quan hệ với một khách hàng triển vọng nào đó thông qua gửi những thông điệp quan tâm nhân dịp sinh nhật hay lễ kỷ niệm chẳng hạn, thể hiện sự chú ý tới khách hàng hay trao những phần thưởng về sự gắn bó của khách hàng.
Đặc điểm của phương thức tiếp thị trực tiếp mang lại những triển vọng hấp dẫn cho các nhà tiếp thị địa phương. Đây là một phương thức hiệu quả để tìm những khác hàng tiên phong trong các doanh nghiệp tiềm năng, những doanh nghiệp có những sản phẩm mới, các cư dân tương lai, những người tìm nơi nghỉ mát và các đối tượng tiếp thị địa phương khác. Một khi đã tập hợp được những người tiên phong, những người mở đầu dám chấp nhận thách thức, tiếp thị trực tiếp có thể đưa ra những lời mời gọi xa hơn, kiểm tra lợi ích và đo lường khả năng sẵn sàng tham gia giao dịch của đối tượng tiếp thị, kiểm soát được thị trường tiếp thị. Vì những lý do này, trong thời gian tới tiếp thị trực tiếp sẽ chiếm một phần ngân sách lớn hơn của hoạt động tiếp thị.
1.2.5. Quan hệ công chúng và hoạt động khuyếch trương khác
1.2.5.1.Quan hệ công chúng
a. Khái niệm
Quan hệ công chúng là hoạt động tạo ra mối quan hệ với nhân dân, công chúngphường xã, trong và ngoài nước nhằm truyền tin thông qua biện pháp như tuyên truyền, đóng góp từ thiện, nói chuyện, ..
Quan hệ công chúng (PR – Public Relations): “là nỗ lực xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với công chúng bằng cách tích cực làm cho mọi người biết đến, xây dựng một hình tượng quần chúng tốt và xử lý hay ngăn chặn những lời đồn đại, những câu chuyện và sự cố bất lợi. Những công cụ chính của công tác PR bao gồm quan hệ báo chí, quảng bá một số sự kiện và vận động hành lang”
Việc đưa ra ý tưởng là vấn đề được cân nhắc đầu tiên, bước tiếp theo chọn các phương tiện chuyển tải, một số tờ báo và các ấn bản phẩm thương mại địa phương thường xuyên đăng tải những sự kiện kinh doanh nhất định nào đó - đặc biệt là các chương trình khuyến mãi, tuyển dụng nhân viên mới hay các hoạt động kỷ niệm, lễ hội. Mặc dù những tin tức này không phải lúc nào cũng nằm trên trang nhất của tờ báo, nhưng chúng sẽ đảm bảo rằng bạn có thể đăng tải câu chuyện PR của mình lên tờ báo mình muốn, và bạn nên tận dụng lợi thế đó.
Quan tâm thỏa mãn nhu cầu của giới báo chí: Để nhận được sự trợ giúp đắc lực của báo chí và đài truyền hình trong việc quảng bá kinh doanh, câu chuyện và vấn đề đưa ra thực sự phải có sự lôi cuốn, thông thường giới truyền thông đơn giản sẽ không để mắt tới nhu cầu của bạn và họ chỉ đăng tải các câu chuyện PR nếu nó đáp ứng được các mối quan tâm của họ, cần lưu tâm, lưu ý điều này và đơn giản hoá các câu chuyện PR gửi cho họ
Câu chuyện PR là một trong những công cụ có mức chi phí không cao, nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng. Một câu chuyện hay sẽ giúp khuếch trương bất cứ điều gì liên quan đến các hoạt động kinh doanh mà bạn mong muốn. Ngược lại, với nội dung không có giá trị chi tiết nghèo nàn, văn phong khô cứng sẽ không thể thu hút được sự quan tâm của giới báo chí, cho dù đề tài mà nó nhắc đến có giá trị thế nào chăng nữa.
Chuyện PR đưa ra là những tư liệu ngắn được sử dụng để lôi kéo sự chú ý, quan tâm của giới truyền thông đối với một sự kiện hay một vấn đề nào đó trong công ty bạn. Khi đọc hay xem xét một chuyên mục hay các tờ báo địa phương và xem xét cẩn thận các chương trình truyền hình để xác định đâu là thông tin được giới truyền thông quan tâm nhiều nhất. Bạn cũng nên quan sát xem các công ty trong lĩnh vực hoạt động của bạn sử dụng các câu chuyện PR nào, từ đó có thể tìm ra những ý tưởng tốt hơn cho câu chuyện của bạn.
(ác vấn đề marketing- dịch từ Business known how)
Chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết: Hãy khẳng định ngay trong nội dung các câu chuyện PR của công ty bạn rằng chủ doanh nghiệp và CEO người mà giới báo chí mong muốn gặp mặt luôn sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn, thông thường câu chuyện PR cũng đánh giá cao hơn các câu chuyện PR có nhắc đến tên của một số người không thuộc công ty bạn, bởi vì các phóng viên họ có thể sẽ mong muốn gặp gỡ và trò chuyện với họ để “làm cơ sở” cho câu chuyện của bạn, tập trung vào hỏi các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh hay các chuyên gia trong ngành xem liệu họ có sẵn lòng được phỏng vấn như vậy hay không, sự đồng ý bạn cần đưa vào ngay tên, số điện thoại và địa chỉ email của họ vào câu chuyện PR của bạn.
Căn cứ đúng vào tình hình: Không nên đề cao quá mức, đừng dẫn dắt câu chuyện bằng các con số bán hàng ấn tượng, việc tự đề cao quá mức không bao giờ giành được cảm tình của giới báo chí. Không nên nói sản phẩm hay dịch vụ của bạn là “tuyệt vời, độc nhất vô nhị” đặc biệt là khi sự thực không như vậy. Bạn hãy trình bày thật cụ thể, bạn nên nói với người đọc những thông tin chính xác và duy nhất về sản phẩm/dịch vụ của bạn, thay cho việc lớn tiếng nói rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn là tốt nhất. Nội dung cơ bản: Câu chuyện PR của bạn nên có những thông tin quan trọng, chủ chốt như tên họ của nhân viên liên lạc, trụ sở kinh doanh, số điện thoại, địa chỉ email và trang web...Một đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động kinh doanh của bạn và đặt vào cuối mỗi câu chuyện PR. Hãy thể hiện nó bằng các câu văn ngắn gọn, giản dị và vui tươi. Ngắn gọn: Nếu dài hơn hai trang giấy thì câu chuyện PR của bạn bị xem là quá dài dòng. Câu chuyện PR lý tưởng chỉ nên gói gọn trong một trang.
Bạn nên sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi đi câu chuyện PR của mình, chỉnh sửa bạn có thể nhờ một ai đó đọc lại, tìm xem có lỗi hoặc sai sót nào không. Nên đưa câu chuyện tới nhiều người tham khảo, thậm chí cả những nhà văn chuyên nghiệp nhất cũng mắc lỗi, và nếu bạn không là một chuyên gia trong lĩnh vực này, thì bạn càng không nên ngần ngại khi để người thứ hai, thứ ba đọc lại câu chuyện PR của bạn trước khi gửi tới giới truyền thông.
Công tác PR có sức lôi cuốn nhờ ba phẩm chất riêng sau đây: