Khu vực TPHCM:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết nhượng quyền thương mại (Trang 36 - 40)

- Đội ngũ nhân viên TVHT thường xuyên thăm viếng, hoa trợ và tư vấn cho các

khu vực TPHCM:

-Đặc biệt tại TPHCM và Hà Nội, Công ty có các Bakery để đưa sản phẩm từ Công ty đến tận tay người tiêu dùng.

Hệ thống Kinh Đô Bakery:

Kinh Đô Bakery Hai Bà Trưng 196 Hai Bà Trưng Q.1

Kinh Đô Bakery Cao Thắng 31 Cao Thắng Q.3

Kinh Đô Bakery Phan Đăng Lưu 4A Phan Đăng Lưu Q.BT

Kinh Đô Bakery Lê Văn Sĩ 347 Lê Văn Sĩ Q.3

Kinh Đô Bakery Nguyễn Huệ 22-36 Nguyễn Huệ Q.1

Kinh Đô Bakery Trần Hưng Đạo 46-48 Trần Hưng Đạo Q.5

Kinh Đô Bakery Hậu Giang 206 Hậu Giang Q.6

Kinh Đô Bakery Nguyễn Tri Phương 345 Nguyễn Tri Phương Q.1

Kinh Đô Bakery Quang Trung 308A Quang Trung Q.GV

Kinh Đô Bakery Phan Đình Phùng 328A Phan Đình Phùng Q.PN

Kinh Đô Bakery Siêu thị Bình Dân 09 Quang Trung Q. GV

Kinh Đô Bakery Siêu thị Phú Lâm06 Bà Hom Q.6

Kinh Đô Bakery Sài Gòn 32 đường 3/2 Q.10

Kinh Đô Bakery Nguyễn Trãi 230 Nguyễn Trãi Q.1

Kinh Đô Bakery Cống Quỳnh 189C Cống Quỳnh Q.1

Người tiêu dùng Nhà bán lẻ lelẻ Đại lý lớn Nhà bán sĩ Siêu thị Nhà bán buôn Công ty

5.4.Ti êu chí tuyển chọn thành viên dưới hình thức nhượng quyền:

Khi ký kết một hợp đồng xây dựng một cửa hàng nhượng quyền, công ty dựa vào các điều kiện sau:

- Vị trí mặt bằng của đối tác (ưu tiên mặt bằng là chủ sở hữu, vị trí tại trung tâm Thành phố, tỉnh, khu kinh doanh thực phẩm) và Công ty sẽ đi thẩm định thực tế.

- Thiện chí và lòng nhiệt tình hợp tác lâu dài với công ty trong ngành thực phẩm. - Có đủ nguồn tài chính để mở cửa hàng. Thông thường là phải có từ 30.000 USD đến 50.000 USD tùy theo độ lớn của cửa hàng.

Khi ký kết hợp đồng với mỗi một đại lý mới, công ty thường xem xét các tiêu chuẩn như: thâm niên bán hàng, khả năng chi trả, doanh thu ước tính, quan hệ xã hội … của đại lý đó. Ngòai ra còn một số yếu tố khác như: địa điểm, diện tích mặt bằng, uy tín, khả năng phát triển trong tương lai. Vì vậy, các thành viên trong kênh phân phối của Kinh Đô phải là những người thật sự có khả năng.

Đối với nhà bán lẻ thì quy mô kinh doanh cũng như chất lượng của lực lượng bán hàng phải tốt, phải đạt được những yêu cầu chung của công ty đưa ra.

Với việc lựa chọn các thành viên kênh phân phối như trên, công ty đã thành công trong chiến lược phân phối của mình: có một mạng lưới 150 nhà phân phối, 25 hệ thống Kinh Đô Bakery, 40.000 điểm bán lẻ phủ khắp tòan quốc. Đồng thời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển hệ thống Kinh Đô Bakery tại Việt Nam. Đến nay hệ thống Kinh Đô Bakery không chỉ là cửa hàng bán lẻ các sản phẩm của công ty mà đã trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm Kinh Đô, là cầu nối để Kinh Đô phục vụ các sản phẩm của mình đến mọi nhà, mọi người ở mọi miền đất nước.

