Đặc trưng huy động vốn của NHPT

Một phần của tài liệu Đề cương 23 câu hỏi ôn tập môn ngân hàng phát triển và hướng dẫn trả lời (Trang 33)

*yêu cầu đối với nguồn vốn: trang 44 *các hình thức huy động: trang 44 *đặc trưng huy động vốn của NHPT

Từ các hình thức huy động vốn của ngân hàng ta có thể nhận thấy những nét đặc trưng về việc huy động vốn như sau:

-NHPT huy động từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn cấp của ngân sách nhà nước cho các dự án phát triển , các khoản vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính như WB,ADB …. Tạo ra các nguồn vốn hỗn hợp có lãi suất thấp chính vì vậy lãi suất cho vay thấp hơn của các ngân hàng thương mại

-NHPT tập trung huy động các nguồn vốn trung và dài hạn

-Nguồn huy động lớn nhất từ phát hành trái phiếu vì thời hạn dài tính an toàn cao

-Huy động sao cho phải có nguồn vốn hỗn hợp với lãi suất tương đối thấp và thời gian sử dụng dài do mục tiêu của NHPT là về kinh tế -xã hội, tài trợ cho các dự án dài hạn có rủi ro cao hoặc khả năng sinh lời thấp.

-Được Chính phủ chuyển giao một phần thu ngân sách, các khoản viện trợ không hoàn lại để làm giảm chi phí vốn huy động.

-Do mục tiêu phi lợi nhuận nên các nguồn vốn huy động của NHPT không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo lãnh khả năng thanh toán, được miễm nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

16.Giải pháp gia tăng nguồn vốn của NHPT

Mục tiêu :tìm kiếm các biện pháp gia tăng nguồn vốn với lãi suất thấp và kì hạn dài và ổn định là điều kiện sống còn của ngân hàng phát triển .Chiến lược nguồn vốn của ngân hàng phát triển là khai thác triệt để các nguồn tài trợ từ chính phủ, các tổ chức tài chính, tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư.

Thứ nhất, liên kết các dự án trong nước và các nhà tài trợ nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc

huy động vốn của NHPT.

Các nguồn tín dụng ưu đãi có lãi suất tương đối thấp, thời hạn sử dụng thường là dài hạn , có thể có thời gian ân hạn , có thể kèm theo chuyển giao công nghệ ,chuyên gia ,bảo hành đối với thiết bị cung cấp thông tin ….tuy nhiên phần lớn các tín dụng ưu đãi thường kèm theo các điều khoản kinh tế, chính trị khác nhau mà NHPT không dễ dàng thực hiện được .một số nhà tài trợ yêu cầu người nhận phải thuê lại chuyên gia hoặc mua trang thiết bị của các nước tài trợ hoặc tính toán một số chi phí theo yêu cầu của nhà tài trợ .. những yếu tố này sẽ làm cho nguồn vốn đắt hơn hoặc hiệu quả sử dụng thâp đi .

Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải am hiểu và rất nhạy bén với những yêu cầu mà nhà tài trợ đưa ra . Để thực hiện được điều này ngân hàng phát triển cần:

+Nghiên cứu nhà tài trợ :mục tiêu tài trợ ,hình thức và điều kiện tài trợ , tính toán mức độ ưu đãi trên cơ sở các điều kiện rằng buộc

+Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới nhà tài trợ ,từ đó dẫn tới hoạt động tài trợ của họ +Tìm kiếm các dự án trong nước phù hợp vơi từng nhà tài trợ .

+Xây dựng phương án xin tài trợ , qua đó giải thích các yếu tố như các bước thực hiện , đối tác nhân sự ,uy tín và năng lực ngân sách , kết quả của các dự án .+Gặp nhà tài trợ để thuyết trình tính cấp thiết của dự án , kế hoạch thực hiện , chi phí và ngân sách… thu hút các nhà tài trợ

Thứ ba, ngân hàng xác lập mối quan hệ giữa chính phủ với ngân hàng trong tài trợ dự án. Đối với một số

dự án ngân hàng có thể yêu cầu chính phủ cấp vốn hay cho vay một phần.

