3.1. Vận tải chung của thế giới
3.1.1. Nhân tố tự nhiên
Trong các ngành vận tải thì ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới vận tải hàng không là lớn nhất. Đây cũng là một nhược điểm của vận tải hàng hóa đường hàng không. Điều kiện khí hậu thời tiết ảnh hưởng lớn đến lịch trình và tính chất đều đặn của vận tải hàng không, ảnh hưởng lớn về kinh tế.
Như ví dụ đã lấy ở trên, một chiếc máy bay bay từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài gặp thời tiết xấu như mưa bão không thể hạ cánh được, có thể chiếc máy bay này sẽ phải bay vòng để đợi thời tiết tốt hơn, và nếu như không hạ cánh được thì chiếc máy bay đó sẽ phải bay ngược vào Tân Sơn Nhất. Điều này gây ra lãng phí lớn về nguyên nhiên vật liệu, và nếu như trên chiếc máy bay có hàng hóa mau hỏng hoặc hàng cần giao gấp thì sẽ có thiệt hại kinh tế lớn cho cả người chuyên chở và người giao, người nhận hàng.
Tuy nhiên thiệt hại về kinh tế không phải là yếu tố duy nhất, điều đặc biệt là thời tiết quá xấu có thể gây ra nguy hiểm, dẫn đến các vụ tai nạn máy bay.
Một số ví dụ về các vụ tai nạn máy bay do thời tiết xấu:
- Ngày 22/8/2006, máy bay TU-154 của hãng hàng không Pulkovo-Nga đã rơi tại Ukraine, nguyên nhận là gặp một cơn going lớn với nhiều sấm sét và gió mạnh.
- Ngày 4/3/2008, một chiếc trực thăng của Liên Hợp quốc đã gặp tai nạn ở Nêpan, khiến 10 người chết, nguyên nhân là do sét đánh.
- Ngày 3/9/1997, Chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines (sản xuất năm 1984) rơi khi đang đến gần Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh, Campuchia, làm thiệt mạng 65 trong số 66 hành khách. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Chiếc máy bay đang trên đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh. Chiếc Tupolev đang tiến gần đến đường băng sân bay Pochentong từ độ cao 2.000 mét trong trời mưa to. Rõ ràng chiếc máy bay đã đi vào vùng bão và bị sét đánh.
3.1.2. Nhân tố kinh tế- xã hội
Năm 2008, tác động cộng hưởng của khủng hoảng thị trường tài chính; giá dầu, giá hàng hoá tăng mạnh và sự đóng băng của thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia đã gây bất lợi tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và đẩy lạm phát tăng cao ở quy mô toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008. Theo đó, IMF dự báo kinh tế thế giới năm 2009 sẽ suy giảm 0,5-1%, sự sụt giảm toàn cầu đầu tiên trong vòng 60 năm qua.
Năm 2008 cũng là năm đầy khó khăn đối với ngành hàng không thế giới. Giá nhiên liệu tăng cao đột biến (kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 9, có lúc đỉnh điểm lên tới mức 147 USD/thùng dầu thô vào tháng 7) khiến chi phí đầu vào tăng cao. Hàng loạt các hãng hàng không trên thế giới đã bị phá sản hoặc phải giảm quy mô khai thác. Các hãng hàng không lớn trong khu vực Đông Nam Á như Thai Airway, Malaysia Airlines cũng
lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt vào những tháng cuối năm đã làm cho nhu cầu đi lại của hành khách bị ảnh hưởng đáng kể. Theo IATA, lượng hàng luân chuyển quốc tế trong tháng 9/2008 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2007 (tháng giảm đầu tiên từ dịch SARS 2003). Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm mạnh 7,8% (chỉ sau khu vực châu Phi). Với những diễn biến trên, IATA dự báo ngành hàng không thế giới sẽ lỗ khoảng trên 5 tỷ USD.
