Đánh giá cơ hội,thách thức, điểm mạnh, điểm yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam (Trang 32 - 36)

Trên cơ sở phân tích môi trường ngoài doanh nghiệp ta thấy những cơ hội và cũng nhiều những thách thức đối với công ty TNHH BMG Việt Nam

1.1. Cơ hội

- Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường tạo ra cơ hội lớn để sảm phẩm Chinsu cạnh tranh với thị trường thế giới. Nâng cao chât lượng cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như phân phối sản phẩm.

- Thu nhập của người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu của người dân về sản phẩm của công ty ngày càng lớn, việc kinh doanh sản phẩm ngày càng phát triển, đội ngũ nhân lực ngày càng mởi rông.

- Các chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho việc xây dựng và duy trì môi trường cạnh tranh của đội ngũ lao động trong nước, nâng cao năng lực làm việc của người lao động.

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ quản lý.. giúp cho năng suất lao động của nguồn nhân lực tăng lên, ứng dụng những công nghệ mới làm giảm thời gian lao động mà hiệu quả công việc rất lớn.

- Thị trường lao động chất lượng ngày càng cao, cơ hội cho công ty phát triển nguồn nhân lực rộng khắp ngày càng lớn.

1.2. Thách thức

- Việt Nam gia nhập WTO tạo một thách thức lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ đặc biệt là các đối thủ nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam với lợi thế về vốn, trình độ công nghệ, quản lý cao cấp...

- Nhà nước đưa ra những chính sách quản lý về thuế thu nhập, gây khó khăn trong việc cố gắng của nhân viên. Vì nhân viên có mức lương suyt soát mức lương phải đóng thuế, họ sẽ hạn chế ở ngay ở mức không phải đóng thuế.

- Tụt hậu về nhân lực so với thị trường, vì nguồn nhân lực của công ty trình độ không cao, trong khi trên thị trường nguồn nhân lực cao ngày càng đông.

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu

Trên cơ sỏ phân tích khả năng cạnh tranh và môi trường bên trong của công ty TNHH BMG Việt Nam chúng ta sẽ đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu sau:

2.1. Điểm mạnh

- Thương hiệu Chinsu đã được khẳng định, điều này sẽ tạo được niềm tin trong khách hàng, cũng như dễ dàng trong việc tiếp cận khách hàng.

- Các sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng cao, dễ cạnh tranh. Để thông tin đến được với người tiêu dùng thì phải có những kế hoạch cụ thể.

- Có chiến lược tổng thể từ công ty Masan, có mục tiêu là con người Masan soi đường

- Các lỗ lực của nhân viên trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục vẫn là thế mạnh cốt lõi của công ty

- Địa bàn bao phủ rộng khắp, từ Nam ra Bắc. Khu vực Hà Nội của công ty BMG quản lý có hệ thống giao thông thuận lợi, có sự phân bố nhà phân phối đồng đều, phương tiện vận chuyển thuận tiện

- Nhân viên năng động, nhiệt tình, chịu khó học hỏi và rút kinh nghiệm.

- Giám sát kinh doanh được đào tạo tốt, trình độ cao, không ngừng học hỏi, kịp thời phản ứng nhanh với biến động của thị trường.

- Chiến lược, kế hoạch đào tạo thiết thực, các chính sách đãi ngộ nhân sự hợp lý làm cho nhân viên yên tâm công tác

- Sụ cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh đòi hỏi nhân viên phải tự đổi mới, hoàn thiện bản thân.

2.2 Điểm yếu

- Nguồn nhân lực không đồng đều về trình độ.

- Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn quá ít.

- Công ty còn trẻ, đội ngũ quản lý kinh nghiệm còn thiếu. Do đó việc quản lý và điều hành công ty còn gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn nhân lực còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, do đó công tác chăm sóc khách hàng chưa được chu đáo.

- Sản phẩm trong ngành trên thị trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nhân viên phải nắm bắt được để có phương án cạnh tranh.

- Hiện tượng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng làm cho niềm tin vào sản phẩn của công ty giảm đi. Khí đó đòi hỏi nhân viên phải thông thạo, giúp khách hàng phân biệt và tin tưởng vào sản phẩm.

- Hệ thống nhà phân phối phát triển đến mức độ phải đầu tư thêm vào đội ngũ nhân viên và nhà phân phối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam (Trang 32 - 36)