Thứ tư, ngân hàng cần có biện pháp dự báo các nhân tố ảnh hưởng đên tiết kiệm trung và dài hạn để ứng

phó kịp thời.Các diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán , bảo hiểm ảnh hưởng tới tiết kiệm trung và dài hạn .chính vì vậy ngân hàng cần dự báo kịp thời.

17.Liên hệ hình thức huy động vốn của VDB và VBSP

* Ngân hàng VDB:

Nguồn huy động vốn của NHPT bao gồm : Các nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của NHPT theo quy định của pháp luật, vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đặc biệt, NHPT còn được vay Ngân hàng Nhà nước (vay tái cấp vốn hoặc cầm cố, chiết khấu các giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở). vay các quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, vay ủy thác nguồn vốn ODA...

- Phát hành trái phiếu: Kể từ khi chuyển từ Quỹ hỗ trợ phát triển sang ngân hàng phát triển Việt Nam ,

VDB huy động thêm được 180 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu VDB do Chính phủ bảo lãnh. Cụ thể số vốn huy động được từ từ trái phiếu chính phủ được thể hiện ở bảng sau:

SỐ VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số huy động mới 30.929 36.369 40.382 29.000 48.370

Phát hành trái phiếu CP 10.050 24.095 26.647 5.866 35.457

Tỷ lệ trái phiếu/vốn huy động 33% 66,3% 66% 21% 73%

Nguồn : Ngân hàng Phát triển.

Ví dụ : Trong năm 2011, VDB đã huy động số vốn bằng việc phát hành phiếu chính phủ 2 lần như sau:

+> Lần 1: Đấu thầu ngày 10/6/2011, số vốn đấu thầu là 3.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh nhưng có 2.165 tỷ đồng trái phiếu được chào bán thành công (61,28% khối lượng chào bán).

Lần này, VDB chào bán 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, có 9 thành viên tham gia, lãi suất trúng thầu thành công là 12,7%/năm (cao hơn lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm do Kho bạc Nhà nước phát hành ngày 9/6 0,05%), khối lượng trúng thầu 1.820 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng chào bán.

Đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm, có 6 thành viên tham gia, lãi suất trúng thầu 12%/năm, giảm 0,2%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên giao dịch đầu tuần (7/6), khối lượng trúng thầu 325 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng chào bán.

+> Lần 2: là ngày 4/10/2011, VDB gọi thầu 3,500 tỷ đồng, cũng chia làm 2 gói thầu. Gói thứ nhất kỳ hạn 3 năm trị giá 1,000 tỷ đồng sẽ được phát hành vào ngày 04/10/2011 và đáo hạn vào ngày 04/10/2014. Gói thứ hai kỳ hạn 5 năm trị giá 2,500 tỷ đồng được phát hành vào ngày 04/10/2011 và đáo hạn vào 04/10/2016. Cái này mới gọi thầu chưa có kết quả.

- Một nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn của VDB là quản lý vốn ODA và các

quỹ quay vòng của Chính phủ với con số khoảng 9,5 tỷ USD. Là cơ quan thực hiện cho vay lại của Chính

phủ lớn nhất hiện nay, với tổng số vốn quản lý chiếm khoảng 60% tổng nguồn ODA cho vay lại của cả nước. Sau 5 năm hoạt động, song hành cùng sự phát triển của đất nước, hoạt động quản lý và cho vay lại vốn ODA đã trở thành một trong những nghiệp vụ chính và quan trọng của VDB với nhiều chương trình, dự án trong các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, chế biến và xử lý rác thải, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, cải tạo lưới điện… Những chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã và đang phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

- VDB còn vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện( ngày nay sát nhập vào NH cổ phần thương mại Liên Việt=> ngân hàng TMcổ phần bưu điện Liên Việt Bank) : Hàng năm theo chỉ đạo của chính phủ thì công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện phải chuyển vốn vào cho VDB để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Do công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện huy động vốn trong dân cư với lãi suất cao nhưng gửi VDB và Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất thấp để cho vay và đầu tư theo chủ trương của Chính phủ nên công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện lỗ 145 tỉ, sau khi sát nhập LPB(Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt) có trách nhiệm về khoản lỗ này.

