Đánh giá quá trình đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN và một số bài học rút ra cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ASEAN TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 31 - 39)

một số bài học rút ra cho Việt Nam.

1. Đánh giá quá trình đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN trong thời gian qua

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN trong thời gian qua có thể được đánh giá gắn liền với các chiến lược của Nhật Bản.

1.1.Chiến lược tiếp cận nguồn lao động.

Chiến lược tiếp cận nguồn lao động với mức lương thấp ở khu vực Đông Bắc á và ASEAN lần đầu tiên được thực hiện thông qua làn sóng đầu tư trực

tiếp của Nhật Bản vào cuối những năm 60. Ngày nay ít có ai hình dung được rằng sau chiến tranh thế giới Inđônêxia, Nhật Bản là một quốc gia nghèo và có mức lương rất thấp tại khu vực châu Á. Để có được ngoại tệ phục vụ công cuộc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh, Nhật Bản đã thay đổi chính sách tận dụng nguồn lao động trong nước nhằm mở rộng các ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao phục vụ xuất khẩu.

Những ngành công nghiệp được chú trọng phát triển nhất vào thời kỳ này (những năm 50) là công nghiệp dệt may, tạp hoá, gốm sứ.Trước chiến tranh thế giới II, Nhật Bản đã xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Trung Quốc, ấn Độ và các nước châu á, và nhập khẩu nguyên liệu thô từ các nước này cùng với máy móc từ mỹ và châu Âu. Sau chiến tranh, nguồn nguyên liệu cho dệt may vẫn được nhập khẩu từ các khu vực trên, máy móc vẫn đựoc nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu, song sản phẩm của nó chủ yếu được xuất khẩu phục vụ thị trường Mỹ.

Việc mở rộng ngành công nghiệp dệt may phục vụ một thị trường có khoảng 200 triệu khách hàng, đã mau chóng làm cho lực lượng lao dộng phổ thông bị cạn kiệt, và làm tăng mức lương bình quân. Mặc dù nửa đầu thập kỷ 60, tỷ lệ giữa lực lượng lao đông phổ thông (dưới 19 tuổi) ngang bằng với cơ hội việc làm cho họ, song tỷ lệ đó đã tăng lên khoảng 2 lần vào năm 1966 và khoảng 5 lần vào năm 1970. Tuy nhiên, phải nói thêm một nguyên nhân khác làm cho tình trạng khủng hoảng thiếu lao động phổ thông là do vào thời điểm này, mức thu nhập của người Nhật Bản đã được cải thiện một cách đáng kể, thanh niên đã có thể trang trải cho việc học tập tại các trong các trường địa học và cao đẳng để có một học vấn cao hơn, do vậy nhâu cầu kiếm sống bằng lao động chân tay không còn trở nên bức thiết.Sự khủng hoảng lao động phổ thông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cơ cấu công nghiệp trong nước và FDI. Trong nước, tỷ trọng các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng lao động cao đã giảm mạnh. Để duy trì thế mạnh của

những ngành công nghiệp đã từng giúp Nhật Bản phục hồi nhanh nền kinh tế thời kỳ sau chiến tranh, buộc Nhật Bản phải tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Các quốc gia dược họ lựa chọn trước hết là khu vực Đông Bắc á như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và ASEAN, nơi mà cũng như ở Nhật Bản khoảng 10 năm về trước, có một lực lượng lao dộng dồi dào, sẵn sàng làm việc với mức lương thấp. Có thể nói Nhật Bản bắt đầu kỷ nguyên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ thời kỳ này.

1.2. Chiến lược giải quyết vấn đề môi trường

Chiến lược FDI nhằm giả quyết vấn đề môi trường với mục tiêu chính là chuyển những ngành công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài, đồng thời đầu tư vào ngành khai thác và chế biến nguyên vật liệu, nhằm đảm bảo nguồn nguyên, nhiên liệu cho nền công nghiệp trong nước. Chiến lược này được Nhật Bản thực hiện ngay sau khi công cuộc công nghiệp hoá các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất thành công. Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất Nhật Bản đã được đặt nền móng từ trước chiến tranh thế giới II. ngay trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá(1950 – 1960), Nhật Bản đã nỗ lực mở rộng và hiện đại hoá lĩnh vực sản xuất quan trọng này. Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cho rằng: các ngành công nghiệp mà các nước công nghiệp phát triển xây dựng và có triển vọng tốt ở Nhật Bản cần phải được bảo hộ và nuôi dưỡng trong giai đoạn đầu tư của sự phát triển của chúng. Trên cơ sở đó, họ đã đề ra và cương quyết thực hiện “ công nghiệp hoá các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất”. Các ngành được lựa chọn phát triển gồm: năng lượng, luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, phân bón, hoá chất… Sự nỗ lực đó đã làm tăng tỷ trọng của ngành ông nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản.

