Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 46)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu

Bảng 2. 7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 huyện Thanh Oai- Tp Hà Nội

TT Mục đích sử dụng Thanh Oai Diện tích (ha) Tỷ lệ % so với diện tích tự nhiên 12385.6 Đất nông nghiệp 8397.64 67.80

Đất sản xuất nông nghiệp 8044.19 64.94

1.1 Đất trồng cây hàng năm 7318.41 59.08

1.1 Đất trồng lúa 7099.27 57.31

1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nƣớc 6720.86 54.26 1.1.2 Đất trồng lúa nƣớc còn lại 378.41 3.05

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 219.14 1.76

1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 219.14 1.76 1.3.2 Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm

khác 0

2 Đất trồng cây lâu năm 725.78 5.85

2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 0

2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 125.91 1.01

2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 599.87 4.84

3 Đất lâm nghiệp 0

4 Đất nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt 332.59 2.68

5 Đất nông nghiệp khác 20.86 0.16

(Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện năm 2013)

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, huyện Thanh Oai – Tp Hà Nội có diện tích đất tự nhiên là 12385,6 ha; Đất nông nghiệp có diện tích 8397,64 ha, chiếm 67,8% diện tích tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp và chƣa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp là 8044,19 ha, chiếm 64,9% diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thủy sản 332,59 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp khác chỉ có 20,86 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng

44

năm là 7318,41 ha, chiếm 59,1% diện tích tự nhiên, trong đó đất lúa chiếm tỷ trọng lớn tới 7099,27 ha, chiếm 57,3% diện tích tự nhiên, còn lại là đất trồng cây hàng năm khác. 2.2.2 Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2013

Bảng 2. 8: Biến động diện tích đất nông nghiệp 2005-2013

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)

2005 2013 Tăng (+) giảm (-)

1 Đất nông nghiệp 8.767,98 8.397,64 - 370,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.489,91 7.318,41 - 171,5 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 709,86 725,78 + 15,92 1.2 Đất lâm nghiệp

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 341,78 332,59 - 9,19 1.4 Đất nông nghiệp khác 226,43 20,86 - 205,57

(Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện năm 2013)

Qua xem xét biến động tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2013 (bảng 2.8) nhận thấy:

Từ năm 2005 đến năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực có xu hƣớng giảm (chủ yếu là đất trồng lúa và đất nông nghiệp khác), bình quân mỗi năm đất trồng lúa giảm 21,44 ha và đất nông nghiệp khác giảm 25,6 ha đƣợc chuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất công cộng và đất kinh doanh phi nông nghiệp.

Từ những số liệu về biến động đất nông nghiệp trên đây cho thấy, trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có xu hƣớng giảm mạnh. Đất nuôi trồng thủy sản cũng có xu hƣớng giảm dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các loại đất nông nghiệp có xu hƣớng tăng trên địa bàn huyện trong những năm gần đây là đất trồng cây lâu năm.

2.2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu

2.2.3.1 Sự hình thành và phân bố của các loại hình sử dụng đất

Sự hình thành và phân bố của các loại hình sử dụng đất một mặt xuất phát từ tập quán sản xuất của nhân dân địa phƣơng, từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và gia đình, mặt khác căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của khu vực, chủ yếu là đất đai và nguồn nƣớc. Xem xét sự xuất hiện và phân bố của các loại hình sử dụng đất có thể thấy các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn các huyện gồm có:

45

- 2 vụ lúa: Lúa 2 vụ thƣờng đƣợc gieo trồng trên đất phù sa glây, đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm chủ động tƣới tiêu.

- 2 vụ lúa – 1 vụ màu: 2 vụ lúa – 1 vụ cà chua (hoặc lúa 2 vụ - bí xanh, cải dầu, dƣa hấu, ngô đồng, đậu tƣơng…) thƣờng đƣợc gieo trồng trên đất phù sa không bồi ở địa hình vàn đến vàn cao, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình.

- Lúa – cá: phân bố trên đất phù sa không đƣợc bồi, đất phù sa glây ở địa hình thấp trũng.

- Chuyên rau – màu: trồng 2-3 vụ/năm, với đa dạng rau màu các loại nhƣ đậu tƣơng, lạc, khoai lang, ngô… Đất trồng chuyên rau màu phân bố chủ yếu trên đất phù sa đƣợc bồi hàng năm, đất phù sa không đƣợc bồi có thành phần cơ giới cát pha thịt, đất thịt.