*Ngân hàng chính sách xã hội:

-Một số hình thức huy động vốn hiện nay của ngân hàng chính sách:

+>Huy động tiền gửi trên thị trường: Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Theo quy định của NHCSXH chỉ được huy động với mức lãi suất không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM trên cùng địa bàn, trong khi mỗi ngân hàng luôn xây dựng một chính sách huy động vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn cụ thể từng thời kỳ, thì quy định này làm cho ngân hàng luôn phải phụ thuộc vào chính sách lãi suất huy động của các ngân hàng khác, không thể tự xây dựng cho mình một chính sách lãi suất huy động phù hợp với tình hình, nhu cầu vốn thực tế tại đơn vị.

Đặc biệt VBSP có tổ chức huy động tiền gửi từ cộng đồng người nghèo thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn .Mục đích tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo nhằm từng bước tạo cho người

nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính; đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tại địa

phương. Việc huy động vốn thông qua Tổ TK&VV dưới hình thức thu góp hàng tháng đã và đang được triển khai thực hiện nhưng kết quả còn khiêm tốn.

Trước thực trạng như trên, để tạo lập nguồn vốn nhằm tự chủ trong việc tăng trưởng tín dụng trong những năm tới cần phải lựa chọn hình thức huy động phù hợp và sử dụng các nguồn vốn tự có; vốn không phải trả lãi; vốn tiền gửi thanh toán; vốn huy động lãi suất thấp; vốn nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính, tín dụng Nhà nước; huy động vốn nhận làm uỷ thác thực hiện các chương trình quốc gia, huy động nguồn vốn theo lãi suất thị trường và đặc biệt là huy động từ cộng đồng thông qua mạng lưới Tổ TK&VV, qua mạng lưới điểm giao dịch tại xã mà trong dài hạn chưa có tổ chức nào có thể cạnh tranh được. Điều này giúp cho ngân hàng thu hút được nguồn vốn rẻ, tại chỗ, giảm chi phí quản lý thanh toán toàn ngành.

+>Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Một số lần huy động:

Ngày 11/7/2011 VBSP công bố 1322 tỷ TPCP (kỳ hạn 3 năm và 5 năm) đã được huy động thành công thông qua sàn HNX( trên tổng số 4000 tỷ TPCP được phát hành)

Ngày16/09/2011, Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng gọi thầu 600 tỷ đồng cho 2 loại Trái phiếu kỳ

hạn 3 năm và 5 năm; và chỉ đấu thầu thành công 25 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lợi suất 12%/năm. Ngày 30/9/2011 Ngân hàng Chính sách Xã hội gọi thầu 600 tỷ đồng trái phiếu cho 2 loại kỳ hạn 3 năm và 5 năm, mỗi kỳ hạn có khối lượng là 300 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả huy động là 0 đồng.

+>Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt

Nam; vay Ngân hàng Nhà nước:

Bảng thống kê nguồn vốn vay qua các năm: đv: tr.đ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Vay ngân hàng nhà nước 4.821.373 7.795.618 16.795.618 Vay các tổ chức tín dụng 16.946.387 29.710.720 33.033.089

Tiền gửi của khách hàng 1.999.170 986.735 1.124.738 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 1.656.160 2.102.629 2.886.416 Nợ khác 596.294 993.065 3.963.510 Tổng 26.019.384 41.588.767 57.804.091

Nguồn: NHCSXH Việt Nam

=> Lượng vốn huy động của VBSP chủ yếu từ NHNN hoặc thông qua thị trường liên ngân hàng trong khi ở NHTM thì tiền gửi khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao nhất.