Kết quả của quá trinh “ công nghiệp hoá những ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất” đã có những đóng góp to lớn cho sự thành công của

kỷ nguyên tăng trưởng cao. Song, trong một khoảng thời gian ngắn, việc phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất đã làm cho quốc đảo Nhật Bản bị ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và hệ sinh thái bị phá huỷ một cách tồi tệ. Đến cuối những năm70, ngoài vấn đề tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản đề cao vấn đề chất lượng cuộc sống. Do đó, trong các chính sách phát triển được hoạch, tăng trưởng kinh tế không còn là mục tiêu độc tôn, bên cạnh đó còn các mục tiêu khác như: ổn định chính trị, xã hội, nâng cao mức sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và sự hoà hợp quốc tế…, cái được mọi người biết đến dưới cái tên “đa giá trị”. Để đạt được “ đa giá trị”, Nhật Bản đã mở rộng không ngừng quá trình sản xuất ở nước ngoài dưới hình thức FDI. Bắt đầu từ đây Nhật Bản đã thực hiện cái gọi là chính sách dọn nhà - nghĩa là đưa những ngành công nghiêpj có thể gây ô nhiểm ra nước ngoài. Trong nước chỉ phát triển các ngành công nghiệp cần ít nguyên liệu, ít có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mục tiêu thực hiện chính sách “ dọn nhà” của Nhật Bản được thực hiện ở các nước ASEAN.

1.3. Chiến lược JDI liên kết

Chiến lược JDI vào ASEAN nhằm mở rộng thị trường, tăng cường liên kết được Nhật Bản tiến hành trong giai đoạn công nghiệp hoá lần thứ ba, là giai đoạn phát triển ngành công nghiệp chế tạo sản xuất sản phẩm tiêu dùng lâu bền như: ô tô, đồ điện gia dụng, thiết bị điện tử… và tiếp đó là quá trình sản xuất linh hoạt, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Chiến lược JDI liên kết được thực hiện trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Nhật Bản với Mỹ và Tây Âu bước vào giai đoạn căng thẳng nhất. Mục tiêu của chiến lược JDI liên kết là tìm liên minh mới, chiếm lĩnh thị trường, xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba nhằm giải quyết vấn đề xung đột thương mại. Bên cạnh đó, để ứng phó với việc đồng yên lên giá, quá trình sản xuất được mở rộng sang ASEAN để rồi nhập khẩu linh kiện điện tử từ ASEAN trở lại Nhật

Bản nhằm tối đa hoá lợi nhuận là chiến lược của nhiều công ty điện tử của Nhật Bản.

Tóm lại, các làn sóng cũng như các chiến lược JDI vào ASEAN đều là kết quả của những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Sự phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là các chính sách phát triển công nghiệp đã làm nảy sinh sự bất cân đối vĩ mô trong nội tại nền kinh tế Nhật Bản, đồng thời gây ra sự xung đột thương mại gay gắt giữa Nhật Bản với Mỹ và Tây Âu. Do đó, Nhật Bản đã sử dụng JDI như một công cụ quan trọng nhằm giải quyết các mâu thuẫn và xung đột nêu trên. Các điều kiện tự nhiên (giàu tài nguyên thiên nhiên), kinh tế xã hội (trình độ phát triển thấp, lực lượng lao động dồi dào với mức lương bình quân thấp…) của ASEAN đã vô hình chung biến khu vực này thành địa bàn đầu tư lý tưởng cho Nhật Bản trong việc thực hiện chiến lược “ tiếp cận nguồn lao động”, “ giải quyết vấn đề môi trường”, và “liên kết”. Với những điều kiện hiện nay (bối cảnh kinh tế toàn cầu, chiến lược JDI, chính sách thu hút FDI của ASEAN …), ASEAN vẫn tiếp tục là địa bàn đầu tư quan trọng của Nhật Bản.

2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Qua phân tích ở trên ta thấy đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN đều gắn liền với các chính sách của Nhật Bản, và đều thoả mãn với các chính sách hướng ngoại của các nước ASEAN. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá đất nước các nước ASEAN chủ yếu kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các ngành khai thác, những ngành sử dụng nhiều lao động, có thể nói đây là những ngành có thế mạnh của các nước ASEAN. Đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN ngoài mục đích thực hiện các chính sách của mình mà các nhà đầu tư Nhật Bản còn bị cuốn hút bởi tính hấp dẫn của chính sách thu hút FDI của các nước ASEAN. Cũng như các nước ASEAN Việt Nam hiện đang trong

giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục đích của chúng ta là đầu tư hướng vào việc thay thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu. Chúng ta cần học hỏi các nước đi trước trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là các nước ASEAN, trên thực tế thì các nước ASEAN đã rất thành công trong việc thu hút FDI đặc biệt là FDI của Nhật Bản. Qua việc phân tích quá trình đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN trong thời gian qua và các chính sách thu hút FDI của các nước ASEAN, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của Nhật Bản nói riêng như sau.

