III. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty và những khó khăn tồn tại mà doanh nghiệp cần khắc phục
1. Yếu tố chủ quan
1.3. Trình độ tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Với khối lượng đồ sộ thiết bị máy móc, hàng hoá và dịch vụ kèm theo nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật đòi hỏi một số vốn tương ứng rất lớn. Huy động trong nước đủ lượng vốn cho nhập khẩu nhiều công trình thiết bị toàn bộ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hiện nay là điều chưa thể thực hiện được đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Câu hỏi luôn đặt ra đối với các nhà nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là làm sao để sử dụng nguồn vốn bỏ ra một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là việc huy động được nguồn vốn quý báu ấy không phải dễ dàng, song làm sao để cho nguồn vốn đó phát huy tác dụng tích cực còn khó hơn nhiều.
Là một doanh nghiệp thương mại nên nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy, Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì sẽ nâng cao hiệu quả của Công ty. Tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động còn nhiều hạn chế, không chỉ do việc quản lý còn chưa hiệu quả, Công ty còn chưa sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Trong quản lý Công ty, nguồn vốn lưu động chưa phân bố về các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu nên nguồn vốn lưu động trong Công ty bị chia nhỏ đến 7 lần. Nguồn vốn này tuy lớn nhưng khi bị chia nhỏ ra như vậy thì không thể đảm bảo trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu vì vậy các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn
gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường rất dài nên mức lãi suất phải trả ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí kinh doanh. Nếu nguồn vốn lưu động của công ty được quản lý tập trung thì việc vay nợ ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều, điều này sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn lưu động, Công ty còn phải phát huy hiệu quả nguồn vốn cố định. Trong Công ty, nguồn vốn cố định chiếm 20% trong nguồn vốn kinh doanh, một tỷ lệ hợp lý đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuần. Nguồn vốn cố định bao gồm giá trị văn phòng, phương tiện thông tin liên lạc, việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định cũng là vấn đề đặt ra đối với công ty. Hiện nay thiết bị văn phòng vẫn còn sử dụng một cách không hợp lý, có những thiết bị dư thừa như điện thoại nhưng cũng có những thiết bị còn thiếu như máy tính (có phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ có 2 máy tính/6 cán bộ. Mà việc sử dụng máy tính là rất cần thiết cho nhu cầu kinh doanh).
Không thể phủ nhận một điều rõ ràng là một phần nguồn vốn của nhập khẩu đó không từ đâu khác mà chính là từ lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Xuất khẩu để tạo vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu nhằm góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, hỗ trợ và đẩy mạnh cho xuất khẩu. Vì thế, nếu thiết bị toàn bộ được nhập khẩu về không được đánh giá đúng và sử dụng một cách hiệu quả thỉ sẽ kìm hãm sự phát triển và gây lãng phí cho nền kinh tế. Do vậy, việc có những chính sách đồng bộ và đúng đắn để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng tích cực tới nhập khẩu nói chung và nhập khẩu thiết bị nói riêng.
Vốn là nhân tố quan trọng thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu hoạch định nhu cầu vốn kinh doanh để làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương án sử dụng vốn, huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi
tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng việc nghiên cứu biến động của thị trường tiền tệ đặc biệt là sự biến động của các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, EURO...
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh có rất nhiều biến động. Chính vì vậy, nhân tố quản lý đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc quản lý tốt nguồn vốn của Công ty là rất cần thiết, góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ không cần phải vay vốn nước ngoài cũng như trông chờ vào viện trợ nước ngoài để nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật để rồi sau đó Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu máy móc thiết bị và công nghệ trên thị trường quốc tế.