Nguyễn Huệ khiển điệt Nguyễn Quang Hiển nhập cận tứ yến chi đồ

Một phần của tài liệu AN NAM CHIẾN ĐỒ (Trang 48)

Nguyên văn 黎維祁復國後,不能自立,一聞阮惠復來又即逃奔內地。天厭其德, 誠非虛語。予維奉天,曷敢違越不值,復興兵衛彼復國也。 嗣據福康安奏阮惠再四籲懇,悔罪歸順出於至誠。予亦不欲為已甚, 因即允其所請撤兵。阮惠先遣其親姪阮光顯入覲輸悃,並稱明歲當親 詣闕廷祝釐,因以乞封。 昨接表文,嘉其情詞真摯,急欲得天朝封號為榮遂即勅封為安南國王 。茲阮光顯來至山莊正屆萬壽節,令其一體與宴用示恩榮。 Dịch âm

Lê Duy Kỳ phục quốc hậu, bất năng tự lập, nhất văn Nguyễn Huệ phục lai hựu tức đào bôn nội địa. Thiên yếm kỳ đức, thành phi hư ngữ. Dư duy phụng thiên, hạt cảm vi việt bất trị, phục hưng binh vệ bỉ phục quốc dã.

Tự cứ Phúc Khang An tấu Nguyễn Huệ tái tứ dụ khẩn, hối tội qui thuận, xuất ư chí thành. Dư diệc bất dục vi dĩ thậm, nhân tức doãn kỳ sở thỉnh triệt binh. Nguyễn Huệ

tiên khiển kỳ thân điệt Nguyễn Quang Hiển nhập cận thâu khổn, tịnh xưng minh tuế đương thân nghệ khuyết đình chúc li, nhân dĩ khất phong.

Tạc tiếp biểu văn, gia kỳ tình từ chân chí, cấp dục đắc thiên triều phong hiệu vi vinh, toại tức sắc phong vi An Nam quốc vương. Tư Nguyễn Quang Hiển lai chí sơn trang, chính giới Vạn Thọ Tiết, lệnh kỳ nhất thể dữ yến dụng thị ân vinh.

Dịch nghĩa

Lê Duy Kỳ lấy lại được nước rồi, không có khả năng tự lập, vừa nghe Nguyễn Huệ quay lại lập tức chạy về nội địa (tức Trung Hoa). Trời ghét đức của y không phải là lời nói ngoa. Ta chỉ biết thờ trời, đâu dám vượt qua những điều mà trời không muốn, để lại một lần nữa hưng binh phục quốc cho y.

Khi Phúc Khang An tâu lên Nguyễn Huệ mấy lần khẩn thiết kêu xin hối tội qui thuận quả có dạ chí thành. Ta cũng không muốn chấp nhất nên mới bằng lòng lời thỉnh cầu triệt binh. Nguyễn Huệ trước hết sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển vào chầu để tỏ tình thực, lại xin sang năm đích thân sang cung khuyết chúc thọ, nhân dịp xin phong vương.

Tiếp được biểu văn càng thấy lời lẽ, mong sớm được phong hiệu của thiên triều cho thêm vinh hiển nên mới sắc phong làm An Nam quốc vương. Nay Nguyễn Quang Hiển đến sơn trang đúng vào kỳ Vạn Thọ Tiết nên cho dự yến chung với mọi người để tỏ ân tình của ta. Nguyên văn 誰能不戰屈人兵 戰後畏威懷乃誠 黎氏可憐受天厭 阮家應與錫朝禎 今秋已自親姪遣 明歲還稱躬己行 似此輸誠外邦鮮 嘉哉挪忍靳恩榮 乾 隆 己 酉 仲 秋 御 筆 Dịch âm

Thuỳ năng bất chiến khuất nhân binh Chiến hậu uý uy hoài nãi thành

Lê thị khả liên thụ thiên yếm Nguyễn gia ưng dữ tích triều trinh

Kim thu dĩ tự thân điệt khiển Minh tuế hoàn xưng cung kỷ hành Tự thử thâu thành ngoại bang tiển

Gia tai na nhẫn cận ân vinh Càn Long Kỷ Dậu Trọng Thu ngự bút

Dịch nghĩa

Ai không giao chiến mà có thể khuất phục được địch? Sau cuộc chiến lại làm cho sợ hãi mà thành thực qui phục

Thương thay cho họ Lê đến trời cũng chán ghét Còn nhà Nguyễn thì nên được hưởng phúc triều đình

Mùa thu năm nay sai cháu ruột đến Sang năm lại xin được đích thân qua Thành thực như thế ngoại bang thật hiếm có Việc như thế không lẽ lại không vinh dự hay sao?

