0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức tổ chức về chất lượng:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN.PDF (Trang 30 -35 )

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN :

1. Giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức tổ chức về chất lượng:

Trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng, con người là yếu tố sáng tạo, động cơ quyết định chất lượng sản phẩm của Công ty. Mọi nhân viên trong Doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, Công ty Cổ phần Tràng An, trong nhiều năm qua, vai trò của con người trong quản lý chất lượng chưa được thực sự ởđúng vị trí của nó. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm.

Vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết Công ty và ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về chất lượng và quản trị sản phẩm.

Đối với công tác đào tạo, ban lãnh đạo của Công ty cần coi đó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đổi mới quản lý chất lượng. Đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo bổ xung, đào tạo nâng cao… và cứ thế Công ty phải tiến hành thường xuyên công tác đào tạo cho các nhân viên. Đối với cán bộ điều hành và quản lý, nhân viên kỹ thuật, người giám sát sản xuất có thể đi hoặc các lớp đào tạo dài ngày, ngắn ngày trong hoặc ngoài giờ hành chính. Đối với công nhân thì tổ chức các đợt

phù hợp. Với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, mở lớp nâng cao trình độ

chuyên ngành, giúp nắm vững quy trình công nghệ kỹ thuật. Sau khi đào tạo phải kiểm tra. Nếu không đạt yêu cầu cần cho đào tạo lại hoặc có biện pháp cứng rắn thoả đáng.

Việc đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề được tiến hành song song với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.

Trong các đối tượng đào tạo, cần chú ý đến cán bộ lãnh đạo cao cấp trung gian trong Công ty. Đây là những người phụ trách các phòng ban bộ phận trong doanh nghiệp, những người đứng giữa giao điểm các mối quan hệ ngang và dọc trong Công ty, có ảnh hưởng lớn trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. Hiệu quả của việc đổi mới quản lý chất lượng Công ty chỉ có thể đạt được khi có sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý cấp trung gian và đốc công. Cấp quản lý này cũng phải được đào tạo định kỳ về chất lượng.

Đối với các hoạt động mang tính chất phong trào, Công ty phải chủ động

đẩy mạnh hơn một bước nữa. Điều quan trọng trước tiên để tiến hành quản lý chất lượng đạt kết quả cao là ban lãnh đạo phải thực sự quan tâm đến vấn đề chất lượng, phải đề ra được chính sách chất lượng, làm cho mọi cán bộ chốt của Công ty nắm thấu đáo nội dung chính sách đó. Từ đó Công ty xây dựng một hệ thống chất lượng thích hợp, huy động mọi thành viên tích cực tham gia vào, thực hiện có kết quả các chính sách chất lượng đề ra.

Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng và đảm bảo chất lượng trong Công ty. Đưa nội dung quản lý chất lượng vào các đại hội công nhân viên chức, phong trào thi đua. Thông qua các biện pháp này phát huy triệt để vai trò của người lao động trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm.

quản lý chất lượng” ở các địa bàn làm việc tại tổ, đội sản xuất để giải quyết những vấn đề cụ thể về chất lượng. Phát động phong trào “Một ngày không có phế

phẩm”, “Một ca không có phế phẩm”, “Một ca không có tái chế”. Nhưng cũng cần hạn chế những phong trào năng nề về hình thức, nó sẽ không mang lại hiệu quả mà chi phí bỏ ra khá nhiều.

Cùng với việc phát huy các phong trào là việc đưa giáo dục vào những phong trào đó Giáo dục là một biện pháp tác động về tinh thần nên nó có vai trò tạo ra con người mới nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Khi giáo dục cần:

Giáo dục đường lối chủ trương. Giáo dục ý thức lao động.

Xoá bỏ tâm lý và phong cách của người sản xuất nhỏ. Xây dựng tác phong lao động công nghiệp trong lao động.

Giáo dục thông qua các hình thức thông tin tuyên truyền, quảng cáo sử dụng dư luận xã hội để điều chỉnh hành vi cá nhân. Phải tìm hiểu tâm sinh lý của đối tuợng mà đưa ra các biện pháp phù hợp, cụ thể.

Thông qua việc phát động các phong trào, tiến hành đào tạo và giáo dục thường xuyên, ban giám đốc Công ty quan tâm chỉ đạo nhằm tạo lập một đội ngũ

những người quản lý giỏi, những chuyên gia về chất lượng, người lao động làm việc với năng suất và chất lượng cao.

Bên cạnh đó là nhận thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty về chất lượng sản phẩm được nâng cao, đăc biệt là đội ngũ công nhân. Từ nhận thức đó họ sẽ tự nguyện, sẵn sàng tham gia với tinh thần chủ động, sáng tạo, mà không bị gò bó, miễm cưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành, hoàn thiện kỷ luật lao động, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao

Các phong trào, các biện pháp giáo dục tạo nên một phong trào quần chúng hổ trợ công việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty. Đây là một tiềm năng lớn mà Công ty cũng như các doanh nghiệp khác chưa chú ý khai thác

để giảI quyết vấn đề chất lượng, nhất là khi các yếu tố về vốn, công nghệ còn yếu kém. Nếu chúng ta kịp thời khai thác sẽ mang lại một thế mạnh lớn trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường.

