ĐẶC ĐIỂM ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với Vương quốc Campuchia năm 2013 (Trang 105)

106 Trụ cột Đặc điểm địa phương

Các tiêu chí của trụ cột trong mô hình PEII 2012 bao gồm:

107

Vị thế địa lý chiến lược và tác động của thời tiết

Vị thế địa lý chiến lược và thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình hội nhập của từng địa phương. Vị thế địa lý chiến lược của một địa phương dựa trên góc nhìn địa kinh trị cho phép quan sát vai trò của đặc điểm địa lý tự nhiên tác động đến các khuynh hướng phát triển về kinh tế - xã hội. Theo đó, các tỉnh có vị thế địa lý chiến lược và các tỉnh chịu tác động mạnh của thời tiết cần có chiến lược phát triển bài bản và hợp lý. Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về vị thế địa lý chiến lược và tác động của thời tiết đến các tỉnh khác nhau là không giống nhau.

Người dân

Hình 54 Đánh giá của người dân về vị thế địa lý chiến lược và tác động tiêu cực của thời tiết

(1) Kon Tum, Long An, Bình Phước, Gia Lai là các tỉnh có vị thế địa lý chiến lược kém quan trọng nhất; Đồng Tháp, Đắk Nông, Kiên Giang là các tỉnh có vị thế địa lý chiến lược quan trọng hơn. Trong khi đó, Kon Tum là ngã ba Đông Dương, có vị trí quan trọng trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia, là cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng hỗ trợ thu hút đầu tư và phát triển kinh

108 tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong tỉnh. Đắk Nông là một trong 2 tỉnh tiếp giáp nhưng không có cửa khẩu với Campuchia (cùng với Bình Phước). Đây là nhận định có nhiều mâu thuẫn.

(2) Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đều phải chịu tác động lớn của thời tiết trừ Đắk Nông. Người dân Đắk Nông cho rằng đây là tỉnh bị ảnh hưởng thời tiết ít nhất còn người dân Bình Phước đánh giá đây là tỉnh bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều nhất.

Doanh nghiệp

Hình 55 Đánh giá của doanh nghiệp về vị thế địa lý chiến lược và tác động tiêu cực của thời tiết

Doanh nghiệp tại Kon Tum và Đắk Nông, Long An cho rằng đây là các tỉnh có vị thế địa lý chiến lược quan trọng, còn lại 7 tỉnh khác có vị thế địa lý chiến lược ngang nhau. Về sự tác động của thời tiết đến phát triển kinh tế các tỉnh tiếp giáp Campuchia, các doanh nghiệp đánh giá phần lớn các tỉnh (7/10 tỉnh) đều ít bị ảnh hưởng của thời tiết, sự tác động của thời tiết sẽ không gây cản trở lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh tại các địa phương. Chỉ có 3 tỉnh: Đắk Lắc, Đắk Nông và Kon Tum là chịu tác động

109 lớn trước thời tiết. Với địa hình cao nguyên, mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên đầy nắng gió các tỉnh này luôn phải đối mặt với sự tác động mạnh mẽ của thời tiết. Hầu hết các tỉnh của Tây Nguyên, đều gặp bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.

Sản phẩm đặc trưng

Vị thế địa lý, thời tiết, khí hậu... khác nhau khiến cho các tỉnh hình thành nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau. Thời tiết đa dạng, địa hình thuận lợi sẽ hội tụ nên những sản phẩm đặc trưng phong phú. Sự đánh giá của người dân và doanh nghiệp về các sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ cho thấy mỗi tỉnh có những thế mạnh nào?, nhận thức của họ về vai trò của các sản phẩm đặc trưng trong sự phát triển của các tỉnh đã đúng đắn hay chưa? Trong những năm gần đây vấn đề về xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản của Việt Nam được đề cập đến như một giải pháp có tính chất chiến lược giúp cho các hàng hóa thế mạnh của nước ta phát triển hơn trên thị trường quốc tế.

