Những nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30)

- Môi trường kinh tế- xã hội.

Môi trường kinh tế- xã hội là điều kiện để hoạt động ĐTT được triển khai và mở rộng. Với những nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đầu tư cho xây dựng cơ bản, thực hiện các DA là rất lớn. Đó là những cơ hội tiềm năng cho hoạt động đồng tài trợ. Với Việt Nam, khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, bắt đầu giai đoạn thực sự mở cửa và hội nhập, cùng với sự đẩy nhanh tốc độ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Đây là thuận lợi lớn cho các NHTM Việt Nam trong việc triển khai hoạt động ĐTT.

- Khả năng tham gia đồng tài trợ của các ngân hàng thành viên.

Việc tham gia đồng tài trợ của các ngân hàng thành viên trong nhóm ĐTT tích cực hay không cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động này. Nếu đạt được sự đồng thuận tối đa của các ngân hàng thành viên thì quá trình ĐTT sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả tài trợ cũng sẽ cao hơn.

- Hành lang pháp lý, quy chế điều chỉnh.

Các quy chế điều chỉnh hoạt động đồng tài trợ là rất cần thiết, nó giúp hoạt động đồng tài trợ được thực hiện thống nhất và đúng pháp luật. Hiện nay, quy chế mới nhất điều chỉnh hoạt động này là quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm QĐ 286/2002/QĐ-NHNN ngày 3/4/2002 của thống đốc NHNN, và quyết định số 886/2003/QĐ-NHNN ngày 11/8/2003 về việc sửa đổi bổ xung một số điều của quy chế đồng tài trợ. Đây là hai văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động ĐTT của các NHTM hiện nay.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w