Thực trạng chính sách thương mại hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

2.3.5.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu.

Trong thời gian qua với nền kinh tế mở, thương mại của Việt Nam đã có sự thay đổi như đa dạng hóa sản phẩm và mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến sâu, giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu thô, khai thác tiềm năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và nỗ lực tìm kiếm những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế như sau:

- Sản phẩm của Việt Nam còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại. Nguyên nhân là do thiếu chính sách khuyến khích và chưa thực sự quan tâm đúng mức tới nghiên cứu cải tiến mẫu mã, thiết kế, chế tạo mẫu mới phù hợp thị hiếu, nhu cầu khách hàng. Hoạt động thiết kế mẫu mã đã có trong một số ngành như dệt may, gia dầy, thủ công mỹ nghệ, cơ khí xuất khẩu nhưng còn nhiều hạn chế. Nhiều DNNVV còn phải dựa vào mẫu do khách hàng gửi đến.

- Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong khi lao động ở các DNNVV nhìn chung đang dư thừa nhiều. Xuất khẩu dạng thô không những có giá trị sản phẩm thấp mà còn làm nhanh chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Trong mấy năm gần đây, tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát triển của những ngành sản xuất nguyên liệu, nhất là nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Thực tê cho thấy, xuất khẩu hàng thô và sơ chế thì vốn ít, dễ tìm thị trường, nhưng giá trị xuất khẩu thấp, còn xuất khẩu hàng đã qua chế biến thì giá trị cao nhưng lại khó kiếm thị trường.

- Chất lượng sản phẩm hàng hóa của DNNVV còn kém, lại không ổn định, rất khó cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay cả trên thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường nước ngoài.

Nhìn chung, các DNNVV Việt Nam vẫn còn ở trong tình trạng sản xuất manh mún, các sản phẩm chỉ dừng lại ở một vài loại, không có nhiều sản phẩm “độc đáo”. Nguyên nhân là do bản thân các DNNVV còn yếu kém trong năng lực sản xuất và Nhà nước thiếu hệ thống chính sách hỗ trợ nói chung và hỗ trợ thương mại nói riêng đối với doanh nghiệp này trong nền kinh tế.

2.3.5.2 Chính sách thị trường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong mấy năm qua, chính sách thương mại của Việt Nam đã có nhiều tác động mạnh mẽ tới việc mở rộng thị trường nước ngoài, khai thông thị trường nội địa. Tuy nhiên, chính sách phát triển thị trường trong thời gian qua còn một số hạn chế gây không ít khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

2.3.5.2.1 Đối với thị trường nội địa.

Việc xác định hệ thống các kênh lưu thông từ sản xuất đến tiêu thị chưa thực hiện hiệu quả. Trong thời gian qua, khâu này yếu vẫn do tư thương làm nhiều mà doanh nghiệp thương mại tư nhân vẫn là loại hình quy mô nhỏ buôn bán kiểu “phi vụ” qua nhiều khâu trung gian. Điều đó dẫn đến tình trạng ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh còn mang tính tự phát. Chưa có tổ chức, biện pháp hỗ trợ DNNVV trong nền kinh tế. Việc quản lý thị trường còn nhiều sơ hở, dẫn tới tình trạng hàng lậu tràn lan, hàng giả gia tăng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và người sản xuất.

Cac DNNVV rất thiếu thông tin về thị trường, khách hàng công nghệ, đối thủ cạnh tranh,… Một số doanh nghiệp chỉ có thông tin chắp vá, không có điều kiện kiểm tra. Vì vậy, các DNNVV thường chịu nhiều thua thiệt.

Nhà nước đã cố gắng thay nhiều biện pháp phi thuế quan bằng các chinh sách thuế quan hiệu quả hơn. Song việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu còn được áp dụng tương đối nhều trong việc bảo hộ một số mặt hàng. Việc bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu có rất nhiều tác hại mà một trong những tác hại lớn do việc bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu gây ra tình trạng độc quyền khá nhiều dưới các hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w