3.1.3. Các công ước, các quy định quốc tế
Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế do công ước Warsaw 1929 điều chỉnh. Về sau công ước này được nghị định thư The Hague 1955 sửa đổi và công ước Guadalajara 1961 bổ sung. Sửa đổi sau cùng là các Nghị định thư Montreal năm 1975. Trong các điều khoản công ước có đề ra quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở và người gửi hàng/người nhận hàng, cũng như quyền bảo vệ cho họ trong hợp đồng vận tải đường hàng không.
Theo công ước quốc tế, người chuyên chở có quyền đòi thanh toán tiền cước và các chi phí khác mà họ đã chi thay người gửi hàng. Trong trường hợp không được trả người chuyên chở có quyền giữ hàng cho đến khi nợ được trả xong.
Người chuyên chở hàng không có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo hàng hóa bằng việc giám sát bốc dỡ, sắp xếp hàng và cũng phải có những biện pháp đề phòng đặc biệt được người gửi hàng thỏa thuận trong trường hợp chở hàng dễ hỏng như thực phẩm. Trường hợp khôn thực hiện đúng hợp đồng, người chuyên chở buộc phải hoàn lại toàn bộ tiền cước đã thu, và nếu không thực hiện đúng hợp đồng không phải do những lý do hợp lý gây ra, anh ta cũng phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc không thực hiện đúng hợp đồng.
Người chuyên chở cũng có nghĩa vụ thông báo cho người nhận ngay khi hàng đến địa điểm nhận hàng trừ phi có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
Đối với người gửi hàng và người nhận hàng: theo công ước Warsaw quy định tùy theo nghĩa vụ nêu trong hợp đồng, người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa bằng cách lấy hàng tại sân bay đi hay đến, hoặc giữ hàng lại trong hành trình vận chuyển tại bất cứ nơi dừng dọc đường nào, hoặc yêu cầu giao tại nơi đến hay trong hành trình cho
một người khác mà người nhận có tên trong vận đơn hoặc yêu cầu vận chuyển trở lại sân bay khởi hành.
Tuy nhiên, quyền này phải được thực hiện như thế nào đó để không tổn hại đến quyền lợi của người chuyên chở hoặc người gửi hàng khác. Song người gửi hàng cũng có thể được yêu cầu trả chi phí mà người chuyên chở đã chi để thực hiện lệnh của mình. Khi hàng hóa tới nơi đến, người nhận hàng được quyền yêu cầu người chuyên chở trao cho mình vận đơn và hàng hóa khi đã thanh toán các chi phí phù hợp với những điều kiện trong vận đơn.
Người gửi hàng chịu trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và lời khai có liên quan đến hàng hóa ghi trong vận đơn hàng không. Nếu các chi tiết và lời khai đó không chính xác, không đầy đủ, người gửi hàng chịu trách nhiệm với người chuyên chở về mọi thiệt hại xảy ra.
Nếu người chuyên chở thừa nhận mất hàng hoặc nếu hàng hóa không tới sau 7 ngày kể từ ngày lẽ ra hàng phải tới, người nhận hàng có quyền đòi bồi thường theo hợp đồng chuyên chở.
3.2. Vận tải Việt Nam
3.2.1. Tình hình kinh tế xã hội đất nước
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng rất khó khăn, biểu hiện là lạm phát ở mức rất cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại (6,5%); tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu quan trọng như xuất khẩu đạt trên 65 tỷ USD, tăng gần 34%, là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua; vốn đăng ký đầu tư nước ngoài ước đạt 60 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007.
