Nội dung chính của môđun

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị đất nghề nhân giống lúa (Trang 60)

TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chọn đất 18 5 13 1 2 Cải tạo đất 20 4 16 3 Vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót 30 6 22 2

Kiểm tra hết môđun 4 4

Tổng số 72 15 50 7

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành.

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 2.

* Đối với các bài thực hành kỹ năng:

- Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng nhân giống, trong phòng thí nghiệm.

- Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ gieo trồng.

- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun.

- Các nguồn lực chính để thực hiện:

+ Khu đất chuẩn bị để sản xuất hạt lúa giống.

+ Bộ công cụ để chọn đất, cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót (tra cứu trong chương trình mô đun 2).

+ Bộ dụng cụ, thiết bị dùng để kiểm tra thành phần cơ giới, độ chua, độ mặn của đất.

+ Một số loại, phân bón hóa chất cần thiết.

+ Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. + Máy tính cầm tay.

- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V).

Ví dụ: Sản phẩm của bài thực hành là một khu đất đã làm xong, bón đủ lượng phân lót, lớp đất mặt nhuyễn phẳng, phân bón rải đều trong đất.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 1: Chọn đất

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nêu kết quả, sản phẩm cần đạt được sau khi học hoặc thực hành (có thể đo đếm được)

Cách thức đánh giá của giáo viên tương ứng với từng tiêu chí

1. Giới thiệu được các yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

2. Trình bày nội dung quy trình khảo sát các đặc tính hóa học của đất

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

3. Trình bày nội dung quy trình khảo sát các đặc tính lý học của đất

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

4. Xác định được thành phần cơ giới của đất

Thực hành tại địa bàn, phòng thí nghiệm 5. Xác định được độ chua của đất Thực hành tại địa bàn, phòng thí nghiệm 6. Chọn được loại đất phù hợp Thực hành tại địa bàn

5.2. Bài 2: Cải tạo đất

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Trình bày được khái niệm về đất chua, đất mặn, đất phèn, đất bạc màu. Tác hại của các loại đất này đối với cây lúa.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10

2. Nêu được các nguyên nhân chính làm cho đất bị chua, bị phèn mặn và bạc màu.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

2. Trình bày được nội dung quy trình cải tạo đất chua, đất mặn và đất bạc màu.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10

4. Xác định được độ chua của đất. Tính toán được lượng vôi để khử chua cho đất

Thực hành tại địa bàn, phòng thí nghiệm

Chấm điểm theo thang điểm 10 5. Xác định được độ mặn của đất.

Đề xuất được hướng xử lí đất mặn.

Thực hành tại địa bàn, phòng thí nghiệm

Chấm điểm theo thang điểm 10

5.3. Bài: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Giới thiệu được các loại tàn dư chủ yếu của hệ sinh thái ruộng nước.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10

2. Phân tích được mặt lợi ích và không lợi ích của các loại tàn dư này. Cho ví dụ minh họa.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10

3. Trình bày được nội dung quy trình kiểm tra đánh giá các tàn dư đồng ruộng.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10

4. Trình bày được nội dung quy trình làm đất ải, làm đất giầm. Nêu được sự khác biệt của hai hình thức làm đất này.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

5. Nêu được sự cần thiết phải bón lót, giới thiệu được quy trình bón lót áp dụng cho từng mùa vụ, vùng miền.

Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

6. Nhận biết được các loại tàn dư trên đồng ruộng. Vệ sinh đồng

Thực hành tại đồng ruộng. Phiếu giao bài tập.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

ruộng đạt yêu cầu kỹ thuật

7. Làm đất cấy đạt yêu cầu kỹ thuật (nhuyễn, phẳng, sạch cỏ dại)

Thực hành tại địa bàn.

Chấm điểm theo thang điểm 10. 8. Tính toán được lượng phân bón

lót cho một điều kiện cụ thể. Thực hành bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật

Thực hành tại địa bàn. Phiếu giao bài tập.

VI. Tài liệu tham khảo

1. Benito S. Vergara (1990), Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Phùng Đăng Chinh (1980), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1980.

3. Đại học Cần Thơ (2009), Giáo trình Cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2005), Giáo trình Cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đào Xuân Học, Hoàng Thái Đại (2005), Bài giảng Cao học. Sử dụng và cải tạo đất phèn mặn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Bình Nhự (2008), Bài giảng Đất, Phân bón (tài liệu dùng cho hệ cao đẳng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang)

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông

Lâm

2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên:

- Ông Trần Thế Hanh, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Lê Duy Thành, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm

- Ông Vũ Trí Đồng, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông

nghiệp Nam Bộ

2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Các ủy viên:

- Ông Nguyễn Tiến Huyền - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

- Ông Trần Văn Cầm - Trưởng trại lúa giống Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tiền Giang

- Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị đất nghề nhân giống lúa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)