thế mới đảm bảo được tiến độ và thời gian thực hiện chính sách, đảm bảo được hiệu quả đầu tư hỗ trợ, tránh được sự dàn trải gây lãng phí, thất thoát.
2.1.5.4 Đối tượng thụ hưởng của chính sách
Các hộ thành viên HTX là đối tượng chính mà các chính sách hướng tới, vừa là người thực hiện vừa là người thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Việc đưa chính sách vào thực tiễn có hiệu quả hay không là do các hộ sản xuất có hiểu, chấp nhận và thực hiện đúng theo chủ trương chính sách hay không? Cần phải làm cho họ hiểu rằng việc thực hiện chính sách là đem lại lợi ích cho họ chứ không phải làm cho chương trình, dự án. Bên cạnh đó, trình độ, kỹ năng sản xuất, tình trạng kinh tế của người sản xuất cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của việc thực hiện chính sách. Nếu các hộ sản xuất nông nghiệp có kinh nghiệm, trình độ sản xuất tốt thì đó chính là nền tảng giúp họ nắm bắt tiếp nhận kỹ thuật mới từ chương trình, dự án khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp thuận lợi và việc thụ hưởng chính sách dễ dàng hơn. Các hộ nông dân là nhóm đối tượng nhạy cảm và dễ bị “tổn thương” trong tiếp nhận và triển khai chính sách. Vì vậy, khi xem xét yếu tố này, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về đặc điểm của nhóm đối tượng thụ hưởng của chính sách.
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực tiễn của công tác thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên thế giới.
Nhật Bản và Đức là một trong những quốc gia trên thế giới có phong trào HTX rất phát triển và đến nay đã hơn 140 năm. So với Đức thì phong trào HTX ở Nhật ra đời sau, nhưng với Việt Nam thì luật HTX của Nhật Bản ra đời từ năm 1900. Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, chúng tôi bước đầu sưu tầm tài liệu để nghiên cứu về kinh nghiệm của hai nước có số lượng HTX nông nghiệp đông nhất (trong cơ cấu các loại hình HTX), từ đó có kinh nghiệm cho phát triển HTX ở xã Trung Tú , huyện Ứng Hòa trong thời gian tới.
• Kinh nghiệm của các HTX nông nghiệp Đức.
Phần lớn các chính sách nông nghiệp lớn của CHLB Đức đều do Uỷ ban châu Âu quyết định và ban hành. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường nông nghiệp, trong khuôn khổ chung Nhà nước Đức vẫn có những chính sách hỗ trợ cụ thể.
Về nguyên tắc các HTX nông nghiệp được đối xử hoàn toàn bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình đẳng về mọi quyền lợi cũng như mọi nghĩa vụ theo luật định. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho nông nghiệp đều được áp dụng chung cho tất cả đối tượng tham gia lĩnh vực này, trong đó có HTX và xã viên HTX. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được Nhà nước chú trọng đầu tư. Trước kia tất cả các chủ thể kinh doanh nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nông thôn hay Họp tác xã nông nghiệp đều được Nhà nước Đức hỗ trợ khi họ bị ảnh hưởng thiệt thòi vì các điều kiện hạ tầng khó khăn, không đảm bảo canh tranh. Hiện nay các hỗ trợ trực tiếp đó đối với kinh tế nông nghiệp không còn phù hợp với chính sách chung của Uỷ ban châu Âu nên bị bãi bỏ.
Thay vào đó Nhà nước Đức sử dụng các chính sách hỗ trợ gián tiếp như thông qua các chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp, ưu đãi về thuế
khi đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió. Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân, giúp họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Do đa số người nông dân tham gia là thành viên của một HTX nông nghiệp nên rất nhiều chương trình đào tạo hay hỗ trợ gián tiếp cho người nông dân được các HTX chủ động thực hiện hoặc kết hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác
HTX nông nghiệp ở CHLB Đức hoạt động theo Luật HTX Đức được ban hành từ năm 1890. Theo đó các HTX được coi và đối xử hoàn toàn bình đẳng như các doanh nghiệp khác, phải cạnh tranh lành mạnh với các loại hình doanh nghiệp khác. Các HTX nông nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế. Những hỗ trợ của Nhà nước, nếu có, thì chỉ là gián tiếp và dành cho tất cả đối tượng, doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ dành riêng cho HTX.
Mặc dù thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở Đức khá cao với tỉ lệ khoảng 45%, nhưng đối với các HTX Đức nói chung và các HTX nói riêng, khoản thuế này không bị coi là khó khăn đặc biệt. Lí do là các HTX lấy mục đích tương trợ, hỗ trợ thành viên của mình là chính. Thu nhập chính của HTX chính là từ thu phí dịch vụ đầu ra hoặc đầu vào khi cung cấp dịch vụ cho thành viên HTX. Nếu chênh lệch thu chi lớn thì các HTX nông nghiệp có thể hoàn trả lại một phần phí đã tạm thu trước từ các thành viên. Do vậy các thành viên HTX lại càng được hưởng lợi từ dịch vụ của HTX với chi phí thấp và đồng thời thu nhập chịu thuế thật sự của HTX không thể còn quá nhiều.
