Giải pháp đối với ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.doc (Trang 37 - 39)

- Nâng cao tốc độ phát triển của ngành thuỷ sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.

- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng – nguyên liệu tới thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ; nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cùng xuất khẩu vào Mỹ.

- Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá thành hạ, tập trung nuôi trồng và chế biến các mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu vào Mỹ lớn. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đạt yêu

cầu, quy định nhập khẩu thủy sản của Mỹ đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ.

Qua thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ có thể thấy hoạt động xúc tiến thuỷ sản hoàn toàn tự phát, chưa có tổ chức thường xuyên và chặt chẽ. Do đó, Việt Nam cần có một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xúc tiến thương mại để quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. Cơ quan này có thể cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rồi thu lệ phí. Tiếp đó, tiến hành nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ và thế giới, đề xuất viêc tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch quảng cáo hàng thuỷ sản Việt Nam tại Mỹ hay trợ giúp và đào tạo kĩ thuật cho cán bộ thị trường của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu.

- Thực hiện các biện pháp bảo hộ, chống bán phá giá

Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhằm đối phó với những vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và mới đây là vụ kiện bán phá giá tôm... đang có xu hướng ngày càng tăng lên trên thị trường Mỹ thì Chính phủ cần nghiên cứu thực hiện các biện pháp bảo hộ, chống bán phá giá như:

+ Tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường .

áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ và trợ giúp các doanh nghiệp khi bị kiện bán phá giá như thành lập các quỹ trợ giúp theo đổi các vụ kiện, tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, chuẩn bị cho họ những hành trang kiến thức cần thiết...

+ Phát huy vai trò của các hiệp hội chuyên ngành hoặc của các tổ chức nhóm sản phẩm thuỷ sản, tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp để làm mạnh thêm năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. Cụ thể như trong vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ,hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VASEP đã tập hợp được 14 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa cùng nhau chia sẻ chi phí , kiên quuyết theo đuổi vụ kiện đến cùng.

- Sử dụng quy tắc của WTO để đối phó với nước ngoài thực hiện biện pháp chống bán phá giá.

- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w