KẾT LUẬN

-o-

Chúng ta không ai không biết đến những posters của các “nghệ sĩ nhân dân” - được sản xuất hàng loạt dưới thời Mao Trạch Đông ở Hoa lục cũng như tại những quốc gia Cộng Sản khác - vẽ những công nhân bắp thịt cuồn cuộn đầy vẻ tự tin, những nông dân mặt tươi như hoa bên cạnh đồng lúa chín vàng hay những thiếu nhi khăn quàng đỏ hồng hào, mập mạp ... dùng để phát động những chính sách lớn. Những nhà thơ của chế độ cũng thi nhau sáng tác văn chương phụ hoạ và đề cao đường lối của nhà nước trong các chiến dịch “Bước Tiến Nhảy Vọt” hay “Cách Mạng Văn Hoaù”. Trong khi ở các quốc gia Âu Mỹ, bích chương thường nhắm vào mục tiêu thương mại thì tại Trung Hoa, những tranh vẽ đó có mục tiêu chính trị nhiều hơn.

Những bức Đắc Thắng Đồ đời Thanh là một trong những “tranh tuyên truyền”29 sớm sủa, nói lên khí thế và thắng lợi của triều đại Mãn Thanh đối với các dân tộc ở chung quanh vừa để tuyên dương uy đức của thiên triều, vừa tạo những đe doạ trấn áp nếu có ý định nổi lên chống lại họ. Sáu bức tranh An Nam chiến đồ cũng có mục tiêu tương tự. Cho nên chúng ta không thể tìm trong những bức tranh này những chứng liệu lịch sử mà chỉ có thể giải mã một số ẩn ý của Thanh triều muốn gửi gấm.

Một trong những điểm ít ai để ý là tuy vua Cao Tông vẫn tự hào về Mười Võ Công nhưng trong số đồng bản hoạ không thấy nhắc đến việc ba lần đem quân “chinh phạt” Miến Điện. Điều đó cũng dễ hiểu vì nhà Thanh đã bị sa lầy ở đất Miến nhiều năm, hao binh tổn tướng mà không được lợi lộc gì. Nếu không vì những đe doạ từ người Anh và người Xiêm, người Miến có lẽ cũng chưa chịu hàng phục và triều cống nhà Thanh. Có lẽ đó cũng là một mối hận lòng mà vua Cao Tông ngậm đắng nuốt cay không cách nào giải toả nổi.

Chính vì thế, việc đem quân đánh Đại Việt là một trận đánh hú hoạ cầu may, nặng phần doạ nạt. Ngay từ đầu, Thanh triều vẫn chủ trương hư trương thanh thế, phóng đại thực lực để cốt sao quân Tây Sơn rút đi trả lại nước cho nhà Lê rồi nhân đó mà tiến hành lũng đoạn chính trị. Với tình hình bất ổn của nước ta thời đó, việc tự nguyện đi theo những chủ trương của thiên triều không phải là không có thể xảy ra. Ngô Văn Sở lui binh về Tam Điệp đã trùng hợp với dự kiến của nhà Thanh đưa đến chiến thắng quá dễ dàng khiến cho họ thêm khinh địch và cũng làm nguôi ngoai cái “hội chứng Miến Điện” nên vua Càn Long đã tỏ ra rất hứng thú với tài chỉ huy “từ xa điều khiển” của mình.

Khi Tôn Sĩ Nghị bị đánh bại trong một chiến dịch chớp nhoáng ngay ngày đầu xuân đã khiến vua Cao Tông hết sức ngỡ ngàng mà triều đình nhà Thanh cũng sửng sốt. Tuy không thể phủ nhận sự thất bại, những bài thơ của vua Càn Long chỉ đề cập phớt qua chiến trường một cách mập mờ và nhấn mạnh đến kết quả là nước ta chịu qui thuận

Một phần của tài liệu AN NAM CHIẾN ĐỒ (Trang 48)