Đối với 10 tỉnh tiếp giáp Campuchia có thể kể ra một số tên tuổi các sản phẩm nổi tiếng như: Nước mắm Phú Quốc, Cà phê Buôn Ma Thuột, bánh phồng tôm Sa Giang, xoài Cao Lãnh, bánh xèo Cao Lãnh, quýt đường Hòa An, hủ tiếu Sa Đéc, Gạo nàng thơm chợ Đào, dứa Bến Lức, Thanh Long Châu Thành, Dưa hấu Long Trì, sò huyết Hà Tiên...

110

Hình 56 Đánh giá của người dân về sản phẩm đặc trưng

Kết quả khảo sát cho thấy, các tỉnh tiếp giáp Campuchia thuộc khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có các sản phẩm đặc trưng rất phong phú và đa dạng thể hiện qua mức độ đánh giá cao của người dân. Đây là lợi thế quan trọng để các tỉnh tận dụng và phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương mình. Việc phát triển các sản phẩm đặc trưng không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân, thu hút đầu tư mà còn là lợi thế để các địa phương mở rông phát triển ra thị trường thế giới. Các tỉnh có sản phẩm đặc trưng đa dạng: đứng đầu là Kiên Giang (sản phẩm từ khoáng sản, sản phẩm đặc trưng do khí hậu mang lại, công nghệ độc quyền, nhân lực có tay nghề); tiếp đó là Đồng Tháp (nông sản đặc trưng, thủy sản đặc trưng, thủ công mỹ nghệ); Đắk Lắc (nông sản đặc trưng, nguyên liệu từ rừng, sản phẩm có lợi thế từ đất).

111

Hình 57 Đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm đặc trưng

Doanh nghiệp tại Đồng Tháp và Đắk Lắc đánh giá đây là 2 tỉnh giàu tiềm năng về phát triển các sản phẩm đặc trưng nhất. Đồng Tháp nổi bật với nông sản đặc trưng (chủ yếu là trái cây với các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng như xoài Cao Lãnh, quýt đường Hòa An); thủy sản đặc trưng (tôm càng xanh, cá tra, cá basa); thủ công mỹ nghệ. Tỉnh Đắk Lắc được biết đến với nhiều sản phẩm đặc trưng hơn gồm: Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng (gỗ quý hiếm); sản phẩm có lợi thế từ đất, sản phẩm do đặc trưng khí hậu mang lại (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều); sản phẩm từ khoáng sản (sét cao lanh với trữ lượng ước tính khoảng 60 triệu tấn, sét gạch vàng, chì, quặng bô-xít); nhân lực có tay nghề; công nghệ độc quyền.

Đặc điểm đặc trưng

Người dân

Kết quả cho thấy người dân Đồng Tháp đánh giá cao về các đặc trưng: sự kiện lớn, công trình kiến trúc, điểm văn hóa và điểm mua sắm. Kiên Giang gần với đặc trưng nhà bảo tàng, Tây Ninh gần với nhân vật lịch sử. Các

112 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc có lợi thế tương đối về các đặc trưng: hoạt động thể thao, điểm văn hóa. Cả 10 tỉnh tiếp giáp Campuchia đều không được đánh giá tích cực về cảnh quan thiên nhiên.

Hình 58 Đánh giá của người dân về đặc điểm đặc trưng

Doanh nghiệp

Về phía các doanh nghiệp, kết quả cho thấy cảnh quan thiên nhiên, nhân vật lịch sử là đặc điểm đặc trưng không phải là lợi thế của các tỉnh tiếp giáp Campuchia. Doanh nghiệp tại các tỉnh Long An, Kon Tum, Gia Lai, Đắk

113 Nông, Kiên Giang, An Giang được đánh giá cao về công trình kiến trúc, nhà bảo tàng. Trong khi doanh nghiệp tại Đồng Tháp, Tây Ninh lại đánh giá cao các tỉnh này về điểm vui chơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

114

115 Trụ cột Thể chế

Trụ cột Thể chế được xem xét thông qua các yếu tố liên quan đến: cán bộ công chức, cải cách thủ tục hành chính, tình hình thực thi pháp luật, kênh góp ý chính sách, xử lý các tranh chấp...