- Cây ăn quả lâu năm (nhãn, bƣởi): Phân bố trên phù sa không đƣợc bồi.

- Chuyên nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt: phân bố chủ yếu trên đất phù sa không đƣợc bồi ở các khu vực có địa hình thấp trũng, có nguồn nƣớc ngọt dồi dào.

- Hoa – cây cảnh: phân bố tại một số khu vực trên đất phù sa đƣợc bồi, đất phù sa không đƣợc bồi gần các điểm dân cƣ và thuận tiện về giao thông.

2.2.3.2. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất phổ biến trên địa bàn nghiên cứu

Khu vực huyện Thanh Oai, Hà Nội có tập đoàn cây trồng, vật nuôi khá phong phú, qua quá trình điều tra thực địa các loại sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu, kết hợp với số liệu điều tra nội nghiệp, có thể tổng hợp các loại hình sử dụng đất phổ biến trên địa bàn khu vực huyện Thanh Oai, Hà Nội gồm 7 loại, cụ thể nhƣ sau: 2 vụ lúa (lúa xuân – lúa mùa); 2 vụ lúa – 1 vụ (rau màu); 1 vụ lúa xuân – 1 vụ cá; chuyên rau – màu; cây ăn quả lâu năm (nhãn, bƣởi); nuôi trồng thuỷ sản; hoa - cây cảnh.

46

Bảng 2. 9: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất phổ biến khu vực huyệnThanh Oai, Hà Nội

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

2 Lúa (LUT1) Lúa xuân-lúa mùa (Khang dân, bắc thơm 7, Q5, TBR3, TBR4, BC15, RVT, nếp 97, nếp cái hoa vàng..)

2 lúa – 1 cây vụ đông (LUT2) Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông Lúa xuân – lúa mùa – đậu tƣơng Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang Lúa xuân – lúa mùa – cải bắp Lúa xuân – lúa mùa – cà chua Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây Lúa xuân – lúa mùa – hành, tỏi Lúa xuân – lúa mùa –súp lơ Lúa xuân – lúa mùa – su hào Lúa xuân – lúa mùa – dƣa chuột Lúa xuân – lúa mùa – lạc

Lúa – cá (LUT3) Lúa xuân – cá truyền thống (trắm cỏ, trôi, chép, cá mè, cá chim)

Chuyên rau, màu (LUT4) Lạc xuân – lạc mùa – ngô đông Lạc xuân – đỗ tƣơng – bắp cải sớm Dƣa chuột – lạc mùa – bắp cải muộn Đỗ tƣơng – lạc mùa – cà chua

Ngô xuân – rau các loại – rau các loại Lạc xuân – rau các loại – ngô đông Chuyên rau các loại

Cây ăn quả lâu năm (LUT5) Nhãn Bƣởi Cam canh

Nuôi trồng thuỷ sản (LUT6) Nuôi thủy sản ngọt (cá trắm cỏ, cá mè, cá chép, cá trôi, cá chim…)

Hoa, cây cảnh (LUT7) Hoa ly, cây ngũ quả, cây cảnh.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại năm 2013)

2.2.3.3 Mô tả một số loại hình sử dụng đất 1) Hai vụ lúa

47

Lúa xuân – Lúa mùa:

Diện tích hiện trạng năm 2013 là 7099.27 ha, phân bố ở hầu hết các loại đất phù sa trong khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vụ xuân ngƣời dân thƣờng gieo trồng các giống lúa thuần (nhƣ Khang Dân 18, Nếp 97, Bắc thơm sô 7, Q5). Các giống mới (TBR3, TBR4, BC15, RVT, nếp 97, nếp cái hoa vàng …)

- Vụ mùa có 2 trà lúa chính: lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ. Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 – 25/6, gặt khoảng từ 25/9-2/10. Vụ mùa chính vụ thƣờng gieo mạ cuối tháng 6, đầu tháng 7, cấy từ 10/7-15/7; gặt vào khoảng 10/10-15/10; Mùa chính vụ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần chiếm tới 85-90% tổng diện tích lúa mùa. Các giống đặc sản nhƣ: tẻ thơm, khang dân 18, nếp cái hoa vàng, nếp N97, nếp bắc thƣờng đạt khoảng 50,0 tạ/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ thấp (10-15%). Năng suất bình quân vụ mùa thấp hơn vụ xuân, bình quân khoảng 50,0- 60,0 tạ/ha.

- Ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai hiệu quả mô hình lúa Nếp cái hoa vàng cho thu nhập gấp 2 – 2,5 lần so với lúa thƣờng.

2) Hai vụ lúa-1 vụ (rau-màu):

Diện tích hiện trạng năm 2013 là 378.41 ha. Mô hình này có nhiều loại rau màu đƣợc trồng trong vụ đông luân canh trên đất 2 lúa, sau đây là mô tả loại hình sử dụng đất: lúa xuân – lúa mùa – cà chua

Hiện tại do trồng các giống có năng suất cao, áp dụng các biện pháp thâm canh nên cây cà chua đƣợc coi là loại cây trồng mang lại hiệu quả cao cho ngƣời dân. Đây là loại cây trồng khá phù hợp trên chân đất 2 lúa trong vụ đông, đậu tƣ cà chua đƣợc gieo trồng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Các giống cà chua đƣợc trồng chủ yếu nhƣ cà chua bao tử, cà chua nhót, cà chua Hồng Ngọc… Năng suất cà chua bình quân khoảng 134 tạ/ha. Nhìn chung, hệ thống sử dụng đất 2 vụ lúa-1 vụ cà chua là 1 trong các công thức luân canh 2 vụ lúa-1 vụ rau, màu cho hiệu quả kinh tế khá cao. Sản phẩm cà chua có thể cung cấp chủ yếu cho nhà máy chế biến nông sản hoặc tiêu thụ tự do trên thị trƣờng.

3) Loại hình sử dụng đất Lúa – Cá (1 vụ lúa xuân – 1 vụ cá):

Phân bố trên đất phù sa không đƣợc bồi, đất phù sa glây ở địa hình thấp trũng với cơ cấu 65-75% diện tích cấy lúa, chiếm 25-35% diện tích nuôi cá, ao cá thƣờng đào

48

sâu khoảng 0,8 – 1,2 mét ở bên cạnh là ruộng lúa hoặc ruộng lúa ở giữa và đào ao bốn phía xung quanh, diện tích bờ bao xung quanh chiếm khoảng 5%.

Hệ thống này thƣờng thả cá cùng thời điểm cấy lúa vụ xuân hoặc sau 1 đến 3 tuần cấy vụ xuân, khi lúa xuân đƣợc khoảng 45-60 ngày, nƣớc đƣợc đƣa vào ruộng lúa khảng 15-25 cm cũng là lúc có thể đƣa cá lên mặt ruộng, cá ăn sâu hại lúa và thải ra phân bón cho ruộng lúa, tuỳ theo từng giống cá, địa hình và khả năng tƣới tiêu mà ngƣời nông dân có thể nuôi nhiều giống thích hợp nhƣ cá rô phi, cá trắm cỏ, trôi, cá mè, cá chép, tôm… Thƣờng mô hình này nuôi theo hƣớng truyền thống với phƣơng châm tận dụng các sản phẩm tự nhiên nhƣ cỏ, rau xanh các loại…nên thƣờng có suất đầu tƣ thấp khá phù hợp cho khả năng của nhiều nông hộ…Tuy nhiên chỉ nên phát triển mô hình này ở những vùng đất thấp trũng sản xuất kém hiệu quả, hạn chế phát triển mô hình này nhằm giữ đất lúa, tăng cƣờng an ninh lƣơng thực.

4) Chuyên rau – màu (2, 3 vụ rau, màu/năm)

Đất chuyên rau – màu tập trung chủ yếu ở đất vƣờn trong các khu dân cƣ, các khu đất gò, bãi, bờ sông, ngòi, ao đầm nuôi thuỷ sản… Quy mô sản xuất nhỏ và không tập trung. Tuỳ theo lịch thời vụ của ngƣời nông dân mà trong 1 năm có thể trồng 2, 3 vụ, cá biệt, có nơi ngƣời nông dân có thể canh tác 4 vụ rau-màu các loại. Công thức luân canh đất chuyên rau – màu thể hiện chi tiết qua bảng 2.9. Hệ thống sử dụng đất này phân bố chủ yếu trên đất có thành phần cơ giới cát pha thịt, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, ở địa hình vàn đến vàn cao, tƣới nƣớc chủ động. Tuỳ điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng, khả năng bố trí lao động, khả năng và tập quán canh tác mà các cây trồng chuyên rau – màu đƣợc bố trí 2, 3 hoặc 4 vụ. Những cây trồng chính trong vụ xuân là cà chua, lạc xuân, rau các loại, vụ đông là rau các loại, dƣa các loại, hành, tỏi, cà chua, bắp cải, súp lơ…còn vụ mùa có thể trồng ngô, đậu, đỗ các loại, mùng tơi, rau đay, bí, bầu, rau muống, rau ngót…Đặc điểm của hệ thống này là cần dự báo nhu cầu thị trƣờng (đặc biệt là khi trồng các cây vụ đông) và khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng của ngƣời sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng bảo quản và chế biến nông sản nhằm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. 5) Cây ăn quả lâu năm

