Mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và vô hình

Một phần của tài liệu Hệ thống ôn tập kinh tế đầu tư theo đề có đáp án (Trang 26)

* Đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình là nguồn gốc của mọi thành công của doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại đến nhau:

Thứ nhất,ta xét tác động của đầu tư TSHH đến đầu tư TSVH:

+ Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình: Nếu coi hoạt động của doanh nghiệp như 1 cơ thể sống thì đầu tư vào TSHH đóng vai trò thể xác, tạo điều kiện cho “tâm hồn”-việc đầu tư TSVH được thuận lợi.

+ Đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ thúc đẩy tài sản vô hình phát triển và làm tăng giá trị của tài sản vô hình

Thứ hai, theo chiều ngược lại, đầu tư TSVH cũng tác động đến đầu tư TSHH:

+ Đầu tư vào tài sản vô hình sẽ tạo động lực thúc đẩy cho đầu tư vào tài sản hữu hình: + Đầu tư vào tài sản vô hình làm tăng hiệu quả khi đầu tư vào tài sản hữu hình

*Tuy nhiên 2 hình thức đầu tư này đôi khi kìm hãm lẫn nhau:

+ Nguồn vốn cho đầu tư vào tài sản hữu hình tăng sẽ làm giảm nguồn vốn cho đầu tư vào tài sản vô hình và ngược lại.

+ Nguồn vốn cho đầu tư vào tài sản hữu hình tăng sẽ làm giảm nguồn vốn cho đầu tư vào tài sản vô hình và ngược lại.

Kết luận:Quá trình đầu tư vào TSHH và TSVH như vòng xoáy trôn ốc.Nó đều tác động

đến nhau và đều làm cho DN ngày càng được mở rộng và phát triển một cách bền

vững.Nếu DN chỉ chú trọng đầu tư vào các TS vật chất mà quên đi việc đầu tư phát triển đội ngũ CBCNV sao cho phù hợp với trình độ của công nghệ sẽ làm cho NSLD giảm,sản phẩm kém chất lượng,kìm hãm hiệu quả vốn đầu tư.Nhưng nếu chỉ chú trọng đến chất lượng SP mà quên đầu tư vào quảng bá SP,quảng bá thương hiệu thì liệu rằng SP đó có nhanh chóng được mọi người biết đến?

Câu 4: Kiều hối thuộc vào loại đầu tư nào ( đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước). giải thích

Có nhiều khái niệm hiểu về kiều hối. Theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới thì: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)”.

Còn hiểu theo cách đơn giản nhất thì “Kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang sống và lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ ở quê hương”

Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính thức và kênh không chính thức. Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu chính. Kênh phi chính thức cũng rất đa dạng như: do kiều bào trực tiếp cầm về hoặc nhờ bè bạn, người thân cầm về giúp…

-Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại và đặc biệt kiều hối tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Nguồn vốn này giúp đất nước giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

- Hiện nay, xuất khẩu đang là lĩnh vực tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hoặc du lịch phải đầu tư nhiều mới có được những khoản ngoại tệ nói trên trong khi đó thì nguồn thu kiều hối dường như không phải đầu tư, hoặc nếu có thì không đáng kể so với giá trị mà nó mang lại.

- Việt Nam được coi là nơi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI) rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trong năm 2009 là 10 tỷ USD và trong năm 2010 là 11 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng và vốn của tư bản nước ngoài, nếu họ không xuất khẩu thì sẽ cạnh tranh với hàng hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Trong khi đó nguồn vốn kiều hối thì tránh được các mặt tiêu cực này. Còn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là nguồn vốn quan trọng, nhưng 90% là vốn vay. Trong năm 2010, số vốn ODA giải ngân ở Việt Nam là 3,5 tỷ USD nhưng có tới 3,2 tỷ (91,4%) là vốn vay, nếu sử dụng không tốt sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau. Trong khi đó, nguồn vốn kiều hối không phải trả nợ cho ai cả.

- Kiều hối đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Nguồn vốn này chẩy thẳng vào khu vực dân cư, do đó có tính thúc đẩy đầu tư tư nhân cao, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho các chủ thể nhận kiều hối và các chủ thể được hưởng lợi từ nguồn đầu tư kiều hối.

- Nguồn vốn kiều hối có tác dụng hỗ trợ cán cân thanh toán quốc gia. Trong nhiều năm qua và cả hiện nay, Việt Nam là nước luôn luôn nhập siêu, tính riêng năm 2010, Việt

Nam nhập siêu khoảng 12,3 tỷ USD, nguồn kiều hối nhận được trong năm 2010 là 8 tỷ USD, đã bù đắp được khoảng 67% thâm hụt cán cân thương mại.

Những hạn chế của nguồn tiền kiều hối:

- Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam lại cũng chính là áp lực gia tăng tổng phương tiện thanh toán thông qua gia tăng tài sản có yếu tố nước ngoài ròng (NFA), gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát tiền tệ.

