Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 60)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

2.1.2.1. Đánh giá chung

* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn tăng cao trong giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,85%/năm. Trong 2

năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP không đều do nền kinh tế gặp nhiều bất lợi của ngoại cảnh. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 9,66% song đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 12,55% với tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2006, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của giai đoạn trước.

Biểu 2.6: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Bắc Kạn, vùng TDMN Bắc Bộ và cả nƣớc thời kỳ 2001-2005 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế Bắc Kạn Vùng TDMN Bắc Bộ Cả nƣớc Giai đoạn 2001 - 2005 11,85 10,2 7,50 Trong đó:

- Công nghiệp - xây dựng 27,87 17,0 10,2

- Nông lâm thuỷ sản 5,89 5,9 3,8

- Dịch vụ 16,13 10,9 7,00

* Về cơ cấu kinh tế:

- Giai đoạn 2001-2005: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống còn 41,96% (giảm 16,28% so với năm 2000); tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều tăng: công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,83% trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,21% (tăng 10,24% so với năm 2000).

- Giai đoạn 2006-2007: Trong 2 năm 2006 và năm 2007 nền kinh tế có nhiều biến động lớn, sự giảm sút trong sản xuất công nghiệp và sự tăng trưởng đột biến trong năm 2007 của ngành nông nghiệp làm cơ cấu kinh tế của tỉnh thay đổi. Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp lên đến 45%, ngành công nghiệp-xây dựng giảm còn 18,56% và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,44% vào năm 2007.

Biểu 2.7: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP theo giá hiện

hành (tỷ đồng) 561.026 652.225 718.996 901.840 1.060.400 1.235.458 1.514.334

- Nông lâm nghiệp 300.433 340.387 365.564 411.813 444.929 501.370 681.495 - Công nghiệp -

Xây dựng 106.879 129.602 150.893 179.223 231.518 258.030 281.083 - Dịch vụ 153.714 182.236 202.539 310.804 383.953 476.058 551.756

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100 100

- Nông lâm nghiệp 53,55 52,19 50,84 45,66 41,96 40,58 45,00 - Công nghiệp -

Xây dựng 19,05 19,87 20,99 19,87 21,83 20,89 18,56 - Dịch vụ 27,40 27,94 28,17 34,46 36,21 38,53 36,44

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua đạt cao song chưa bền vững, còn chịu ảnh hưởng lớn của các tác động ngoại sinh, tiềm lực kinh tế còn khá nhỏ bé (GDP giá hiện hành năm 2007 bằng 0,15% GDP cả nước).

* Đầu tư xã hội và thu nhập bình quân đầu người:

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm, giai đoạn 1997 - 2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 27%/năm từ 122 tỷ đồng năm 1997 lên trên 830 tỷ đồng năm 2005. Trong 2 năm 2006 - 2007 cùng với các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển với các tỉnh bạn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên nhanh chóng, tính riêng trong năm 2007 tổng mức vốn đầu tư đăng ký thực hiện trên địa bàn ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay khối lượng vốn đầu tư đã đăng ký được giải ngân không cao.

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến nay được tăng lên đáng kể, năm 1997 GDP bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn

mới chỉ là 1,35 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2007 GDP bình quân đầu người đã đạt đến con số 4,95 triệu đồng/ người/ năm, (khoảng 310 USD). Tuy chỉ tiêu này còn thấp so với cả nước (năm 2007 cả nước đạt 830 USD/người/năm) song kết quả thực hiện trong 10 năm qua cũng là một thành tựu đáng khích lệ.

* Về hoạt động xuất nhập khẩu:

Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua không lớn, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu không ổn định qua các năm, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong 10 năm qua mới chỉ đạt 6,357 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 6,3 triệu USD (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng và tinh quặng khoáng sản), giá trị nhập khẩu thấp so tổng kim ngạch XNK hàng năm.

* Về thu ngân sách địa phương:

Thu ngân sách trong những năm vừa qua tốc độ đạt cao song mới đạt hơn 6% so với GDP. Năm 2007 thu ngân sách đạt 123,316 tỷ đồng gấp 4,2 lần so với năm 2001. Bình quân 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng thu ngân sách bình quân đạt 22,52%/ năm, tính chung cả giai đoạn 2001-2007 đạt 22,25%/ năm.

Biểu 2.8: Thu ngân sách địa phƣơng qua các năm 2001 - 2007

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Bình quân giai đoạn (%) 2001- 2005 2001- 2007 Thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 29,036 70,411 107,821 123,316 22,52 25,25

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế Bắc Kạn trong những năm qua tuy đã đạt được tốc độ cao song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tốc độ cao hơn cả nước song quy mô còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp

hơn nhiều so với mức bình quân chung cuả cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao (trên 30%), kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Sản xuất kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ chưa tạo được tiềm lực kinh tế to lớn.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

a) Ngành công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 28,86%/ năm. Vào năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,55 lần so với năm 2000 và năm 2006 đạt 185,9 tỷ đồng tăng 12,67% so với năm 2005, năm 2007 ước thực hiện đạt 189,031 tỷ đồng, tăng 1,7% so năm 2006. Đến nay, Bắc Kạn đã hình thành hầu hết các ngành công nghiệp tuy còn rất nhỏ bé, trong đó rõ rệt nhất là nhóm ngành chủ yếu gồm: Công nghiệp khai thác chiếm 54,58%, công nghiệp chế biến chiếm 41,08% và công nghiệp phân phối điện nước chiếm 4,34% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Quặng sắt khai thác năm 2006 đạt 207 nghìn tấn, quặng chì-kẽm 25 nghìn tấn, giấy đế 2.155 tấn, xi măng 22,8 nghìn tấn, Clanhke đạt 18,4 nghìn tấn, gỗ xẻ xây dựng 7 nghìn m3, lắp ráp ô tô 200 chiếc... Các ngành công nghiệp như khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản đang được các nhà đầu tư quan tâm, đã có một số dự án được triển khai thực hiện. Một số cơ sở công nghiệp trọng điểm có quy mô nhỏ và vừa đã được đầu tư xây dựng như : Liên doanh may công nghiệp công suất 2,2 triệu sản phẩm/ năm ; nhà máy lắp ráp và đóng mới ô-tô tải nhỏ công suất giai đoạn I là 500 xe/ năm; nhà máy sản xuất giấy đế Trung Hoà - Chợ Đồn công suất 2.55 tấn/ năm. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh từ 11% năm 2000 lên 21% năm 2005.

Đến năm 2005 toàn tỉnh có tới 1.423 cơ sở sản xuất công nghiệp gấp 1,6 lần năm 2000, thu hút 6533 lao động gấp 1,8 lần năm 2000, hầu hết các sản phẩm công nghiệp trong 5 năm 2001 - 2005 đều tăng khá.

Công nghiệp Bắc Kạn năm 2006 và 2007 tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ 2001 - 2005 là do một số doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn chưa tìm được đầu ra như công nghiệp xi măng, lắp ráp ô-tô nên sản xuất cầm chừng, một số dự án đưa vào sản xuất chậm...

Biểu 2.9: Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2001-2007

Đơn vị tính: tỷ đồng (giá cố định 1994)

Chỉ tiêu 2001 2005 2006 2007

Tăng trƣởng BQ 2001-2005 %

Tổng giá trị sản xuất 46,4 164,9 185,9 189,031 28,86

- Công nghiệp khai thác 10,7 71,3 72,4 73,2 46,2 - Công nghiệp chế biến 33 83,3 101,3 103 20,3 - CN phân phối điện nước 2,7 9,9 12,1 12,83 30,1

Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn

Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong những năm vừa qua tăng trưởng đều đặn cùng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 10 năm qua bình quân đạt 26,47%/ năm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2007 tính theo giá so sánh 1994 gấp 5,47 lần so với năm 2000.

Tóm lại, qua nghiên cứu các số liệu về tình hình phát triển sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng cho thấy tính phát triển bền vững của công nghiệp Bắc Kạn không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác và sơ chế khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành vì vậy không tạo được tích luỹ và mở rộng sản xuất. Công nghệ sản xuất của ngành là công nghệ trung bình thấp, chưa tạo được giá trị tăng thêm cao, chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông trong dây chuyền sản xuất vì vậy giá trị sản xuất có thể cao song mức độ đóng góp của ngành đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.

b) Ngành nông - lâm - thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 5,91%, năm 2006 GTSX của ngành tăng trưởng chậm lại do gặp nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng GTSX toàn ngành chỉ đạt 4,6%. Năm 2007 sản xuất nông nghiệp được phục hồi do đó tốc độ tăng GTSX cao hơn những năm trước, ước đạt trên 13%.

Nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực tăng nhanh và cơ bản đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Cơ cấu kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, dịch vụ nông lâm thuỷ sản đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực và sản xuất thêm nhiều hàng hoá, tạo thêm việc làm cho nhân dân.

Biểu 2.10: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2001-2007

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 2006 2007 Tăng trƣởng 2001-2005 (%) Tổng GTSX (Giá CĐ 94) Tỷ đồng 328,274 509,320 532,741 626,096 5,91 Nông nghiệp Tỷ đồng 280,859 409,197 423,374 501,173 7,81 Lâm nghiệp Tỷ đồng 99,031 96,509 104,937 119,503 -0,51 Thuỷ sản Tỷ đồng 2,384 3,614 4,430 5,420 8,67

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn

Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005 đạt bình quân 5,89%/năm, là mức khá cao so với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 58,24% năm 2000 xuống còn 41,96% vào năm 2005.

* Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 87.545 tấn năm 2000 lên 148.544 tấn (2007). Diện tích trồng lúa đạt khoảng 21.233 ha sản lượng đạt 92.939 tấn và ngô là trên 16.133 ha và sản lượng đạt 55.605 tấn (2007). Bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương khoảng 2.126 ha (2007), thuốc lá khoảng 600 ha (2007), lạc trên 500 ha và mía 232 ha, phân bố trên hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Riêng cây chè có trên 100 ha (2006) và ước khoảng gần 300 ha (2007), chất lượng cao tại các huyện Chợ Mới, Ba Bể và vùng chè tuyết shan, phân bố tại một số xã của các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể và Bạch Thông.

Bắc Kạn thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông nghiệp và nông thôn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng giống lai vào sản xuất với tỷ lệ diện tích trồng giống mới là lúa: 30%, ngô: 90%, thuốc lá: 100%, tỷ lệ giống lợn mới: 40%. Năng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, năng suất lúa đạt 43,77 tạ/ha (2007); ngô đạt 34,47 tạ/ha (2007).

Bắc Kạn còn phải kể đến diện tích trồng cây ăn quả đạt khoảng 4.000 ha trong đó cam quýt cho thu hoạch trên 800 ha, vải 400 ha, nhãn 240 ha, mận, mơ 1.300 ha. Tổng sản lượng quả các loại của Bắc Kạn khá lớn đến gần 5.000 tấn, trong đó cam quýt trên 1000 tấn, mơ mận trên 2000 tấn và còn lại là vải nhãn v.v...

- Chăn nuôi: Mặc dù dịch bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc nhưng so với tốc độ hàng năm vẫn phát triển khá về cả đàn lợn, đàn bò. Bên cạnh đó gia súc, gia cầm trong tỉnh cũng phát triển khá với chất lượng rất tốt.

Biểu 2.11: Thống kê gia súc gia cầm tỉnh Bắc Kạn 2001 - 2007 Đơn vị tính: 1000 con TT Hạng mục Thời gian 2001 2005 2006 2007 1 Trâu 87,0 84,0 83,86 93,82 2 Bò 32,5 40,0 40,19 88,18 3 Lợn 157,2 175,2 144,2 175 4 Gia cầm 1.527,5 1.513,0 1.128,87 1335,1

- Về dịch vụ nông nghiệp: dịch vụ nông nghiệp đã có bước tiến bộ (chiếm gần 5%), tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển nông nghiệp. Thực hiện tốt chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với các mặt hàng chính sách. Hiện tại đã đưa tỷ lệ lúa giống mới đạt khoảng 30% và ngô lai đạt trên 70%.

* Ngành lâm nghiệp

Toàn tỉnh có 263.503 ha rừng, độ che phủ đạt 55,18% năm 2007 trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 224 nghìn ha và rừng trồng xấp xỉ 40 nghìn ha. Tình hình phân chia 3 loại rừng của tỉnh như sau: rừng đặc dụng là 25.582 ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ và Nam Xuân Lạc; rừng phòng hộ là 94.127,7 ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối như sông Cầu, sông.v.v... Rừng sản xuất là 268.339 ha phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh.

Tuy nhiên theo quy hoạch lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn còn 124 nghìn ha là đất chưa có rừng. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng kém chất lượng có thể xem xét cải tạo trồng rừng nguyên liệu khoảng 158 nghìn ha. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản. Đối với diện tích rừng đặc dụng kết hợp bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ: bảo đảm yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Giá trị kinh tế lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành lâm nghiệp ổn định trong những năm vừa qua. Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 1997-2000 tăng trưởng bình quân 10,07% tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2005 tổng GTSX của ngành không tăng và giữ mức 96 đến 99 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Năm 2006 giá trị sản xuất của ngành tăng thêm hơn 8 tỷ đồng (giá 1994) so với năm 2005.

* Ngành thuỷ sản

Tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2005 đạt 3,614 tỷ đồng (giá 1994), tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 1997.

Tính đến năm 2006, diện tích nuôi trồng mặt nước đang khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 789 ha. Bắc Kạn còn 967 ha đất có khả năng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Cơ cấu giống gồm cá trắm, cá mè trắng, cá trôi, cá chép, cá rô phi và cá trê lai, cá quả, cá chim trắng. Cá chim trắng chiếm tỷ lệ tới 36%, tiếp theo là cá trôi với tỷ lệ 29%, cá chép có tỷ lệ 22% và cá mè tỷ lệ 10%.

Kết luận về ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Ngành nông nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định và liên tục tăng trưởng, ngành lâm nghiệp còn khá yếu và chưa được quy hoạch đầu tư đúng với tiềm năng. Thuỷ sản Bắc Kạn không có được các điều kiện phát triển thuận lợi song cũng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)