Thẩmđịnh phương diện thị trường của dựán

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CÁ C NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26)

Thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của một dựán, do vậy thẩm định phương diện thị trường là một trong những nội

dung không thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dựán đầu tư. Tuỳ thuộc vào lượng thông tin và mức độ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá về thị trường của sản phẩm trên những khía cạnh sau:

* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà dựán cung cấp:

- Thị trường trong nước: Cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin sau +Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hình phát triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng vùng tiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm

+Hiện đã có nhu cầu về sản phẩm mà dựán định sản xuất hay chưa, quy mô là lớn hay nhỏ? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ có thể được.

+Nhu cầu về sản phẩm này đãđược thoả mãn bằng cách nào? ai là người đáp ứng nhu cầu này, trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng nhờ sản xuất nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu.

+Sản phẩm của dựán đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm

+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trong những năm tới khi dựán đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?

+ Sản phẩm thay thế của dựán là những loại sản phẩm gì, tình hình sản xuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu?

+Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/quý) ngân hàng thường sử dụng công thức sau:

Tổng mức = tổng lượng + tổng sản phẩm + tổng lượng - tổng lượng - tổng lượng tiêu thụ tồn kho sản xuất nhập khẩu xuất khẩu tồn kho

Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin về tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo công suất thực tế các nhà máy hiện đang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuất khẩu, lượng tồn kho từng kỳ hoặc hàng năm. Các thông tin này có thểđược cung cấp từ Bộ thương mại, tổng cục thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên ngành của địa phương hay các đầu mối kinh doanh lớn…

- Thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng mua bán hàng hoá…

* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai

- Nguồn cung cấp trong nước :

+Hiện có bao nhiêu cơ sởđã vàđang sản xuất loại sản phẩm của dựán với công suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?

+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sở khác có thể có trong tương lai

+Các nhà máy đang và sẽđược đầu tư mới

+Các dựán sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thếđang và sẽ được triển khai

- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm)

* Phân tích thị trường mục tiêu của dựán và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Cán bộ thẩm định cần đánh giá thị trường mục tiêu của dựán là nhằm để chiếm lĩnh thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu hay xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Cụ thể cán bộ thẩm định cần xem xét các vấn đề sau:

- Đối với thị trường trong nước (nếu mục tiêu của dựán là nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa hay thay thế hàng nhập khẩu):

+Sản phẩm của dựán cóđặc điểm gì về uy tín, mẫu mã, chất lượng, hình thức trình bày so với các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu? Giá cả và chất lượng có giúp cho sản phẩm cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự trước mắt và lâu dài không?

+Chính sách của doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm như thế nào? chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáo là bao nhiêu? Dựán có những biện pháp gì nhằm đối phó với nạn hàng giả hàng nhái?

+Phương thức tiêu thụ sản phẩm dựán là phương thức nào? Mạng lưới phân phối đãđược xác lập chưa, mạng lưới đó có phù hợp với đặc điểm của thị trường không? ( Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu như sản phẩm của dựán là hàng tiêu dùng )

- Đối với thị trường ngoài nước (nếu sản phẩm của dựán sản xuất để xuất khẩu) +Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dự kiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dựán sản xuất ra có những ưu thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượng phẩm chất, mẫu mã hay không?

+Những quy định của thị trường xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, mẫu mã, bao bì, vệ sinh môi trường, hạn ngạch như thế nào? sản phẩm của dựán có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đó hay không?

+Dựán đã có sẵn những khếước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thì thời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?

+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệt chúý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môi trường thuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dựán (như lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoảước quốc tế khác, những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…)

+Sản phẩm cóđược nhà nước trợ cấp xuất khẩu không? mức trợ cấp là bao nhiêu? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trị quyết định đến tính hiệu quả của dựán đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dựán mới thẩm định tiếp các nội dung thẩm định khác

3.4.1 Thẩm định phương diện thị trường của dự án

Các phương án lựa chọn máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ +Trình độ tiên tiến của công nghệở mức độ nào so với thế giới +Sự phù hợp của công nghệ với Việt Nam

+Đánh gía sự hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt và vận hành công nghệ của chủđầu tư

+Đánh giá về công suất, danh mục, số lượng, chủng loại của máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

+Đánh giá sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương thức thanh toán +Đánh gía uy tín, năng lực của các nhà cung cấp thiết bị .

+Đánh giá sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị với tiến độ thực hiện dự án

- Các phương án đảm bảo yếu tốđầu vào cho quá trình sản xuất

+Nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm của dựán là những loại nào, có thuộc loại dễ kiếm hay dễ thay thế không. Có những nhà cung cấp đầu vào nào? có nhiều nhà cung cấp đồng thời hay chỉ có một nhàđộc quyền cung cấp duy nhất?

+Các chính sách của doanh nghiệp trong việc khai thác, thu mua hay nhập khẩu nguyên vật liệu như thế nào?

+Nguồn cung cấp có gần nơi sản xuất không và phương thức vận chuyển dự kiến ra sao? Chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong giá thành sản phẩm

+Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu

- Các phương án thi công, xây dựng công trình

+ Đánh giá sự hợp lý về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc so với quy hoạch chung của địa phương nơi có công trình xây dựng

+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu tham gia thi công các hạng mục công trình

+ Đánh giá việc bố trí cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông…

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CÁ C NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26)