- Nguồn kiều hối qua các kênh không chính thức sẽ không được thu hút hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng dẫn đến một phần kiều hối bán ra chợ đen sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dola hóa trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước khó kiểm soát được hoàn toàn thị trường ngoại hối.

- Nguồn kiều hối đổ vào Việt Nam mà phần lớn số đó là các hộ gia đình hưởng, đem tiêu dùng cũng làm tăng tổng cầu, có thể đã góp phần làm mất cung - cầu hàng hóa, khiến lạm phát dễ xẩy ra.

Tóm lại kiều hối chỉ là dòng tiền về gọi chung là kiều hối nó ko thuộc dòng đầu tư nào cả khi người nhận sử dụng vào đâu thì khác

- nó ko phụ thuộc sẽ đầu tư vào đâu vì tiền về rồi sử dụng thế nào thì đã chuyển sang vấn đề tiền bỏ ra đầu tư sử dụng thế nào thì do người nhận sử dụng

- nó mang tính chất chi tiêu cá nhân tính vào đầu tư toàn xã hội (trong nước)

Câu 3 đề 2:Giải thích đặc điểm độ trễ thời gian trong đầu tư,hãy chỉ ra những thích ứng cần thiết trong hoạt động ĐTPT

Trả Lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ trễ thời gian nói chung là khả năng xảy ra chậm trễ trong quá trình thực hiện công

việc nào đó trong một chuỗi công việc mà qua đó có thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hoặc hiệu quả của các bước hoặc các công việc khác có liên quan.

Vậy thì độ trễ thời gian trong đầu tư là gì?

Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong suốt thời kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian trong đầu tư là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Tức là đầu tư ở hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai. Đặc điểm này của hoạt động đầu tư cần phải được quán triệt khi đánh giá kết quả,chi phí và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.

Những thích ứng cần thiết trong hoạt động ĐTPT:

Do bản chất và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển : thời kỳ đầu tư kéo dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư cũng kéo dài do đó không phải bất cứ sự gia tăng đầu tư nào cũng đem lại kết quả ngay trong ngắn hạn nhất là đối với các dự án thực hiện trong nhiều năm. Đây là đặc điểm riêng có của hoạt động đầu tư phát triển có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư.Và rất khó khăn cho các nhà hoach định để đưa ra những chính sách thích ứng với đặc điểm này nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của nó đến hoạt động đầu tư.

Có thể thấy tác động của độ trễ thời gian trong đầu tư ngay ở việc xác định hiệu quả của hoat động đâu tư thông qua hệ số ICOR.Đây là hệ số cho ta biết muốn có một đơn vị tăng trưởng thì cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư.Như vậy theo hệ số ICOR thì mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng là thuận chiều.Tuy nhiên, có những trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung,dài hạn hay các dự án cơ sở hạ tầng .Vì thế hệ số này sẽ không phản ánh một cách chính xác và chân thực hiệu quả của đồng vốn bỏ ra ngay tại thời điểm bỏ vốn,mà một trong các nguyên nhân đó chính là do yếu tố độ trễ thời gian.

Như vậy để đánh giá đúng kết quả và hiệu quả của hoạt động ĐTPT thì yêu cầu phải quan tâm đúng mức đến vấn đề độ trễ thời gian như việc áp dụng phương thức quản hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, cần có sự thống nhất hợp lý với các chỉ số kinh tế, kỹ thuật của dự án đầu tư. Quán triệt đặc điểm này cần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả, chi phí, hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và toàn xã hội, nhà nước các cấp. Thực tế có những khoản đầu tư không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho doanh nghiệp như đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo nhưng rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sốn và vì mục tiêu phát triển xã hội.

ĐỀ 2:

CÂU 4:Giải thích luận điểm ĐT cho xóa đói giảm nghèo cũng là ĐTPT.

ĐTPT là hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia.

Trước nhất,ĐTPT là hoạt động với mục đích vì sự phát triển bền vững,vì lợi ích quốc gia,cộng đồng và nhà đầu tư.

ĐTPT có những đặc trưng riêng của chính nó,chính vì những đặc điểm này,chúng ta có thể phân biệt ĐTPT với các bộ phận đầu tư khác trong nền kinh tế.

Hoạt động đầu tư cho xóa đói giảm nghèo là một hoạt động cũng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,vì mục tiêu và lợi ích lâu dài của một quốc gia.Như vậy,rõ ràng xét trên mục đích mà hoạt động ĐT cho xóa đói giảm nghèo hướng tới hoàn toàn cùng chung quan điểm với ĐTPT thông thường.

Để phân tích sâu hơn luận điểm trên,chúng ta hãy xem xét tiếp,ĐT cho XĐGN có cùng đặc điểm với ĐTPT thông thường hay không:

đãi,do vậy,xét trên tổng thể nền kinh tế,kết quả XĐGN đạt được có hiệu quả xã hội to lớn,song lợi nhuận lại không đáng kể.