Đẩy mạnh nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng là một giải pháp mang tính lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành thuờng xuyên. Để thực hiện biện pháp này, Công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Ban lãnh đạo Công ty trước hết là ban giám đốc phải coi trọng vấn đề chất lượng, chịu trách nhiệm đứng ra chỉ đạo việc sản xuất và công bố chính sách chất lượng cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách chất lượng toàn Công ty.

- Đội ngũ chủ chốt trong doanh nghiệp phải được huy động vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mục tiêu tổ chức thực hiện công việc liên quan để

từng phòng ban, phân xưởng giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức thực hiện tại các

đơn vị của mình.

- Điều quan trọng là làm sao cho mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty đều

được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề để chủ động và tự giác thực hiện tốt phần việc của mình với đồng nghiệp, đặt lợi ích của mình trong lợi ích của

đơn vị, của Công ty, và tất cả đều được định hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và của thị trường sao cho phát huy triệt để vai trò của người lao

động, đồng thời tạo điều kiện cho tất cả mọi thành viên trong Công ty tham gia vào phong trào.

- Chú trọng thích đáng đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng sản phẩm . Có thể trừ lợi nhuận hoặc trích các quỹ của Công ty, chỉ chi đủ kinh phí thì các giải pháp này mới đem lại hiệu quả tối đa.

Đối với các Công ty hiện nay, để thực hiện được mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, các Công ty đã sử

dụng các công cụ thống kê như:

Sơđồ nhân quả (Cause and effect diagram) Biểu đồ kiểm soát (Control chart)

Lưu đồ (Flow chart)

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) Biểu đồ tần suất (Histo grram) Bảng kiểm tra (Check sheet) Biểu đồ quan hệ (Scatter diagram)

Tuy nhiên, mỗi Công ty, với những điều kiện cụ thể sẽ chọn cho mình những công cụ thông kê phù hợp. Ởđây em xin mạnh dạn đề suất 2 công cụ thống kê để Công ty có thể sử dụng hoặc tham khảo:

* đồ nhân quả: Mục đích của công cụ này nhằm giảm bớt sai hỏng trong Công ty. Đặc tính của sơ đồ nhân quả là biểu thị mối quan hệ giữa các đặc tính chất lượng và các nhân tố làm ảnh hưởng tới sự phân tán của các đặc tính chất lượng cán bộ, tổ trưởng sản xuất và tại các phân xưởng của Công ty. Có thể xây dựng sơđồ nhân quả theo các bước:

Bước 1:Xác minh xác định các vấn đề giải quyết. Vấn đề xảy ra nằm bên phải của trang giấy, vẽ mũi tên theo chiều nằm ngang từ trái qua phải.

Bước 2: Liệt kê tất cả các nguyên nhân cơ bản (chính) – Nguyên nhân cơ bản (NNC) dẫn tới hậu quả bằng mũi tên hướng vào mũi tên chính.

NNC NNC NNC Vấn đề (hậu quả) NNC NNC NNC

Buớc 3: Tìm ra những nguyên nhân cụ thể có thể gây ra nguyên nhân cơ bản và thể hiện bằng mũi tên hướng vào NNC.

NNC NNC NNC Vấn đề (hậu quả) NNC NNC NNC

Bước 4: Lặp lại bước 3 để tìm những nguyên nhân nhỏ hơn.

Biểu đồ nhân quả đòi hỏi tất cả cá thành viên trong Công ty từ lãnh đạo đến công nhân, từ các cán bộ gián tiếp đến sản xuất trực tiếp cùng có một suy nghĩ

chung: Hãy đề phòng các nguyên nhân gây ra sự cố, sai xót.

Đối với Công ty Cổ phần Tràng An là một Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm , mỗi sản phẩm đều có thể có lỗi do các nguyên nhân chính khác nhau thì bộ

phận bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm cần đến kiểm tra, phat hiện sai hỏng và báo cáo xử lý theo từng phân xưởng sản xuất khác nhau.

* Biểu đồ Pareto: Biểu đồ này cho thấy được ai sai sót phổ biến nhất, biết

được thứ tự ưu tiên trong khắc phục vấn đề và cho thấy kết quả hoạt động cải tiến chất lượng sau khi khắc phục nguyên nhân.

Biểu đồ này áp dụng ở những phân xưởng có nhiều bước công việc nhỏ. Công ty có thể xây dựng biểu đồ như sau:

Bước 1: Xác định các loại sai sót và thu nhập những dữ liệu cần. Bước 2: Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự giảm dần.

Buớc 3: Tính tỷ lệ % của tưùng loại sai sót.

Bước 4: Vẽ biểu đồ hình cột theo ty lệ % của các dạng sai sót theo thứ tự

giảm dần.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN.PDF (Trang 30 -35 )

×