* Mục đích của việc dạy hội thoại là giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nghe nói (đặc biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội.
* Bài hội thoại được chia làm 3 bước: giới thiệu, luyện tập và sản sinh lời nói. Giáo viên cần vận dụng các hoạt động cụ thể, thích hợp vào đúng các gia đoạn và từng nội dung bài nhất định.
* Các hoạt động chính của bài hội thoại là cặp đôi, theo nhóm và đóng vai.
* Mục đích của bài hội thoại là rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh. Giáo viên không nên quá chú trọng tới việc dạy từ mới. Chỉ nên giới thiệu cho học sinh những từ mới thật cần thiết. Nên tạo điều kiện cho học sinh tự suy đoán nghĩa của từ mới theo ngữ cảnh.
* Có rất nhiều thủ thuật để giới thiệu một bài hội thoại. Nhiệm vụ của người giáo viên là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh, biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật khác nhau vào việc dạy hội thoại để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh vận dụng được những mẫu câu đã học vào thực tiễn giao tiếp.
Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy hội thoại ở phân môn tiếng Anh. Chúng tôi đã đề ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời qua
quá trình tiến hành đề tài thử nghiệm ở khối 7 trường THCS Ba Động thì tôi thấy Hs đều có sự tiến bộ, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh không còn có cảm giác ngại học tiếng nước ngoài. Các em tham gia vào các hoạt động cần cù, vô tư, hào hứng do đó hiệu quả đạt rất cao. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực hiện dúng theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các nguyên tắc của việc dạy học nói chung và của phân môn tiếng Anh nói riêng chứng tỏ tính đúng đắn của đề tài.
Với tinh thần cần mẫn nghiên cứu , đúc rút kinh ngiệm, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp và các thế hệ trước tôi, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Một số phương pháp dạy kiểu bài hội thoại phân môn tiếng Anh cấp Trung học cơ sở". Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định cụ thể là: lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ của giáo viên và sự cần cù của học sinh sẽ làm nên thành công của giờ dạy.
Trên đây chỉ là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng khi dạy kiểu bài hội thoại, những phương pháp đó đã mang lại kết quả trong giờ dạy. Tuy nhiên, nó cũng chưa thể tròn trĩnh được, bởi vì đối với hôm qua, hôm nay như thế là tốt nhưng với ngày mai, ngày kia... chắc chắn phải mở rộng, sáng tạo nhiều hơn để phù hợp và đảm bảo yêu cầu với phương pháp giáo dục mới: "Lấy học sinh làm trung tâm".
II. Bài học kinh nghiệm:
Nói tóm lại, với những gì tôi đã làm cũng không ngoài mục đích giảng dạy hiệu quả bộ môn Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp, hội thoại với SGK hiện hành. Vấn đề là với một loại bài nặng về luyện tập ngữ pháp, nếu không khéo giáo viên lại trở về phương pháp cũ : phân tích từ loại, phân tích câu, thầy hướng dẫn trò giải bài tập trong SGK, ... khiến lu mờ chức năng rèn luyện các kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết , không đạt được mục tiêu giúp học sinh rèn luyện khả năng hội thoại bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, tôi quan tâm việc tìm hiểu từng loại bài hội thoại để chọn ra một kĩ thuật tiến hành hoạt động dạy - học trên lớp sao cho thích hợp nhằm
đạt hiệu quả với từng tiết dạy. Sự linh hoạt, chú ý thay đổi các thủ thuật, chọn hoạt động phù hợp, phân bố thời gian hợp lí - kích thích sự hứng thú học tập của học sinh là mục tiêu chúng tôi hướng đến. Và qua thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã đạt được kết quả mong muốn.
Trong quá trình thực hiện, tôi được sự ủng hộ từ tổ chuyên môn, tôi nhận được sự đồng tình cũng như những góp ý xây dựng của đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài.
III. Đề xuất – Kiến nghị:
Trên đây là một số việc làm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy ở lớp mình phụ trách và đạt kết quả. Tôi kính mong sự đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu, mở chuyên đề, cho thăm quan để giúp bản thân tôi và đồng nghiệp tích luỹ được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.
Kính mong được sự đóng góp trao đổi từ các đồng chí, đồng nghiệp và các chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc Giáo dục và Đào tạo và đào tạo thế hệ trẻ, đưa tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực. Đó phải chăng là chúng ta đã thực hiện được cái gọi là: "Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, đào tạo những con người toàn diện, có ích cho xã hội". Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện: Huỳnh Thị Đăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản
1 Nguyễn Hạnh Dung
Đào Ngọc Lộc Vũ Thị Lợi
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Dự án phát triển giáo dục THCS- Bộ Giáo dục và đào tạo
2 Nguyễn Văn Lợi
Nguyễn Hạnh Dung Đặng Văn Hùng Thân Trọng Liên Nhân
-Sách giáo khoa lớp 7 &8. - Sách giáo viên tiếng Anh lớp 7 & 8
Nhà xuất bản Giáo dục
3 Lê Thị Thanh Quý
Lê Thị Diễm Tú
- Thiết kế bài giảng tiếng Anh 7 & 8
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
4 Nhóm tác giả biên
soạn
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS
Nhà xuất bản Giáo dục. 5 Trần Thị Khánh Vũ Thị Bích Liên Nguyễn Tú Nhã Nguyễn Thị Lan - Chương trình THCS các môn: Tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc.
- Ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/ QĐ BGD- ĐT
Nhà xuất bản Giáo dục
6 Adrihers- Adrian doff A training course teachers
7 The ELTTP methodoloyy
course
teacher traming project