Các chỉ tiêu của trụ cột Thể chế trong mô hình PEII 2012 gồm:

116

Cán bộ công chức

Quy mô về số lượng và chất lượng của công chức, viên chức đại diện cho khả năng đáp ứng đối với yêu cầu ngày càng cao của người dân. Số lượng công chức, viên chức nhiều đồng nghĩa với khả năng đáp ứng nhu cầu của dân tốt hơn. Song chất lượng công chức, viên chức và khả năng làm việc của họ mới là vấn đề quan trọng đối với các tỉnh tiếp giáp Campuchia. Thước đo về công chức, viên chức có trình độ đại học phần nào nói lên mức độ đầu tư cho đội ngũ cán bộ của các địa phương. Một tỉnh có quy mô công chức, viên chức lớn; tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ đại học cao và tỷ lệ thủ tục cơ chế một cửa/ tổng thủ tục hành chính ở mức hợp lý sẽ được coi là địa phương có khả năng đáp ứng nhu cầu của dân đúng và nhất.

Hình 61 Tỷ lệ thủ tục áp dụng cơ chế một cửa, Số công chức, viên chức/ dân, Tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ đại học

Kết quả nghiên cứu thể hiện mức tương quan giữa số công chức, viên chức; tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ đại học và tỷ lệ thủ tục cơ chế một cửa/ tổng thủ tục hành chính. Theo đó, Kiên Giang là tỉnh có số lượng

117 công chức, viên chức/dân và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ đại học cao nhất, tỷ lệ thủ tục cơ chế một cửa/tổng thủ tục hành chính ở mức tương đối cao. Với 1.714.100 dân, được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị nên đòi hỏi tỉnh có lượng cán bộ, công chức cao là lẽ đương nhiên. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng số thủ tục hành chính cấp tỉnh 1.856 thủ tục, trong đó tỷ lệ thủ tục cơ chế một cửa nhiều và được áp dụng tại tất cả các huyện. Cũng theo Hình 44, Bình Phước là tỉnh có tỷ lệ thủ tục cơ chế một cửa/tổng thủ tục hành chính ở mức thấp nhất. Đắk Lắc được được xem là tỉnh có chất lượng công chức, viên chức tương đối cao thể hiện cả 3 yếu tố trên đều cao. Trong khi đó Tây Ninh là tỉnh có quy mô công chức, viên chức lớn nhưng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và tỷ lệ thủ tục cơ chế một cửa/tổng thủ tục hành chính lại thấp. Điều này cho thấy chất lượng cán bộ tại Tây Ninh còn chưa cao, cán bộ chủ yếu là làm việc dựa trên kinh nghiệm dẫn tới khả năng đáp ứng yêu cầu của dân không tốt như các tỉnh khác.

Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, mà bản thân mỗi tỉnh cũng cần nỗ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ này. Suy cho cùng việc cải cách thủ tục hành chính cũng đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho người dân trong địa phương. Người dân và phía doanh nghiệp sẽ công nhận, đánh giá chất lượng, thành quả trong cải cách thủ tục hành chính của mỗi tỉnh ở những khía cạnh và mức độ khác nhau.

Người dân

Đánh giá của người dân về cải cách thủ tục hành chính tại 10 tỉnh tiếp giáp Campuchia có khá nhiều điểm tương đồng. Cụ thể, người dân Tây Ninh,

118 Gia Lai, Đắk Lắc, Long An đều đánh giá tốt về thời gian xử lý các thủ tục hành chính, thái độ của cán bộ công chức. Đặc biệt Long An còn được đánh giá tốt về các thủ tục cơ bản như số lượng giấy tờ, khoản phí và lệ phí. Nhóm các tỉnh An Giang và Kiên Giang lại được người dân đánh giá cao về thái độ của chính quyền với hoạt động kinh doanh, còn khả năng thực hiện cải cách thủ tục hành chính đang được cải thiện. Theo người dân Đắk Nông, Kon Tum, Bình Phước thì các tỉnh này ở vị trí tương đối xa so với các đánh giá, ám chỉ rằng người dân các tỉnh này chưa thấy được sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền địa phương.

