II. Theo thành phần KT
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007,
41.2.2. So sánh với nguồn FDI.
Ở nước ta, từ lâu nguồn vốn FDI đã trở dần quan trọng nên quan trọng, chiếm phần lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 1994 - 1995, tỷ trọng vốn FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30 – 31%, nhưng tỷ lệ này đã giảm dần và năm 2005 FDI thực hiện ước chiếm 16.3% tổng đầu tư xã hội. Càng ngày vốn FDI càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP, tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tổng vốn nên số lượng vốn FDI có khả năng sẽ giảm mạnh, không ổn định, vốn thưc hiện so với vốn đăng ký chỉ khoảng 12% . Một thực tế khác, tuy lượng vốn đầu tư trực tiếp liên tục tăng nhưng tỷ trọng đầu tư FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dân do tăng trưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào tỉnh có tính ổn định hơn, quy mô tăng dần qua các năm từ 551.68 tỷ đồng trong giai đoạn 1996-2000, đã tăng lên 3024 tỷ đồng trong giai đoạn 2001-2005, gấp khoảng 5 lần so với giai đoạn trước, và giai đoạn 2006-2008 thì con số này đã tăng lên 6.599, gấp 2 lần giai đoạn 2001-2005, và gấp 11 lần giai đoạn 1996-2000. So với nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh thì vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều. Tuy quy mô của các dự án mà doanh nghiệp trong nước đầu tư chỉ khoảng trên dưới 1.5 triệu USD/dự án nhưng tỷ trong chung của nguồn vốn doanh nghiệp trong nước so với nguồn vốn FDI trung bình là lớn hơn 4 lần.
Hơn nữa, nguồn vốn FDI không ổn định, lúc tăng lúc giảm do chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới. Các dự án FDI trên địa bản tỉnh có quy mô nhỏ chỉ từ 1 – 2 triệu USD, thường là các dự án mới đi vào sản xuất kinh doanh nên doanh thu chưa ổn định, đóng góp cho ngân sách địa phương còn hạn chế.
4.1.2.3. So sánh với tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước.
Từ khi luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 đến nay, cả nước đã có trên 190.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 432 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21.44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Các doanh nghiệp trong nước có số vốn hoạt động lớn so với có thời gian hoạt động chưa lâu, trừ các doanh nghiệp nhà nước. Quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nhưng có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động.
Ở nước ta, thành phần kinh tế dân doanh, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Chiếm trên 96% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các khu vực… Với trên 190 ngàn doanh nghiệp và 432 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký cho đến nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp trên 27% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, khoảng 8% thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 25% lao động cả nước.
Tính từ trước đến nay, có 1.447 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh Hoà Bình với tổng số vốn là 4.944.320 triệu đồng, so với số lượng và tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nước thì đây là một con số này còn rất nhỏ. Số lượng doanh nghiệp chưa đấy 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước.
4.1.3. Tác động tích cực của nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình.
* Đóng góp vào GDP.