Chương 2 đã phản ánh được bức tranh toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, chương này cũng đánh giá lại những thành công, hạn chế của thị trường bán lẻ Việt Nam đã đạt được và phân tích những nguyên nhân nào gây nên những thành công, hạn chế đó. Thị trường bán lẻ Việt Nam (đặc biệt giai đoạn sau năm 2000) đã có một sự phát triển nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng hàng năm cao hơn
mức tăng trưởng của nền kinh tế. Số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều tiến triển. Sự góp mặt ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã góp phần khiến đó thị trường bán lẻ Việt Nam sôi động hơn rất nhiều. Thêm vào đó, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng xuất hiện một số hình thức phân phối mới: thương mại điện tử, sàn giao dịch hàng hoá... Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Dịch vụ, hàng hoá bán lẻ tại các vùng sâu, vùng xa chưa cung cấp tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu sức cạnh tranh...
Giải thích cho những vấn đề đó có nhiều nguyên nhân. Cơ sở hạ tầng cải tạo, nâng cấp, làm mới chậm so với yêu cầu của phát triển nền kinh tế. Chính sách pháp luật của nhà nước tuy có nhiều cải tiến nhưng còn nhiều vướng mắc chưa thực sự hỗ trợ được các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã cố gắng rất nhiều để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình song gặp phải nhiều vấn đề bất khả kháng về vốn, nguồn nhân lực.
Dựa vào các phân tích ở chương 2 sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam. Những biện pháp này được giới thiệu ở chương 3.