Với đặc thù của mô hình kinh tế HTX, thành viên đồng thời khách hàng, các HTX thực hiện chính sách mở trong việc thu hút thành viên vào HTX, luôn luôn gia tắc các lợi ích kinh tế để người có nhu cầu tự nguyện gia nhập HTX. Chính vì lẽ đó sô lường thành viên các HTX ở toàn CHLB Đức lên tới 20 triệu người, bằng khoảng một phần tư dân số nước này. Đa số các HTX nông nghiệp ở Đức có số lượng thành viên tương đối lớn, thường chỉ ít hơn số lượng thành viên của các HTX tín dụng. Ví dụ HTX chăn nuôi chế
biến thịt trung bình có từ 70 đến 150 thành viên; HTX chế biến sữa có từ 350 đến 400 thành viên; HTX mua bán nông nghiệp có từ 250 đến 500 thành viên; HTX trồng nho có từ 200 đến 300 thành viên,....Nhờ số lượng khá đông thành viên tham gia, một mặt HTX nông nghiệp đã có sẵn các khách hàng truyền thống và chính yếu cho mình, mặt khác HTX có thể huy động vốn điều lệ từ số đông thành viên. Ở các HTX CHLB Đức nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng, không có những thành viên góp vốn lớn, có thể chi phối, gây sức ép về mặt vốn đối với HTX. Phần lớn các HTX có qui định tỉ lệ góp vốn tối thiểu (thường từ khoảng 100 –500 Euro) và tối đa (thường được gấp 5-10 mức tối thiểu). Như vậy mỗi thành viên HTX thường chỉ góp 0,1% -0,5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉ khoảng 1%-3%). Các thành viên viên HTX do góp vốn ít nên không quá quan tâm đến việc được chia cổ tức nhiều ít mà họ quan tâm chủ yếu đến các dịch vụ mà HTX cung cấp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của mình. Với chính sách thành viên và chính sách góp vốn như vậy, các HTX nông nghiệp không bị áp lực chạy theo lợi nhuận tối đa để chia cổ tức càng cao càng tốt. Các HTX có điều kiện thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên của mình.
• Kinh nghiệm phát triển HTX NN của Nhật Bản.
Một số chính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với nông dân:
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ nông dân
Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi có thể tích luỹ ruộng đất, phát triển quy mô sản xuất, trở thành nông dân chuyên nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị cho họ kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt các yêu cầu của thị trường.
Tầng lớp nông dân nhỏ ở Nhật Bản cạnh tranh thành công trên thị trường là nhờ kinh tế hợp tác rất phát triển. Hiện các hợp tác xã nông nghiệp
ở Nhật Bản có vai trò lớn, thu hút và hỗ trợ hiệu quả hơn 3 triệu hộ nông dân. Gần như 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã viên hợp tác xã. Hệ thống hợp tác xã và nông hội được tổ chức theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và dân chủ ra quyết định. Hội đồng quản trị từ cơ sở đến trung ương đều do xã viên bầu, giám đốc điều hành do hội đồng tuyển và hợp đồng. Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được nông dân uỷ thác, bảo vệ và phản ánh quyền lợi của nhân dân.
Hợp tác xã là người cung cấp chính các dịch vụ thiết yếu cho nông dân như: tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập thể các máy móc thiết bị. Đến nay, hợp tác xã đã mở rộng ra các lĩnh vực phúc lợi xã hội như điều trị y tế, giáo dục, văn hoá, cải thiện điều kiện sống, du lịch và đặc biệt là thương mại. Các tổ tư vấn nông nghiệp trong mỗi hợp tác xã làm cầu nối với các cơ quan nông nghiệp, các trạm nghiên cứu, cán bộ thú y và các nhóm nghiên cứu khoa học khác. Năm 1997, Nhật Bản có khoảng 16.869 tổ tư vấn nông nghiệp trong các hợp tác xã. Đây cũng là thị trường lớn thu hút cán bộ kỹ thuật, kỹ sư về công tác ở nông thôn.
Thứ hai, chính sách phát triển nông thôn
Phát triển cộng đồng nông thôn qua các tổ chức hợp tác xã: các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác dịch vụ nông nghiệp đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa công nghiệp về nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Nhờ chính sách đưa công nghiệp về nông thôn, ngày nay ở Nhật Bản hầu như không còn vùng nông thôn thuần tuý, kể cả vùng núi, vùng xa. Ranh giới giữa nông thôn và thành thị thật khó phân biệt cả về kinh tế, xã hội và đời sống. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã cơ bản hoàn thành.
Hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng trên nền tảng làng xã nông thôn Nhật Bản. Trong mỗi làng xã, những mối quan hệ nhiều chiều đa dạng đã tồn tại từ rất lâu giữa các gia đình, giữa những người nông dân. Lợi dụng ưu điểm
này, hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở cộng đồng nông thôn để tạo quan hệ cộng đồng mới vững chắc được bắt nguồn từ bên trong cộng đồng làng xã. Do vậy, hợp tác xã cũng rất chú trọng đến các hoạt động mang tính cộng đồng để làm cho cuộc sống ở nông thôn tốt đẹp hơn.
2.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước.
2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Khẳng định chức năng của kinh tế HTX là liên kết các kinh tế hộ lại với nhau nhằm phát huy sức mạnh của từng hộ cá thể trong cộng đồng để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống xã viên.
Muốn phát triển HTX trước hết cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và bản chất của kinh tế HTX và khơi dậy nhu cầu hợp tác trong nhân dân. Năng lực tổ chức và quản lý của Ban quản trị là nhân tố quyết định đối với mọi hoạt động của HTX; trong quá trình vận động hình thành và hoạt động của HTX phải đảm bảo nguyên tắc HTX, đó là: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Xây dựng đội ngũ quản lý có phẩm chất, có năng lực tổ chức kinh doanh, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường, có tâm huyết với lĩnh vực kinh tế hợp tác, HTX. Ý thức trách nhiệm, vươn lên từ nội lực của mình là chính, không trông chờ ỷ lại, phát huy sức mạnh của từng thành viên, của tập thể để thực hiện tốt việc hỗ trợ kinh tế hộ phát triển.