Nhằm cập nhật những thông tin trên TTBH thế giới, tranh thủ học hỏi trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao các nguồn tài chính, các kỹ năng cũng như các bí quyết về công nghệ từ nước ngoài. Các DNBH Việt Nam, tùy theo khả năng của mình,cần xây dựng cho mình chính sách, hình thức phù hợp trong quan hệ hợp tác với nước ngoài.Chú trọng tới các thị trường khu vực (khối ASEAN), thị trường lớn (như Tây Âu, Nhật, Mỹ), chú trọng các đối tác có khả năng tài chính lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trên TTBH quốc tế. Sau đây là một số hình thức cơ bản:
- Tham gia quan hệ với các cơ quan, tổ chức bảo hiểm khu vực và quốc tế như Hội đồng bảo hiểm các nước ASEAN, Hiệp hội bảo hiểm Quốc tế…..
- Các DNBH PNT Việt Nam có thể mở Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài. Đồng thời, có thể tham gia góp vốn vào các công ty BH, tái BH đang hoạt động thành công ở nước ngoài, hoặc tham gia liên doanh liên kết với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.
- Theo su thế phát triển hiện nay, với các dịch vụ vượt quá khả năng nhận BH của mình, các DN hoàn toàn có thể mở rộng và phát triển hình thức đồng bảo hiểm với các DNBH có vốn nước ngoài. Đây là điều kiện để các DNBH trong nước tiếp thu nhanh nhất kỹ năng và bí quyết công nghệ của nước ngoài
- Mỗi DNBH đều có mức giữ lại riêng cho từng dịch vụ BH. Vì vậy, việc tăng cường mở rộng quan hệ với các nhà tái BH nước ngoài, là điều kiện để cácDN tăng năng lực tái BH và khả năng quan hệ với các đối tác nước ngoài.
- Đối với các công ty BH cổ phần cần tiến hành ngay việc niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.Khi các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu với tỷ lệ càng cao, các DNBH trong nước càng có điều kiện để hợp tác giao lưu với nước ngoài. *) Tính khả thi của nhóm giải pháp này: Trong điều kiện đổi mới và hội nhập kinh tế tế Quốc tế ở nước ta đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Việc Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập, đặc biệt thực hiện mở cửa theo lộ trình trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và Tổ chức thương mại Quốc tế WTO, đã tạo ra những cơ hội và nhiều thách thức mới, đòi hỏi các DNBH phi nhân thọ phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực về mọi mặt, nhằm đứng vững và phát triển trong thị trường. Nhất là trong tình hình hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến thị trường tài chính, bảo hiểm, ngân hàng của Việt Nam. Tình hình thực tế như vậy, cùng với hai nhóm giải pháp trên cùng đồng thời được thực hiện, sẽ là điều kiện và “ chất xúc tác” quan trọng làm cho nhóm giải pháp này có tính thực thi cao.
Tóm lại: Mục tiêu phát triển TTBH phi nhân thọ Việt Nam một cách toàn diện, nhanh chóng và vững chắc. Thực hiện tốt chức năng là một công cụ để bảo vệ nền kinh tế và đời sống xã hội trước những nguy cơ rủi ro và là công cụ để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, đưa ngành BHTM nó chung và BH phi nhân thọ nói riêng giữ vị trí xứng đáng trong thị trường tài chính nước nhà.
Để đạt được mục tiêu trên, trong Chương 3, luận văn đã đưa ra một số định hướng và các giải pháp cụ thể. Định hướng đó là : Nhà nước ( phải tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật theo hướng đồng bộ, minh bạch và theo các chuẩn mực quốc tế) - Thị trường ( hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các điều kiện khác như trình độ dân trí, họat động của Hiệp hội BH Việt Nam )- Đội ngũ các DNBH phi nhân thọ ( Phải phát triển hùng hậu: cả về số lượng, chất lượng, đủ năng lực để cạnh tranh cả trong và ngoài nước). Theo đó, các giải pháp đưa ra theo 3 nhóm cụ thể cho 3 đối tượng khác nhau đó là: Nhóm giải pháp đối với quản lý Nhà nước về KDBH - Đối với Thị
trường( Môi trường, điều kiện để phát triển TTBH) – và nhóm giải pháp đối với các DNBH phi nhân thọ. Hy vọng với những định hướng và giải pháp trên, trong thời gian tới, TTBH phi nhân thọ Việt Nam sẽ là một trong những TTBH lớn mạnh, có tên tuổi và uy tín ở khu vực và trên thế giới.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, TTBH PNT Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí có nhận định còn cho rằng “ TTBH Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực”.Tuy nhiên,để đánh giá một cách tổng thể,toàn diện thì TTBH PNT Việt Nam phát triển chưa cơ bản, chưa vững chắc, chưa đồng đều và đặc biệt là chưa “thành nếp”. Đồng thời mới chỉ đang “ chập chững” tập cạnh tranh khi bước vào hội nhập.Cơ sở hạ tầng về BH còn nhiều bất cập, chính sách mở cửa TTBH của Nhà nước còn rất “thận trọng”.Thị phần BH chỉ tập trung ở vài 3 DNBH lớn, các nghiệp vụ phát triển chưa đều, một số lĩnh vực còn bỏ trống, nhất là trong lĩnh vực BH nông lâm ngư nghiệp còn rất ảm đạm, năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý và khoa học công nghệ, trình độ cán bộ, năng lực tái BH.. còn rất hạn chế.