+>Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.

Vậy NHCSXH cũng có những điểm tương đồng với NHPT trong quá trình huy động vốn.

-Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH năm 2009

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 của ngân hàng Chính sách xã hội đạt 74.458 tỷ đồng, tăng 19.767 tỷ đồng so với năm 2008. Trong đó:

1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước:

17.131 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23% trên tổng nguồn vốn, trong đó:

Vốn do ngân sách Trung ương cấp:15.124 tỷ đồng, tăng 3.023 tỷ đồng (tỷ lệ 25%) so với năm 2008, trong đó:

- Vốn điều lệ: 9.488 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷđồng (tỷ lệ 19%) so với năm 2008 - Vốn ngân sách cấp để cho vay các chương trình: 5.636 tỷ đồng, trong đó: + Vốn cho vay giải quyết việc làm: 3.468 tỷ đồng.

+ Vốn cho vay chương trình nhà trả chậm:714 tỷ đồng.

+ Vốn cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểusố đặc biệt khó khăn: 373 tỷ đồng. + Vốn cho vay học sinh, sinh viên: 30 tỷđồng.

+ Vốn cho vay theo Quyết định số74/2008/QĐ-TTg: 500 tỷ đồng .+ Vốn cho vay theo Quyết định số71/2009/QĐ-TTg: 50 tỷ đồng. +Vốn cho vay theo Quyết định số167/2008/QĐ-TTg: 500 tỷ đồng.

2. Vốn vay lãi suất thấp: 30.476 tỷ đồng, tăng 9.212 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,9% trên tổng nguồn vốn. 3. Vốn huy động lãi suất thị trường: 22.982 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,9% trên tổng nguồn vốn, trong đó: - Nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước: 11.793 tỷ đồng

-Huy động thị trường : 9.189 tỷ đồng trong đó: Phát hành trái phiếu NHCS được chính phủ bảo lãnh :2000 tỷ đồng.

4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 1.256 tỷ đồng , chiếm 1.7% so với tổng nguồn vốn huy động 5. Các quỹ và vốn khác :2.611 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3.5% so với tổng nguồn vốn.

Nhóm 10:Phân tích các hình thức sử dụng vốn của NHPT. Liên hệ với NHPT và NHCSXH VN Nhóm 11: Làm rõ các bước trong quy trình tài trợ dự án của NHPT

18.Các bước trong quy trình tài trợ dự án của NHPT

Trang 208

Nhóm 12:Quy trình tài trợ dự án của NHPT có j giống và khác so với quy trình tại NHTM

19.So sánh quy trình tài trợ dự án của NHPT và NHTM

*Quy trình tài trợ dự án của NHPT: trang 208 *so sánh:

1.Thẩm định trước khi tài trợ 1.1.Lựa chọn dự án

Sau khi đi qua đầy đủ các bước thẩm định một dự án phát triển như trên, số dự án được cho là khả thi không phải là một. Tuy nhiên do nguồn vốn có hạn không thể đầu tư cho tất cả các dự án , vì thể cần phải lựa chọn dự án và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án khả thi để có kế hoạch đầu tư nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhất.

1.2. Thẩm định người chịu trách nhiệm, người điều hành doanh nghiệp, cơ chế quản lý

Cả ngân hàng phát triển và ngân hàng thương mại đều mong muốn có lợi nhuận nên việc thẩm định người chịu trách nhiệm là hoàn toàn với mục đích giống nhau, đều là thẩm định xem năng lực quản lý của người chịu trách nhiệm dự án tốt hay không vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn vốn của dự án.

Chỉ khác ở đối tượng vay vốn - NHTM, các tổ chức tín dụng khác:

+ NHPT tài trợ thông qua NH đầu mối, NHPT lựa chọn dự án và kêu gọi tài trợ từ các NHTM

Một phần của tài liệu Đề cương 23 câu hỏi ôn tập môn ngân hàng phát triển và hướng dẫn trả lời (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w