Tình hình thẩm định tại Ngân hàng TMCP SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SEABANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG (Trang 29 - 30)

định rõ giá trị tài sản và cơ sở pháp lý để NH có thể phát mãi được tài sản và tiền phát mại có thể đủ để trả nợ vay.

+ Xác định giá trị tài sản thế chấp

Giá trị tài sản bao gồm hai phần là phần vật chất và phần phi vật chất. Phần vật chất gồm tổng giá trị mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế kèm theo, giá trị tài sản vật chất tính theo giá CIF. Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng, lãi vay…không được tính là giá trị bảo đảm vay vốn vì khi phát mại thì phần phi vật chất không bán được.

+ Yêu cầu cơ sở pháp lý :

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, phải có văn bản cam kết thế chấp các tài sản của doanh nghiệp bao gồm các tài sản đã đang và sẽ đầu tư vào công trình. Có các giấy tờ, văn bản cần thiết chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp như giấy giao đất, giấy phép xây dựng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Kết luận

+ Nếu rõ ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối cho vay của cán bộ tín dụng

+ Ghi ý kiến của trưởng phòng tín dụng, đồng ý hay từ chối cho vay. + Ý kiến quyết định của Giám đốc CN

2.2.3. Tình hình thẩm định tại Ngân hàng TMCP SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng: Bà Trưng:

Ta có thể nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình thực hiện công tác thẩm định năm qua bảng sau :

Năm 2007

Số tiền các dự án xin vay 524,56

Số được duyệt 359,65

Như vậy, các dự án đưa đến NH xin vay vốn không phải được chấp nhận một cách dễ dàng. Ngân hàng sẽ thẩm định kỹ càng trước khi cho vay, ta có thể nhận thấy tỷ lệ % số tiền được xét duyệt cho vay không phải là cao. Những dự án đưa đến NH xin vay vốn đã bị loại bỏ khá nhiều với những lý do khác nhau, có thể do doanh nghiệp hoặc bản thân dự án có vấn đề khó khăn nên không được NH chấp nhận cho vay. Có những dự án bị từ chối cho vay ngay khi xin vay ở CN, có dự án thì khi đưa đến phòng thẩm định của NH mới bị từ chối, điều này có thể thấy công tác thẩm định được phối hợp xét duyệt từ CN đến hội sở.

2.2.4.Ví dụ cụ thể về công tác thẩm định dự án tài chính:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SEABANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG (Trang 29 - 30)