Thứ hai, vì đây là chủng lọai sản phẩm được sản xuất để ăn ngay vì thế vệ sinh an tòan thực phẩm tại nơi bày bán và của từng sản phẩm luôn được công ty quan tâm kỹ lưỡng. Kinh Đô đã cố gắng tạo hình ảnh lịch sự, sạch sẽ tại các Bakery của mình nhằm tạo cảm giác an tòan cho khách hàng khi đến những nơi này mua sắm. Hiện nay Kinh Đô cũng đang nỗ lực từng bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP (tiêu chuẩn cao nhất có giá trị quốc tế về vệ sinh an tòan thực phẩm), đây là tiêu chuẩn mà trong ngành sản xuất bánh tươi chưa có doanh nghiệp nào đạt được vì chi phí thực hiện là rất lớn.

Hiện nay, hệ thống Kinh Đô Bakery không chỉ là cửa hàng bán lẻ các sản phẩm của công ty mà nó đã trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm Kinh Đô nhằm phục vụ chu đáo nhu cầu của khách hàng trong cả nước. Như vậy, các Bakery sẽ trở thành kênh phân phối chủ đạo của công ty. Do đó công ty đang cố gắng mở rộng hệ thống này. năm 2004 Kinh Đô Sài Gòn Bakery Corp được thành lập nhằm quản lý họat động hệ thống Bakery của công ty. Mục tiêu của công ty là sẽ có được hệ thống trên 100 Bakery nữa trên cả nước. Để tăng nhanh số lượng Bakery thì công ty đang áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh cho các Bakeru của mình từ việc thâm nhập vào thị trường bánh tươi thì công ty đang dần hòan thiện hệ thống phân phối này để làm cơ sở vững chắc để công ty thâm nhập vào những thị trường khác nhiều tiềm năng hơn và là cầu nối để Kinh Đô đến vớ mọi khách hàng trên mọi miền đất nước.

Trong mặt hàng bánh kẹo thì người tiêu dùng có những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mùi vị, màu sắc, … cùng với nhu cầu khác. Vì vậy, công ty phải cố gắng thu thập những nhu cầu thị hiếu của khách hàng để không ngừng cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Hệ thống bán hàng trực tiếp này hỗ trợ rất nhiều cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hay đưa ra các quyết định liên quan đến

thường xuyên được cập nhật qua nhân viên bán hàng tại các Bakery, từ đây sẽ nảy sinh ý tưởng mới về sản phẩm. Hệ thống này cũng là nơi tiếp nhận những đóng góp ý kiến của người tiêu dùng.

5.5.Hoạt động nhượng quyền kinh doanh Bakery của Kinh Đô:

Ngày 10/04/2005, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Công ty Kinh Đô Bakery chính thức đi vào hoạt động tại 421-423, F14, Q.Tân Bình, TP.HCM. Theo Kinh Đô, trong thời gian tới sẽ có nhiều cửa hàng thuộc mô hình này ra đời, nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

Các cửa hàng nhượng quyền Kinh Đô Bakery được chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn như màu sắc, trang trí, cách trưng bày hàng, phong cách phục vụ khách hàng cũng như công nghệ sản xuất bánh tại cửa hàng. Đối tác của Kinh Đô bỏ vốn đầu tư mở bakery sẽ được sự hỗ trợ và kiểm duyệt của công ty. Đây là hình thức kinh doanh được các tập đoàn lớn áp dụng nhiều trên thế giới, nhất là lĩnh vực thực phẩm như KFC, McDonald’s, Loterria, Jollibee... Hình thức kinh doanh này đang dần xuất hiện trên thị trường Việt Nam.

Cho dù là điểm bán lẻ tại nơi nào đi nữa thì vẫn luôn có sự hỗ trợ từ phía công ty dành cho hoạt động bán lẻ. Chẳng hạn khi điểm bán lẻ đó đi vào hoạt động thì công ty sẽ cung cấp dù, bạt, các poster, tủ đựng sản phẩm,… đồng thời công ty cũng hướng dẫn người bán lẻ cách bảo quản sản phẩm hợp lý, cách trưng bày sản phẩm, dán poster,… để có thể tạo ấn tượng với người tiêu dùng. Với những hỗ trợ cùng với mức chiết khấu hợp lý thì người bán lẻ sẽ nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ cho công ty trong việc định vị sản phẩm cũng như truyền bá, quảng cáo cho sản phẩm.

Việc thành lập các Bakery không chỉ giải quyết tốt việc phân phối cho chủng loại sản phẩm mới mà còn giúp công ty thâm nhập vào một khúc thị trường mới: Đó là thị trường bánh tươi. Khi mới vào thị trường này thì công ty gặp rất nhiều khó khăn vì gặp các đối thủ cạnh tranh mạnh như: Đức Phát, Hỷ Lâm Môn …. Vào lúc đó thì các sản phẩm bánh tươi của công ty vẫn chưa được người tiêu dùng chấp nhận. Chính việc thành lập các Bakery đã tạo ra ưu thế cho công ty so với các đối thủ.

