1. Các hành vi gian lận thuế nội địa
2.2. Khai sai chủng loại hàng hoá
Với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi nguồn lực của cơ quan hải quan có hạn và thực hiện yêu cầu đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi trong thủ tục hải quan, cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa khi có nghi vấn hoặc có mức độ rủi ro cao. Do đó, việc phân loại, khai báo và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế.
Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
nhưng không khai báo đầy đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế, gian lận thuế
Hình thức
Thứ nhất, Cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm quan để khai theo hướng có lợi cho mình.
Trên thực tế, khi khai báo mã hàng (mã số thuế) cho hàng hóa các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cách áp mã cho mặt hàng ở mức thuế suất thấp nhất bằng các cách: khai sai lệch đi tên hàng hóa, mô tả khác đi từ chức năng chính chuyển sang chức năng phụ, hay tách từ hàng đồng bộ thành hàng không đồng bộ…
Tuy nhiên, việc phân loại hàng hóa là vô cùng phức tạp và gặp nhiều khó khăn, ngay cả kết quả phân tích phân loại do trung tâm phân tích phân loại hay cơ quan tổ chức giám định có chức năng giám định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước để làm cơ sở xác định mã số hàng hóa nhiều khi cũng còn nhiều tranh cãi dẫn đến tình trạng kiện cáo giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Thứ hai, Người nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất thấp của hàng linh kiện.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các hang hóa có thuế suất cao như ô tô, rượu..từ nước ngoài về đã khai sai tên hang hóa sang loại hang hóa khác có thuế suất 0% ví dụ như mặt hang ô tô , thiết bị điện tử khai sang là mặt hang hạt nhựa (thuế suất 0%), hay nhập ô tô hạng sang như BMW X6, một BMW 750 Li. Lô xe sang này được nhập từ Mỹ về và khai báo hải quan là nhôm cuộn nhập khẩu…Các doanh nghiệp lợi dụng những mặt hang
có thuế suất thấp để khi khai thay thế cho những hang hóa của mình để có thể gian lận tiền thuế VAT của nhà nước.
Ngày 13 và 18-9-2013, Công ty TNHH MTV giao nhận vận tải và thương mại quốc tế Quốc Huy Anh (quận 12, TPHCM) đã đến Chi cục HQ 4 làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai báo lô hàng gồm chín container cao su thiên nhiên sơ chế xuất khẩu đi Đài Loan, thuế xuất khẩu 0%.Nhưng thực tế, kết quả phát hiện toàn bộ chín container là phế liệu thép không gỉ, với trọng lượng khoảng 200 tấn. Mặt hàng phế liệu thép không gỉ xuất khẩu có mức thuế suất 15%, nên doanh nghiệp nêu trên đã cố tình khai báo sai tên hàng xuất khẩu để trốn thuế.. Nếu doanh nghiệp khai lô hàng là thép không gỉ, với mức thuế suất 15%, doanh nghiệp phải đóng trên 500 triệu đồng tiền thuế (nếu lấy giá 1.100 USD/tấn), còn nếu khai cao su doanh nghiệp không phải đóng đồng nào.
2.3.Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về ưu đãi tối huệ quốc (Chế độ tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau ) hay ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
Khái niệm “C/O” có tính pháp lý được quy định lần đầu tiên tại Thông tư liên bộ số 280/TTLB/BTM-TCHQ ngày 29-11-1995 giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan. Theo đó, C/O là văn bản có tính pháp lý, do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận xuất xứ cho một lô hàng nhập khẩu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi về thuế quan giữa các nước, các tổ chức để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.
