Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ

Một phần của tài liệu CÁC NĂNG LỰC CHUNG CỐT LÕI VÀ CHUYÊN BIỆT CỦA MÔN SINH HỌC CẤP THPT (Trang 27)

Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới.

Có thể hình dung quan hệ giữa năng lực vứi kiến thức, kỹ năng, thái độ qua công thức sau: Năng lực= (Kiến thức+ Kỹ năng+Thái độ)/ Bối cảnh thực

Như vậy, kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người học tìm được giải pháp tối ưu để thực nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức

tạp. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trọng của năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại dựa trên sự đồng hóa và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Những kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực là những kiến thức mà người học phải năng động , tự kiến tạo, huy động được. Việc hình thành và rèn luyện năng lực được diễn ra theo hình xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới.

Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc. Kỹ năng được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm,… giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi.

Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi.

KẾT LUẬN

Đánh giá chất lượng giáo dục phải đổi mới căn bản theo hướng hỗ trợ sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn chương trình (của cấp học, môn học); cung cấp thông tin đúng, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh.

Thực hiện đa dạng phương pháp và hình thức đánh giá; đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Ngoài việc đánh giá năng lực của các cá nhân học sinh, bổ sung thêm các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia, cấp địa phương và tham gia các kỳ đánh giá của quốc tế để kiến nghị các chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Phan Đức Duy, 2014, chuyên đề: Dạy học tích hợp và chuyên hóa trong

môn Sinh học ở trường THPT, NXB Đại học Huế.

2. Tài liệu hội thảo: Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng

phát triển năng lực học sinh, 2014, Bộ GD – ĐT.

Một phần của tài liệu CÁC NĂNG LỰC CHUNG CỐT LÕI VÀ CHUYÊN BIỆT CỦA MÔN SINH HỌC CẤP THPT (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w