Luận văn đã làm sáng tỏ lý luận về TTBH PNT, trình bày một số kinh nghiệm của các nước trong phát triển thị trường này. Đồng thời, đã phân tích thực trạng TTBH PNT hiện nay ở nước ta, chỉ ra những thành tựu và hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở đó đã chỉ ra phương hướng và giải pháp phát triển TTBH PNT nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế ở nước ta những năm tới.
Điểm khác biệt của luận văn với những công trình nghiên cứu khác là xuất phát từ thực tế nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới .Luận văn không chỉ nghiên cứu TTBH PNT chung chung mà đặt nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm góp phần nhỏ bé giúp cho TTBH PNT Việt Nam nói chung và các DNBH PNT nói riêng, tranh thủ nắm bắt những cơ hội, chuẩn bị “ tư thế sẵn sàng” và tự tin vượt qua thách thức để không ngừng phát triển, sánh vai và hoà nhập tốt vào TTBH trên thế giới.
Cuối cùng, luận văn muốn đề cập đến một vấn đề đó là: Làm thế nào để thông qua các chính sách và hoạt động đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH PNT - các trung gian tài chính này phải giữ một vị trí xứng đáng, góp phần làm phong phú, sôi động thị trường tài chính nước nhà.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:
được phép thành lập ( Nhà nước, cổ phần, DNBH liên doanh, DNBH 100% vốn
nước ngoài, tổ chức BH tương hỗ), song đến ngày 24/2/2005 Chính phủ mới ra
Nghị định 18/2005/NĐ-CP về thành lập hoạt động của tổ chức BH tương hỗ nên thực tế mới chỉ có 4 hình thức ra đời và hoạt động. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện ngay một số qui định còn thiếu, đồng thời có thể có thể qui định và cho phép thành lập một số loại hình DNBH khác nữa như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH BH (trong nước) …
- Một số chính sách hiện hành như hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như bảo hộ các DNBH trong nước đang kìm hãm sự phát triển của các DNBH này, tạo ra sự không bình đẳng và cạnh tranh không lành mạnh, kìm hãm sự phát triển của TTBH. Do đó, cần hạn chế đến mức tối thiểu , tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các qui đinh trên.
- Tại Mục 1- Chương 4 - Luật KDBH qui định về hoạt động đại lý đó là tổ chức hay cá nhân. Nhưng trên thực tế, trong lĩnh vực BH PNT , đại lý chủ yếu là cá nhân và hoạt động còn rất hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Để đưa hoạt động đại lý BH đi vào thực chất và chuyên nghiệp hơn, nhằm mở rộng các kênh phân phối. Trong thời gian tới, Chính phủ, Bộ tài Chính cần có qui định hướng dẫn cụ thể về hoạt động của tổ chức đại lý, có thể cho phép thành lập các Công ty đại lý BH.
- Trong lĩnh vực đầu tư cho các DNBH còn rất thiếu và mới chỉ dừng lại ở việc đảm bảo duy trì khả năng thanh toán của các DNBH, chưa có định hướng hoặc khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế cho các DNBH, do đó hoạt động đầu tư của các DNBH còn kém hiệu quả. Vì vậy, cần có sửa đổi bổ sung, từng bước nới lỏng các hạn chế đầu tư, và qui định thêm một số danh mục đầu tư, ban hành các cơ chế chính sách về đầu tư, nghiên cứu mở rộng phạm vi cơ chế đầu tư ra nước ngoài phù hợp với tiến trình hội nhập.
- Nhà nước có thể cho phép các DNBH thành lập các ngân hàng thương mại, vừa để thêm một kênh phân phối sản phẩm vừa để tạo điều kiện “mở đường”cho hoạt động đầu tư của các DNBH đạt hiệu quả cao hơn.
Hy vọng, luận văn có thể đóng góp một số vấn đề trong sự phát triển TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới. Góp phần vào thành công chung