Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp "Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội" (Trang 29 - 32)

- Xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề.

Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực là một trong số các vấn đề đáng lo ngại nhất không chỉ với riêng địa phương nào mà là đối với cả đất nước. Mặc dù Hà Nội được đánh giá là có nguồn nhân lực trình độ cao hơn các địa phương khác, tuy nhiên, cùng với thời gian, sự gia tăng cơ giới làm cho chất lượng nguồn nhân lực của địa phương này không được đồng đều. Do đó, việc chuẩn hóa tri thức, kỹ năng và hành vi đối với người lao động được đặt lên hàng đầu đối với lĩnh vực giáo dục phổ thong và đào tạo nghề. Làm tốt công tác này đồng nghĩa với việc chúng ta đã tạo ra được một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, và là đồng thời tạo ra lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì họ có thể giảm bớt được khâu đào tạo và đào tạo lại khi đầu tư vào Việt Nam

- Phát triển nhanh đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục theo yêu cầu của thời kỳ sau 2010.

Đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Vì thế phát triển đội ngũ giáo viên cũng là một nhân tố thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực

Nhiệm vụ này có thể được cụ thể hóa như: Triển khai chương trình đào tạo đổi mới phương pháp giảng dạy cho gần 1 triệu giáo viên phổ thông từ 2007 - 2010; Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên cho ĐH, CĐ từ 2007 - 2020, trong đó 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; Bồi dưỡng tất cả các hiệu trưởng các trường phổ thông và ĐH - CĐ theo chương trình chuẩn về quản lý giáo dục từ 2007 - 2010; Tăng lương cho tất cả các nhà giáo, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo.

- Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Việc đào tạo theo nhu cầu xã hội thể hiện sự linh hoạt trong công tác quản lý. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược để nắm bắt các xu hướng vận động của dòng FDI, vào ngành, vào lĩnh vực nào để có thể tạo ra đội ngũ lao động phù hợp yêu cầu

PHẦN KẾT

Kể từ khi những dòng FDI đầu tiên chảy vào Việt Nam, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương thu hút được lượng FDI cao nhất cả nước. Và trên thực tế, những kết quả thu được sau gần 20 năm qua đã khẳng định Hà Nội vẫn là một thành phố có tiềm năng trong hoạt động thu hút FDI cho đầu tư phát triển. Nhìn vào dòng FDI ngày càng phong phú gia tăng cả về quy mô và tốc độ có thể nhận thấy những thành tựu mà Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Và không thể phủ nhận những cải cách, đổi mới, hoàn thiện về môi trường đầu tư mà Hà Nội đã nỗ lực thực hiện nhằm khuyến khích các nguồn vồn đầu tư nói chung và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Theo đánh giá của các nhà phân tích kinh tế, trong giai đoạn tiếp theo Hà Nội vẫn tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những mặt hạn chế đã góp phần tạo ra rào cản đối với việc thu hút FDI vào Hà Nội. Môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và cụ thể là về các thủ tục hành chính, về sự yếu kém tồn tại trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã và đang là những băn khoăn trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đổ vốn vào địa phương này. Và nếu như trong giai đoạn tiếp theo, những hạn chế này không được nỗ lực khắc phục thì vị trí của Hà Nội trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư sẽ còn tiếp tuc suy giảm. Cho nên nkhi quyết định nghiên cứu đề tài này, nhóm chúng tôi hy vọng tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp về các giải pháp đẻ nâng cao khả năng thu hút vốn FDI vào Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo sao cho tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - TS. Đinh Đào Ánh Thủy

2. Tạp chí Kinh tế phát triển 3. Tạp chí cộng sản

4. Thời báo kinh tế Sài Gòn: SaigonTimes, TheSaigontimes 5. Tạp chí Phân tích và dự bào Kinh tế

6. www.gso.gov.vn

7. www.hapi.gov.vn

8. www.mpi.gov.vn

9. www.vneconomic.com

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp "Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội" (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w