Trên khu vực chủ yếu trồng nhãn, vải, bƣởi, cam. Trong vài năm gần đây, do giá các loại quả (vải, nhãn) xuống thấp, hiệu quả kinh tế giảm, một số nơi đã chặt bỏ và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác (bƣởi diễn, cam canh, chuối tây…) có hiệu

49

quả kinh tế cao hơn. Trên khu vực đã ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

6) Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép, diêu hồng, lóc bong, rô đồng, tôm càng xanh..)

Diện tích hiện trạng năm 2013 là 332.59 ha. Huyện Thanh Oai, Hà Nội hiện nay đang tồn tại các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt là nuôi bán công nghiệp và nuôi cá nƣớc ngọt theo cách truyền thống với mức đầu tƣ thấp. Các giống cá truyền thống nhƣ cá trôi, mè, trắm cỏ, chim, chép, rô đồng…đƣợc nuôi khá phổ biến tại khu vực.

7) Hoa, cây cảnh

Trong những năm gần đây, hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế cao và là hƣớng phát triển mới cho địa bàn nghiên cứu. Diện tích đất trồng hoa, cây cảnh tập trung ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai. Có nhiều mô hình trồng cây cảnh với quy mô lớn, hấp dẫn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng khác.

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại khu vực nghiên cứu nông nghiệp chính tại khu vực nghiên cứu

2.3.1 Hệ thống cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp biến trên địa bàn và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy các huyện ngoại thành khu vực huyện Thanh Oai, Hà Nội có hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng với một số cây trồng chủ lực nhƣ lúa, ngô, khoai lang, cà chua, súp lơ, bắp cải, su hào, cà rốt, lạc, đậu tƣơng, đậu xanh, đậu đen, bí xanh, khoai tây, cải dầu, hành ta, bƣởi, nhãn, cây cảnh… Ngành nuôi trồng thuỷ sản có cá trắm cỏ, trôi, chép, mè… Trên địa bàn các huyện có 7 loại hình sử dụng đất phổ biến (LUT), gồm các LUT: 2 vụ lúa, 2 vụ lúa-1 cây vụ đông, lúa-cá, chuyên rau- màu, cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, hoa-cây cảnh.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội: 1) Năng suất một số loại cây trồng, vật nuôi chính

Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng, vật nuôi đƣợc trình bày ở Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn nghiên cứu đạt mức trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội.

50

Bảng 2. 10: Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính năm 2013 Loại cây trồng, vật nuôi Năng suất (tạ/ha) Loại cây trồng, vật

nuôi

Năng suất (tạ/ha)

Lúa xuân 61,90 Khoai tây 66,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lúa mùa 56,98 Dƣa chuột 223,0

Đậu tƣơng 17,90 Su hào 198,0

Ngô 51,0 Hành tỏi 105,0

Cà chua 134,00 Bắp cải 218,0

Lạc 22,70 Nhãn 47,3

Khoai lang 80,0 Bƣởi 200,0

Súp lơ 198,1 Cam canh

Sắn 220,0 Cá trắm cỏ 72,5

Bí đỏ 234,0 Cá chép 70,0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại năm 2013)

2) Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính và một số loại hình sử dụng đất chính đƣợc tổng hợp ở bảng 2.11

- Xét theo cây trồng, vật nuôi:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cơ cấu cây trồng, cà chua cho GTGT/ha/vụ canh tác cao nhất (71,54 triệu đồng), tiếp đến là hành tỏi, lạc xuân, khoai tây, bí đỏ, súp lơ, bắp cải, su hào… Cây ngô cho GTGT/ha canh tác thấp nhất (19,8 triệu đồng), tiếp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 46)