1* Về chính sách thuế:

Thuế là một trong những biện pháp có thể điều chỉnh để thu hút đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay chính sách thuế của ta là tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: thế lợi tức đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với từng loại công ty mà có các mức thuế khácc nhau, nhưng mức thuế trung bình đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là từ 10 đến 25% trong khi đó mức thuế lợi tức đối với các công ty trong nước là 32%. Với mức thuế này thì Việt Nam là một nước tương đối hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, tời gian miễn giảm thuế của Việt Nam là từ 2 đến 4 năm, trong khi đó các nước như Singapo và Malaixia thời gian miễn giảm thuế lợi tức là từ 3 đến 8 năm, thậm chí ở Singapo còn có loại hình doanh nghiệp được miễn thuế trong thời gian tối đa là 15 năm, ở Philippin thời gian miễn giảm thuế trung bình từ 4 đến 6 năm. Ngoài ra, ở Singapo còn có loại hình doanh nghiệp chỉ chịu mức thuế lợi tức là 4%/năm. Ngoài thuế lợi tức ra ở Philippin còn thực hiện việc miễn thuế thu nhập đối với người nước ngoài 3 năm kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Ở Philippin các khu kinh tế đặc quyền được hương rất nhiều ưu đãi về thuế như miễn thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chuyển lợi nhuận giữa các chi nhánh… mà Việt Nam chưa thực hiện. Tóm lại, chính sách thuế của Việt Nam là tương đối hấp

dẫn song còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta chưa thực hiện được, do đó làm giảm sức hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Điều này Việt Nam nên xem xét và dần hoàn thiện hơn.

2* Về các hình thức và tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài.

Hiện nay chúng ta đã gần như áp dụng tất cả các hình thức đầu tư nước ngoài mà trên thế giới thường áp dụng. Tuy nhiên, hình thức công ty cổ phần lại chưa được phép áp dụng tại Việt Nam, đây là một điều rất bất cập, hiện nay tất cả các nước ASEAN đều áp dụng loại hình này, chính vì thế Việt Nam cần xem xét và nên áp dụng ình thức này càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, tỷ lệ góp vốn quy định đối với người nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là không dưới 30% vốn pháp định, trên thực tế hiện nay các công ty liên doanh tại Việt Nam phần vốn góp của bên nước ngoài chiếm đa số. Vậy chúng ta có bị mâu thuẫn không khi mà chúng ta đang muốn nâng cao tỷ lệ vốn góp của bên Việt Nam. Trong khi đó chúng ta lại quy định mức góp vốn của bên nước ngoài là không dưới 30% vốn pháp định. Vấn đề góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN là vấn đề hoàn toàn tự do, không nước nào quy định tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài là bao nhiêu. Điều này Việt Nam cần phải học hỏi các nước đi trước.

3* Về chính sách thị trường:

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu không được bán hàng hoá ra thị trường nội địa. Đây là một quy định hoàn toàn cứng nhắc, việc này không xảy ra đối với các nước ASEAN, ví như đối với Philippin họ cho phép các doang nghiệp trong khu công nghiệp có thể trao đổi hàng hoá với thị trường nội địa một cách tự do.

4* Về chính sách sử dụng người lao động các nước ASEAN gần như không hạn chế trong việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng lao động là người ngoại quốc. Inđônêxia đã miễn giảm thuế đối với việc

sử dụng lao động là người nước ngoài. Bên cạnh đó, các nước đều áp dụng chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.Vấn đề này chưa được Việt Nam xem xét thực hiện.

5* Về hệ thống tài chính ngân hàng: Hiện nay hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và kém nhanh nhạy gây ra rất nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc vay vốn. Nhiều nước trong khu vực họ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hệ thống ngân hàng, nhiều ngan hàng nước ngoài đã được thành lập và hoạt động trên đất nước họ. Điển hình như Inđônêxia và Philippin gần đây cũng đã cải tạo lại hệ thống ngân hàng và đã có nhiều ngân hàng nước ngoài được thành lập tạo ra mối trao đổi tiền tệ thật thông thoáng nhanh gọn. Lãi suất cho vay đầu tư của các ngân hàng nước này cũng đã giảm đi rất nhiều điều này tạo ra sự hấp dẫn đối với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề này cần được Việt Nam học tập để mở rộng hệ thống ngân hàng nâng cao khả năng hoạt động tạo thuạan lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

6* Về chính sách đất đai: Đất đai ở Việt Nam là thuộc sở hữu của nhà nước, do đó các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam đều phải làm thủ tục thuê đất. Điều này rất bất lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, so với các nước trong khu vực thì vấn đề đất đai của Việt Nam kém hấp dẫn hơn cả. Các nước trong khu vực đều quy định quyền sở hữu đất đối với nhà đầu tư nước ngoài theo từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giao quyền sở hữu đất cho người nước ngoài ở Việt Nam là hoàn toàn không thể, chính vì vậy chúng ta cần xem xét để đưa ra một khung giá cho thuế đất phù hợp để các nhà đầu tư nước ngoài không cảm thấy quá đắt, thủ tục cho thuế đất phải nhanh gọn, thông thoáng hơn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7* Về thủ tục hành chính tất cả các nước trong khu vực đều đã dỡ bỏ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ASEAN TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 31 - 39)