-Thời kỳ đầu tư với các dự án xóa đói giảm nghèo cũng khá lớn,việc lập một dự án đầu tư đối với các dự án XĐGN thường được cân nhắc kỹ càng sao cho sử dụng vốn hiệu quả nhất,khi thực hiện dự án này cũng cần thời gian tương đối,nhất là với các dự án dài hơi,đầu tư chiến lược cho các vùng khó khăn.

-Vận hành kết quả ĐT kéo dài:Kết quả của công cuộc XĐGN có hiệu quả là dự án đi vào hoạt động và mang lại các lợi ích thiết thực cho người dân,các dự án này có thể là các công trình hạ tầng thông thường như chúng ta thường thấy,cũng có thể là các dự án do chính các hộ nghèo trực tiếp thực hiện,do vậy khi mà các dự án ĐT này đã chỉ ra cho các hộ nghèo lối đi thoát nghèo thì thông thường các hộ nghèo sẽ tiếp tục duy trì con đường đi ấy và khả năng tái nghèo ít xảy ra hơn.

-Các dự án XĐGN cũng đem lại cho các vùng miền mà nó được thụ hưởng kết quả,và quá trình vận hành các kết quả đầu tư này cũng chịu sự ảnh hưởng của yếu tố vùng miền và nhất là yếu tố văn hóa,đây là yếu tố nhiều khi quyết định sự thành công của một dự án ĐT XĐGN.

-ĐT cho XĐGN cũng phải đối mặt với các rủi ro khi tiến hành,sự rủi ro này đến từ rất nhiều các yếu tố,có thể là do khách quan do đối mặt với các tình huống xấu của nền kinh tế làm chậm vốn,hay thiên tai ,địch họa...hoặc các yếu tố chủ quan do người dân thiếu hiểu biết mà đầu tư không hiệu quả hoặc chính phủ quản lý vốn XĐGN không hiệu quả ...

Sự nhìn nhận của ĐT cho XĐGN còn được nhìn nhận về tính hiệu quả mà nó mang lại cho nền kinh tế,doanh nghiệp:Các dự án XĐGN có hiệu quả trong xã hội là động lực lớn ổn định kinh tế-xã hội trong vùng miền mà nó đứng chân,từ đó tạo ra sự bền vững trong tăng trưởng khi thành quả của tăng trưởng đến được với mọi người dân.Như vậy sẽ tạo động lực cho các địa phương thoát nghèo,tiến xa hơn là tại các địa phương này sẽ tiếp

tục thu hút được các dự án đầu tư,đó sẽ là một nhân tố đáng kể đóng góp vào tăng trưởng GDP trong chiến lược dài hạn của một quốc gia.

Như vậy,luận điểm ĐT cho XĐGN cũng là ĐTPT là một luận điển đúng,cần được xem xét kỹ lưỡng và ý thức tầm quan trọng khi hoạch định chính sách quốc gia.

Câu 1:Giải thích luận điểm: “Đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển và là chìa khóa tăng trưởng của mỗi quốc gia”

Trả lời

Đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia thể hiện thông qua những tác động chủ yếu sau của đầu tư đến nền kinh tế:

Thứ nhất,Đầu tư tác động đến tổng cầu-tổng cung:

+Đầu tư tác động đến tổng cầu:Đầu tư là một bộ phận chính cấu thành nên tổng cầu(AD= C + I + G +NX),đầu tư chiếm từ 24 đến 28% tổng cầu,do đó đầu tư gia tăng sẽ trực tiếp làm gia tăng tổng cầu,đường cầu AD dịch chuyển sang phải đến điểm cân bằng mới làm cho giá tăng và sản lượng tăng.Tác động của đầu tư tới tổng cầu là tác động ngắn hạn.

+Đầu tư tác động đến tổng cung:Tổng cung của một quốc gia bao gồm cung trong nước và cung nước ngoài,tuy nhiên nguồn cung chủ yếu là nguồn cung trong nước la môt hàm phụ thuộc vào các nhân tố như qui mô vốn,lao động,tài nguyên,khoa hoc công nghệ (Q=F(K,L,T,R…)).Vì thế khi đầu tư tăng sẽ trực tiếp làm tổng cung tăng.Mặt khác,trong dài hạn khi các thành quả của hoạt động đầu tư đi vào sử dụng và khai thác làm sản lượng tăng lên tại các mức giá,làm đường tổng cung dịch phải làm sản lượng tăng và giá giảm sẽ kích thích tiêu dùng,tăng tích lũy vốn,tăng thu ngân sách,kích thích quá trình sản xuất phát triển.

Thứ hai,Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế:Đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở chỉ số

ICOR,nó cho biết cần gia tăng bao nhiêu đơn vị vốn để có thể gia tăng một đơn vị sản lượng.Đây được coi là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư đến

Một phần của tài liệu Hệ thống ôn tập kinh tế đầu tư theo đề có đáp án (Trang 26)