Một trong những chiêu thức phổ biến của DN là gian lận thương mại (GLTM) thông qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), do khi có chứng thư C/O, DN sẽ được miễn hoặc giảm thuế, mức ưu đãi có khi lên đến 100% - 200%. Vì vậy, nhiều đối tượng đã tìm mọi thủ đoạn để gian lận C/O theo nhiều cấp độ. Những mặt hang dễ bị gian lận, thong thường là những mặt hang của các nước láng giếng Việt Nam bị những thị trường lớn như EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… áp thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Các thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi hơn.Khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các DN được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết. Đây chính là điều kiện để những loại hàng hóa gian lận C/O trong khu vực gia tăng.Hàng năm cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) đều phát hiện nhiều lô hàng làm giả C/O.
Khi gian lận C/O, mức thuế suất của DN sẽ được giảm mạnh.Thủ thuật gian lận được thể hiện dưới nhiều hình thức. Thí dụ DN dùng hình thức đạo giá để gian lận về giá tính thuế hoặc cố ý cung cấp thông tin sai về mã số thuế, sai tên nước xuất xứ vào tờ khai hải quan hoặc khai gian số lượng hàng hóa thực tế trên hợp đồng thương mại.
Một số DN khác sử dụng thủ thuật sửa chữa các chứng từ, hóa đơn và bảng kê nộp cho cơ quan hải quan. Nếu bị phát hiện, DN sẽ tiếp tục sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung những chứng từ đã sửa chữa. Nhiều chủ hàng còn sử dụng hình thức quá cảnh hàng hóa tại một nước trung gian nhằm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo nước quá cảnh nhằm tránh những quy định hạn chế về hạn ngạch và được hưởng các ưu đãi.
Nhiều đơn vị nhập khẩu còn sử dụng hàng hóa xuất xứ từ hai nước khác nhau để lẫn vào nhau nhằm giấu xuất xứ thực của hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Ngoài ra, còn có DN tự tạo những mẫu giấy chứng nhận gần giống với C/O thật, thậm chí giả mạo chữ ký của cán bộ có thẩm quyền cấp C/O.
2.4.Gian lận giá tính thuế
Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi rất phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các hình thức sau:
Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá.
Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo thấp trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước. Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế.
Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Thứ tư, do theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu. Điều này được thực hiện qua việc chủ hàng thành lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với nhiều công ty để mỗi công ty tiến hành nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
Hiện nay, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô dạng CKD là 25% so với thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc 100%, thuế tiêu thụ đặc biệt xe lắp ráp trong nước chỉ có 5% , so với xe nhập khẩu là 100%...Vậy nên các doanh nghiệp hay lựa
chọn hình thức tháo rời các bộ phận cu axe nhập khẩu về để hương thuế suất thấp hơn sau đó lắp ráp lại. Tuy nhiên làm như vậy thì chất lượng của xe không còn được như cũ nữa. Ngoài ra, còn thực hiện rất nhiều hình thức khác nhau để gian lận down giá như lập ra các công ty ma..
Điều đáng quan tâm hiện nay là lợi dụng chính sách của Nhà nước trong việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, hình thức gian lận qua giá để trốn thuế ngày càng có nhiều DN sử dụng bằng cách khai không đúng thuế suất, chủng loại, giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu (NK)... và chủ yếu diễn ra ở những mặt hàng có thuế suất cao như ô-tô, xe máy, linh kiện điện tử, máy móc, hàng tiêu dùng...
Thứ năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Thứ sáu, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
Việc chuyển giá chỉ xảy ra khi giữa các đơn vị, doanh nghiệp có liên kết về kinh tế như các công ty mẹ, công ty con hoặc các đơn vị liên doanh, liên kết với nhau. Việc chuyển giá sẽ được thực hiện thông qua hệ thống xây dựng giá, có thể giá bán thấp hơn hoặc cao hơn để thông qua đó tránh thuế, chuyển thuế đến nơi có chính sách thuế thấp hơn. Khi giá bán ra nước ngoài thấp hơn, đồng nghĩa với giá đầu vào tại nước ngoài sẽ thấp hơn, lãi ở nước ngoài nhưng lỗ tại Việt Nam sẽ diễn ra
Tình trạng nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ kéo dài liên tục trong nhiều năm, trong khi tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao, hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục được mở rộng, thậm chí nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có số lỗ vượt quá vốn chủ sở . Vấn đề nổi cộm được nhắc tới là dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch, liên kết.