119

Hình 62 Đánh giá của người dân về CCTTHC

Doanh nghiệp

Khi người dân có nhiều ý kiến tương đồng trong đánh giá về thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại các tỉnh thì doanh nghiệp lại có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Các doanh nghiệp của Kiên Giang, An Giang nhóm các tỉnh đứng đầu về trụ cột Thể chế không quá thiên về một đánh giá nào cụ thể mà thay vào đó là sự công nhận trên nhiều tiêu chí như: thái độ của chính quyền với hoạt động kinh doanh, thái độ của chính quyền với doanh nghiệp địa phương khác, thái độ của chính quyền với đối tác nước

120 ngoài... Đối với tỉnh Tây Ninh tỉnh có trụ cột Thể chế thấp nhất trong 10 tỉnh đã được doanh nghiệp đánh giá tốt hơn ở thái độ của chính quyền với hoạt động kinh doanh và thái độ cán bộ công chức. Tuy nhiên tỉnh cần nỗ lực hơn rất nhiều để cải thiện vị trí của mình và không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân.

Hình 63 Đánh giá của doanh nghiệp về CCTTHC

Các kết quả trên cho thấy cả người dân và doanh nghiệp tại Kiên Giang đều cho rằng tỉnh mình có Trụ cột thể chế mạnh, các hoạt động cải cách được đánh giá cao. Trái lại người dân Đắk Nông, Bình Phước, Kon Tum

121 chưa thừa nhận cũng như không đánh giá cao những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính tại địa phương mình. Dường như nhân tố “chi không chính thức” xuất hiện trong hình đều không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút đầu tư và phát triển của các tỉnh này.

Tình hình thực thi pháp luật

Hình 64 Đánh giá về tình hình thực thi pháp luật tại các địa phương Tây Nguyên

Tại các tỉnh này, nhóm yếu tố: chính quyền tuân thủ pháp luật, chính quyền ban hành các văn bản hướng dẫn trong thẩm quyền, chính quyền chủ động đề xuất trong thực thi pháp luật được người dân tại các tỉnh đánh giá là ngang nhau, đều ở mức tương đối cao. Khác với người dân, doanh nghiệp tại Đắk Lắk đánh giá rất cao về việc chính quyền tuân thủ pháp luật, chính quyền ban hành các văn bản hướng dẫn trong thẩm quyền, chính quyền chủ động đề xuất. Trong khi doanh nghiệp ở 3 tỉnh còn lại đánh giá các yếu tố trên ở mức trung bình.

122

Hình 65 Đánh giá của người dân về mức độ tuân thủ pháp luật

Hình 57 phản ánh đánh giá của người dân về mức độ tuân thủ pháp luật của cán bộ công chức địa phương, người dân và doanh nghiệp địa phương. Người dân tại 9/10 tỉnh (trừ Bình Phước) đều cho rằng mức độ tuân thủ pháp luật của cán bộ công chức địa phương, người dân và doanh nghiệp địa phương đều tương đối tốt, và mức độ tuân thủ tại các tỉnh có tính tương đồng cao. Riêng người dân Bình Phước, họ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật tại địa bàn tỉnh là thấp hơn hẳn các tỉnh khác. Dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt gần 946.100 người, với 1784 cán bộ công chức, 16754 cán bộ viên chức với trình độ cao. Nếu tỉnh có các cơ chế, chính sách phù hợp, nâng cao nhận thức về vai trò cũng như lợi ích của việc tuân thủ pháp luật thì Trụ cột Thể chế của tỉnh sẽ có sự cải thiện đáng kể.

123 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 66 Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tuân thủ pháp luật

Khác với đánh giá của người dân, Hình 58 cho thấy doanh nghiệp tại các tỉnh đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của 3 nhóm đối tượng: người dân, cán bộ công chức địa phương và doanh nghiệp địa phương là có sự khác biệt rõ rệt. Được chia thành 2 nhóm chính:

(1) Doanh nghiệp các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, An Giang, Đắk Lắc đánh giá cao về mức độ tuân thủ pháp luật của người dân, cán bộ công chức địa phương và doanh nghiệp địa phương.

(2) Doanh nghiệp tại 3 tỉnh còn lại cho rằng mức độ tuân thủ pháp luật tại địa phương mình là kém hơn hẳn so với nhóm 7 tỉnh kể trên. Mức độ tuân thủ pháp luật xuất phát từ chính bản thân người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Do đó để nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thì trước hết phải tác động vào nhận thức của họ.

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với Vương quốc Campuchia năm 2013 (Trang 105)