Kiểm thử modules đăng ký

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng website quản lý, bán máy tính và linh kiện liên quan (Trang 63)

Hệ thống được xây dựng với đặc điểm là :

Tên Username: là duy nhất trong hệ thống.

Mật khẩu: yêu cầu tốt thiểu 6 ký tự nhằm tăng tính bảo mật cho khách hàng.

So sánh trường mật khẩu và nhập lại mật khẩu khớp nhau.

Địa chỉ Email: được xây dựng có kiểm tra tính hợp lên của một địa chỉ Email. Số điện thoai: được được xây dựng với thuộc tính là dữ liệu số(digits).

Ngày: được xây dựng tính hợp lệ từ giá trị 1 đến 31. Tháng : được xây dựng tính hợp lên là 1 đến 12. Năm: được xây dựng dữ liệu vào là nhỏ hơn 2012.

Tiến hành thử các dữ liệu Username: hoangthanhcid (usernam này đã có trên hệ thống), kết quả hệ thống trả về thông báo username đã tồn tại:

Hình 17: Kiểm thử Form đăng ký

Tương tự cho trường mật khẩu: nếu mật khẩu nhập lại, mật khẩu đầu tiên khớp nhau và lớn hơn 6 ký tự thì thỏa mãn . Ta sẽ kiểm tra tính đúng đắn của sự so sánh này. Dữ liệu vào là mật khẩu có 5 ký tự. Kết quả thông báo của hệ thống như sau:

Hình 18: Kiểm thử Form đăng ký

Sau khi thử nhiều tập dữ liệu khách, nhận thấy hệ thống không gặp phải bất kỳ lỗi, hay sự không tương thích nào. Vậy kiểm thử modules kết thúc với sự thành công.

5.1.2 Tiếp tục với modul mua hàng

Theo thiết kế, hệ thống cho phép khách hàng mua hàng thông qua nút mua hàng trên modules sản phẩm, hoặc modules chi tiết sản phẩm. Mỗi một lần nhấn nút mua hàng, thông tin về sản phẩm đó sẽ hiển thị trên giỏi hàng, khách hàng có thể mua thêm sản phẩm. Nếu sản phẩm đó đã mua rồi, hệ thống tự động tăng số lượng sản phẩm đó trong giỏi hàng khách hàng lên 1 đơn vị. Khách hàng có thể cập nhập số lượng các sản phẩm trong giỏ hàng, có thể hủy một sản phẩm, hoặc cả giỏ hàng.

Như vậy với các đặc điểm trên, lần lượt thử các dữ liệu, kết quả trả về theo đúng thiết kế. Kiểm thử đơn vị thành công không có lỗi nào được ghi lại.

5.1.3 Kiểm thử tính chặt chẽ trong việc xóa các bản ghi

Trong hệ thống, phía nhà quản lý. Mọi thông tin của khách hàng được lưu trữ trong bảng Customers. Mỗi hóa đơn mà khách hàng mua hàng đều chứa id của bảng Customers.Hoặc tai bảng Comment cũng chứa id của bảng Customers. Như vậy nếu bản Id của khách hàng trong bảng Customers xóa đi thì đồng nghĩa với việc liên quan đến dữ liệu cả ở bảng hóa đơn và các comment. Tức là xóa usernam khách hàng đồng nghĩa dữ liệu về giỏ hàng, comment cũng được xóa. Tuy nhiên, ở phía nhà quản lý, đôi khi họ muốn giữ lại thông tin về hóa đơn để lấy đó làm thông tin về năng lực bán hàng, doanh số bán hàng. Điều đó tức là xóa bản ghi thông tin khách hàng thì có thể không xóa thông tin về giỏ hàng của khách hàng. Chính vì thế, hệ thông được xây dựng với lời nhắc và thuật toán cho phép nhân viên chọn xóa tài khoản khách hàng song vẫn có thể chọn xóa toàn bộ thông tin liên quan đến khách hàng hoặc chỉ xóa username khách hàng mà không xóa thông tin về giỏ hàng mà khách hàng đã mua.

Trước những chức năng đó của hệ thống, thử với tập giá trị sau: +Trong quản lý thành viên có Username : hihi

Hình 19: Kiểm thử tính chặt chẽ xóa bản ghi(username)

+Trong quản lý kinh doanh(chứa giỏ hàng) ta có một yêu cầu mua hàng của khách hàng tên: Hoàng Phi Hồng

Hình 20: Kiểm thử tính chặt chẽ trong xóa bản ghi(giỏ hàng)

Ta tiến nhấn nút xóa trong trang quản lý thành viên thấy hiện thông bảo hỏi có xóa Username: hihi này không? Hệ thống cũng đưa ra lời nhắc về việc xóa dữ liệu sẽ xóa hết thông tin liên quan đến Username này. Nhấn “Cancel”thấy hệ thống hủy bỏ. Nhấn “OK” hiện thông báo có 2 trường hợp xóa tất dữ liệu liên quan đến khách hàng nhấn ok, nhấn “cancel” chỉ để xóa Username và giữ lại thông tin liên quan như thông tin giỏ hàng,hoặc comment trên một hàng hóa nào đó của khách hàng. Tiến hành thử nhấn “OK” nhận thấy mọi dữ liêu trong quản lý thành viên không còn Username: hihi . Trong phần quản lý kinh doanh cũng không thấy bất kỳ hóa đơn nào liên quan đến Username này nữa. Thử nghiệm với trường hợp khách và tập giá trị khác thấy kết quả trả về chính xác. Kết luận: Hệ thống làm việc đúng, không phát hiên lỗi phát sinh. Kiểm định modules này thành công.

Tiến hành tương tự với một số chức năng khách, quá trình kiểm định với một tập các dữ liệu thay đổi. Nhận thấy không phát sinh lỗi trong quá trình hệ thống thực hiên.

Kết Luận: Quá trình kiểm thử đơn vị các modules diễn ra với các tập giá trị khác nhau, nhận thấy các modules đều hoạt động đúng và không phát sinh lỗi. Như vậy khép lại quá trình kiểm định đơn vị các modules với thành công.

5.1.4 Kiến trúc hệ thống

Hệ thống được xây dựng lên từ các modules tách rời giữa cách chức năng. Việc làm này làm cho hệ thống trở lên rõ ràng và dễ bảo trì thay đổi mà không làm thay đổi các chức năng và modules khác. Giả sử hệ thống có mục tin tức, mục sản phẩm, giỏi hàng. Mỗi một mục được phân tách riêng rẽ và được gọi khi file index.php triệu gọi. Trong mỗi modules các chức năng thêm, sửa, xóa cũng được tách riêng trên mỗi modules. Làm cho code trở lên mạch lạc và trong sáng. Hơn nữa, các hàm sử lý cũng được tách riêng cho mỗi chức năng, muốn xóa thì gọi file riêng biệt. Sự lắp ghép các modules được thực hiện qua hàm Include(), để xử lý gọi các chức năng sử dụng câu lệnh Switch().

Việc thiết kế hệ thống như vậy sẽ làm cho sự phát triển chức năng cho website dễ dàng hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như phát triển thêm tính năng thanh toán trực tuyến lúc đó ta chỉ cần quan tâm modules giỏ hàng. Sự sai sót của modules này khi phát triển cũng không làm các modules khách sụp đổ.

5.2.1 Chạy Trang Chủ

5.2.2 Trang danh mục nhóm sản phẩm

Hình 22: Giao diện trang nhóm sản phẩm

5.2.4 Trang đăng nhập

5.2.5 Trang thông tin của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng website quản lý, bán máy tính và linh kiện liên quan (Trang 63)