MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DỆT MAY

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay (Trang 29)

c. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dệt may

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DỆT MAY

NGÀNH DỆT MAY

Nhận xét chung về tình hình quản trị nhân lực dệt may - Những ưu điểm của nguồn nhân lực dệt may

+ Nguồn nhân công dồi dao, giá rẻ, có phẩm chất cần cù sáng tạo, tiếp thu nhanh

+ Các doanh nghiệp ngành dệt may đã chú trọng ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người lao động : ngoài trả mức lương không thấp hơn mức lương bình quân trên thị trường, công ty cam kết cứ một năm tăng lương 10%, riêng đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật áp dụng chính sách lương linh hoạt, hướng đến việc trả lương theo thị trường để giữ chân họ.

+ Thường xuyên có các hội nghị của các doanh nghiệp dệt may bàn về các vấn đề còn tồn tại, trong đó nguồn nhân lực đang là vấn đề nóng hiện nay.

+ Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn và mạnh dạn giao quyền cho người lao động.

+ Phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may ngày càng được sự quan tâm của nhà nước : Bộ Công Thương đã đã ban hành một chương trình đào tạo nhân lực ngành dệt may tới năm 1015 và tầm nhìn 2020, dựa trên việc xác định các nhu cầu sử dụng lao động cụ thể trong từng lĩnh vực, chiến lược này đã đưa ra kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng sự thiếu hụt lao động triền miên như hiện nay.

- Hạn chế.

+ Nguồn nhân lực dồi dào nhưng số lượng các doanh nghiệp dệt may tăng quá nhanh dẫn, trong khi mức lương còn thấp dẫn đến nguồn nhân lực vẫn ở mức thiếu.

+ Lực lượng lao động cấp cao lao động lành nghề qua đào tạo vẫn ở mức thấp so với số lượng cơ sở đào tạo quá ít nên thiếu chuyên gia công nghệ,

quản lý cấp trung và cấp cao, đặc biệt là thiếu lực lượng thiết kế phù hợp với thời kì hội nhập, sinh viên chưa ra trường đã được nhận từ trước.

+ Thiếu về vốn, điều kiện làm việc và sinh hoạt tại một số doanh nghiệp còn nghèo nàn, thiếu chuyên gia công nghệ, năng suất lao động thấp nên đòi hỏi cần nhiều lao động.

+ Trong tình trạng thiếu lao động nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng vào đào tạo mà chỉ lo tìm nguồn lao động thay thế. Mặc dù đã nói nhiều đến các biện pháp giữ chân người lao động nhưng thực tế có không ít chưa thực hiện được một cách thực sự, nói nhiều nhưng làm thì ít. Chính sách đầu tư nguồn nhân lực chưa được nhiều doanh nghiệp dệt may gắn với chiến lược phát triển doanh nghiệp và thay vì tìm cách ổn định nguồn nhân sự, nhiều doanh nghiệp cứ chạy tìm cách “vá víu” lao động bỏ việc.

-Để nâng cao, phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có những biện pháp cụ thể, muốn vậy thì doanh nghiệp luôn phải đi theo một số định hướng phát triển nguồn nhân lực :

+ Luôn gắn nhu cầu, lợi ích của người lao động với nhu cầu, lợi ích của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp thu hút, giữ chân và phát triển năng lực cho người lao động.

+Coi trọng vai trò của nguồn nhân lực, tử đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động đào tạo này cần phải có kế hoạch cụ thể theo từng bước : dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực của doanh nghiệp; lựa chọn đối tượng, hình thức, phương pháp đào tạo; tổ chức thực hiện; cần dành nguồn kinh phí phù hợp cho đào tạo và kiểm tra chất lượng đào tạo.

+ Có sự kết hợp đồng bộ giữa các biện pháp phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp với các chính sách của nhà nước đối với ngành dệt may.

Các định hướng đó như là “ xương sống” mà thiếu nó các chính sách về nhân lực của ngành dệt may rất khó có thể thực hiện.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, ngành dệt may càng ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào về cả số lượng và chất lượng. Và vấn đề khó khăn đối với ngành dệt may không phải là thiếu việc làm mà là thiếu lao động. Một ngành xưa nay lực lượng lao động dồi dào, chiếm phần lớn lao động toàn quốc nhưng giờ lại phải luẩn quẩn trong vấn đề về nguồn nhân lực. Đặc biệt là khi tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp dệt may muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đầu tư vào nguồn nhân lực là một chiến lược đầu tư dài hạn và sinh lợi, bởi vì nâng cao chất lượng lao động chính là nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Một đặc trưng của ngành dệt may là thâm dụng nhiều lao động, vì vậy nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng đối với ngành. Xuất phát từ vai trò của con người, ta thấy rõ vai trò cần thiết của hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong đó bao gồm cả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may ngày càng phải quan tâm đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực hơn nữa để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là với các đối thủ nước ngoài khi mà Việt Nam càng ngày càng hội nhập với nên kinh tế thế giới. Trên đây là đề tài “ Quản trị nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay “. Dù rất cố gắng nhưng, đề tài còn có nhiều thiếu sót, vì vậy em mong được sự góp ý của thầy. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w