Vận tải hành khách năm 2008 ước tính đạt 1932,3 triệu lượt hành khách và 81,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 8,1% về khối lượng vận chuyển và tăng 7,6% về khối lượng luân chuyển so với năm 2007, bao gồm vận tải của trung ương đạt 37,6 triệu lượt hành khách, tăng 16,4% và 22,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 11%; vận tải của địa phương đạt 1894,7 triệu lượt hành khách, tăng 7,9% và 58,9 tỷ lượt hành khách.km, tăng 6,4%. Trong các ngành vận tải, vận tải đường bộ năm 2008 ước tính đạt 1744,3 triệu lượt hành khách, tăng 8,8% và 57,4 tỷ lượt hành khách.km, tăng 8,2% so với năm trước; đường sắt đạt 11,3 triệu lượt hành khách, giảm 2,1% và 4,6 tỷ lượt hành khách.km,
giảm 0,4%; hàng không đạt 10,2 triệu lượt hành khách, tăng 10,5% và 16,1 tỷ lượt hành khách.km, tăng 9,4%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2008 ước tính đạt 604 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm trước và khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 174,3 tỷ tấn.km, tăng 40,5%, bao gồm vận chuyển trong nước đạt 571,8 triệu tấn, tăng 8,4% và 65 tỷ tấn.km, tăng 11,4%; vận chuyển ngoài nước đạt 32,2 triệu tấn, tăng 17,8 % và 109,3 tỷ tấn.km, tăng 66,4%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ vẫn là chủ yếu, ước tính năm 2008 đạt 434,8 triệu tấn, tăng 9,9% và 22,5 tỷ tấn.km, tăng 13,7% so với năm 2007; vận chuyển đường sông đạt 109,6 triệu tấn, tăng 1,4% và 5,6 tỷ tấn.km, tăng 1%; vận chuyển đường biển đạt 51 triệu tấn, tăng 21,8% và khối lượng luân chuyển đạt mức cao với 141,8 tỷ tấn.km, tăng 49,9% do trong năm tăng năng lực vận chuyển tàu viễn dương.
Không nằm ngoài tác động từ suy thoái kinh tế, giá nhiên liệu tăng, thị trường hàng không Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vẫn tăng trưởng, song tốc độ giảm dần qua các tháng 8,9,10; trong đó, bị ảnh hưởng đặc biệt rõ nét là thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á và thị trường nội địa. Cùng với cạnh tranh trên các đường bay quốc tế, mức độ cạnh tranh trên các đường bay nội địa cũng gia tăng với việc xuất hiện các hãng hàng không nội địa mới. Tuy nhiên, ngành hàng không Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ như cho phép tăng mức giá trần vé hạng phổ thông trên đường bay Hà Nội-Tp Hồ Chí Minh, giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay (trong giai đoạn giá nhiên liệu tăng cao) và cho phép thu phụ thu nhiên liệu nội địa.
Như vậy, môi trường sản xuất kinh doanh năm 2008 của VN rất khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ…VN đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2008.
3.2.2. Các căn cứ pháp lý
Ở nước ta căn cứ pháp lý để xử lý về vận tải hàng không được Quốc hội thông qua ngày 26/12/1991, ban hành ngầy 4/1/1992.
Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyên chở trong điều 74: người chuyên chở có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình chuyên chở bằng máy
bay, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, do hành động bắt giữ hoặc cưỡng chế của nhà chức trách hoặc tòa án, do xung đột vũ trang, do lỗi của người gửi hàng hoặc người nhận hàng. Mức bồi thường thiệt hại tính theo mức giá trị hàng hóa đã kê khai hoặc theo giá trị thiệt hại thực tế nếu không kê khai giá trị. Ngoài ra người chuyên chở còn phải hoàn lại cho người gửi hàng cước phí về số hàng bị thiệt hại. Người chuyên chở cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm trễ.
Điểm khác so với công ước quốc tế là mức bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng và cả thiệt hại do chậm trễ được giới hạn ở mức giới hạn dân sự của người chuyên chở. Tuy nhiên vận đơn hàng không của Vietnam Airlines đã ghi: có thể áp dụng công ước Warsaw và giới hạn trách nhiệm là 250 Francs như quy định của công ước này.
Về quyền hạn, nghĩa vụ của người gửi hàng và người nhận hàng được quy định trong luật hàng không dân dụng Việt Nam được áp dụng như trong công ước Warsaw.