Theo Tổng cục Hải Quan, trong quá trình triển khai thực hiện quy định của Chính phủ về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa (đặc biệt là mặt hàng ôtô xe máy) khai báo trị giá tính thuế nhập khẩu rất thấp để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) nhập khẩu. Chẳng hạn như hóa đơn VAT bán hàng của xe Toyota Landcruiser Prado dung tích 4.0 doanh nghiệp xuất trình là trên 1,096 tỷ đồng trong khi đó giá bán thực tế của chiếc xe này trên thị trường là từ 1,65 tỷ đến 1,7 tỷ đồng. Như vậy, các doanh nghiệp này vừa khai báo giá trị nhập khẩu thấp đối với cơ quan hải quan để trốn thuế nhập khẩu và thuế VAT khâu nhập khẩu đồng thời vừa khai báo giá rất thấp trên thị trường nội địa cùng hàng hóa nhập khẩu với cơ quan thuế để trốn thuế VAT trong nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.5.Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ hải quan (để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là gian lận thuế qua việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách quản lý đối với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập...
Điển hình nhất là vụ buôn lậu xăng A92 lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, trị giá ước tính 27 tỷ đồng tại vùng biển Thanh Hoá vào tháng 7/2012; hành vi buôn lậu của Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) dưới hình thức lợi dụng tạm nhập tái xuất xăng dầu qua cửa khẩu đường bộ để buôn lậu 296,6 tấn xăng A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng, số thuế DN gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Hải quan, trong những năm qua đã có 500 ôtô nhập vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng đến nay chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất và nhập trở lại. Nghĩa là còn 400 chiếc không làm thủ tục xuất và nhập trở lại mà lưu hành trong nội địa gây thất thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước.
Nhiều chủ hàng lợi dụng quy định chuyển cửa khẩu để gian lận thuế; lợi dụng chính sách ân hạn thuế để nợ thuế sau đó tẩu tán bán hàng và bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể DN để tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
Ví dụ chung:
Sốt ruột với DN cà phê ôm thuế VAT bỏ trốn
Ngay từ cuối niên vụ 2011-2012, hiện tượng nhiều DN ôm tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) bỏ trốn đã được cảnh báo.Tuy nhiên, suốt một năm qua việc ngăn chặn hiện tượng kinh doanh trái pháp luật này chưa được xử lý triệt để.
Mánh khóe chiếm dụng thuế VAT cũng không có gì phức tạp. Theo cách thức kinh doanh bình thường, các DN xuất khẩu (XK) cà phê khi mua nguyên liệu từ các đại lý hoặc DN khác sẽ mua theo giá thị trường, đồng thời trả trước cho bên bán 5% thuế VAT nếu bên bán xuất hóa đơn cho họ. Chẳng hạn, giá cà phê thị trường là 40.000 đồng/kg, khi mua hàng các DN XK sẽ phải trả cho bên bán bao gồm cả 5% thuế VAT là 42.000 đồng/kg. Số thuế VAT này sau khi thu được từ bên mua, bên bán sẽ phải nộp lại cho cơ quan thuế để cơ quan thuế hoàn lại cho DN XK theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mánh khóe xảy ra bắt đầu từ khâu thu mua nguyên liệu. Do hiện nay hầu hết các DN XK cà phê đều phải mua hàng thông qua nhiều tầng nấc trung gian. Vì thế, trong các tầng nấc trung gian ấy xuất hiện những “DN ma”, mục đích hình thành chỉ là để gom hàng của người dân và đại lý, bán hàng cho DN XK rồi ôm 5% thuế VAT hưởng lợi.
Để có được nguồn hàng, các “DN ma” này đẩy giá mua cà phê cao hơn giá thị trường khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg và mua bán với các đại lý