Thứ nhất các Bakery được thiết kế theo phong các hiện đại, không gian rộng rãi, sản phẩm được trưng bày dễ nhìn, dễ lựa chọn do đó khách hàng có thể tự do lựa chọn sản phẩm. Đây là điều hoàn toàn mới trong việc bán các loại bánh tươi.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong công nghệ quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ Kinh Đô Bakery, nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi tham gia vào hệ thống Kinh Đô Bakery. Các Kinh Đô Bakery không chỉ là cửa hàng bán lẻ các sản phẩm bánh tươi của Công ty mà đã trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm Kinh Đô phục vụ nhu cầu của dân cư, cơ quan, trường học, xí nghiệp trên địa bàn với cung cách phục vụ tận tình, nhanh nhạy và uy tín. Sự ra đời của cửa hàng nhượng quyền Kinh Đô Bakery khẳng định sự phát triển không ngừng và khả năng mở rộng hệ thống chuỗi Kinh Đô Bakery tại tất cả các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Với mục tiêu mở 100 Kinh Đô Bakery trong 3 năm tới sẽ là cơ sở vững chắc cho Công ty trong tiến trình hội nhập và là cầu nối để Công ty phục vụ các sản phẩm Kinh Đô đến mọi nhà, mọi người ở khắp mọi miền đất nước, nhằm giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hơn khi tiếp cận với sản phẩm bánh kẹo của thương hiệu Kinh Đô.

Ngày 16/08/2005, khai trương Kinh Đô Bakery nhượng quyền thứ 2 tại 338 Huỳnh Tấn Phát, P. Bình Thuận, Q.7.

Ngày 24/08/2005 Kinh Đô Bakery nhượng quyền thứ 3 sẽ được khai trương tại 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM.

Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, Kinh Đô Sài Gòn đã phát triển thêm 2 Kinh Đô Bakery nhượng quyền. Điều này khẳng định chiến lược phát triển 100 Kinh Đô Bakery trong 5 năm tới đang là hiện thực.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Trung Nguyên là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, và có thể nói đã đạt được những thành tựu to lớn trong những giai đoạn đầu tiên xây dựng va phát triển mô hình mới mẻ này. Nhưng cũng khó có thể nhận xét thành công sẽ vang dội hơn chừng nào nếu ngay từ đầu Trung Nguyên đã đầu tư vào việc bảo vệ và kiểm sóat bản sắc thương hiệu của mình một cách nghiêm ngặt và đồng bộ hơn. Khó khăn lớn nhất của hệ thông cà phê Trung Nguyên hiện nay là việc xây dựng và triển khai tinh chất “khơi nguồn sáng tạo” đến các quán cà phê trong hệ thống của mình đã không thật sự gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí khách hàng. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực rất lớn và tốn nhiều tiền của để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc.

Các thương hiệu khác như Phở 24, Kinh Đô cũng đang thực thi chiến lược “chậm mà chắc” trong việc xây dựng hệ thống nhượng quyền nhằm đảm bảo những giá trị cốt lõi của mình luôn được đồng bộ và nhất quán ở tất cả các cửa hàng nhượng quyền.

Còn hai đại gia KFC và McDonald’s thì quá quen thuộc với người tiêu dùng thế giới do vì là những cây đại thụ trong lĩnh vực thức ăn nhanh. Sức ảnh hưởng và quy mô của hai đại gia này phản ánh được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhượng quyền.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến, một phần vì khá mới mẻ và còn nhiều bất cập về luật pháp, nhưng phần khác là do vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thật sự được đánh giá cao và được chăm chút cẩn thận. Thương hiệu là tài sản quí giá nhất mà người nhượng quyền cho phép các đại lý của mình sử dụng, giúp họ kinh doanh và phát triển mà không phải trải qua giai đoạn xây dựng lợi thế cạnh tranh. Nhưng vấn đề chỉ mới mang tính một chiều, phần lớn các đại lý chưa quan tâm nhiều đến việc cùng hợp tác phát triển thương hiệu nhượng quyền, và người nhượng quyền cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng qui mô cho mình. Kinh doanh luôn đòi hỏi có chiến lược, và chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết nhượng quyền thương mại (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w