SO SÁNH 2010/2009 CHÊNH LỆCH %

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG (Trang 27 - 29)

CHÊNH LỆCH %

CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI 28,495,000 36,798,000 8,303,000 29.14CÔNG TY GILIMEX 26,517,873 17,790,856 -8,727,017 -32.91 CÔNG TY GILIMEX 26,517,873 17,790,856 -8,727,017 -32.91 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 42,869,984 26,665,130 -16,204,854 -37.80 CÔNG TY PROTRADE GAMEND 42,186,583 37,494,890 -4,691,693 -11.12

(Nguồn: Báo cáo thường niên của từng công ty)

Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản v.v.

Trong tháng 08/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 747.619.980 USD, tăng nhẹ 14,59% so với tháng 07/2011 và tăng 17,06% so với tháng 08/2010. Tính chung trong 8 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ đạt 4,57 tỷ USD, tăng 16,22% so với 8 tháng cùng kỳ năm 2010.

− Ông Nguyễn Thế Hội - Giám đốc Công ty Cổ Phần may xuất khẩu Vũng Tàu cho biết: Đạt được lãi là do sản lượng vẫn tăng 10% so với năm 2008, đặc biệt là tăng mạnh vào các tháng cuối năm. Ước tính cả năm 2009, Công ty xuất khẩu 1,7 triệu sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu hơn 8 triệu USD. Nếu tính phần hoạt động của công ty (gồm công gia công, phụ liệu... bằng 30% tổng kim ngạch) thì doanh thu hoạt động may đạt 53 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức lãi chỉ bằng 60% so với năm 2008 vì đơn giá sản phẩm giảm xuống quá thấp.

− Đối với Công ty Cổ Phần Đồng Tiến (Dovitec), thời điểm năm 2009 trước đây, bức tranh xuất khẩu xám xịt, phương án sản xuất phải điều chỉnh liên tục, lợi nhuận của doanh nghiệp lúc đó được đẩy xuống hàng thấp nhất, ưu tiên số 1 là duy trì được việc làm cho công nhân. Đầu năm 2010, tình hình khác hẳn, Công ty này đã ký được hàng loạt đơn hàng lớn. Thị phần ở thị trường Mỹ đã được phát triển trở lại, từ 32% năm 2009 tăng lên 45% năm 2010. Theo lãnh đạo Dovitec: “Thị trường Mỹ năm ngoái sụt giảm nhiều, chúng tôi rất vất vả trong việc tìm kiếm hợp đồng nên phải nhận những đơn hàng lẻ. Năm nay thị trường này phục hồi và kinh tế thế giới đã cải thiện hơn, vì vậy doanh nghiệp không còn cảnh khan hiếm đơn hàng để sản xuất. Hiện nay doanh nghiệp đã có quyền lựa chọn khách hàng".

− Cũng lạc quan như Dovitec, thời điểm khó khăn ấy Xí nghiệp may Đồng Nai (Donamay) đã ký được hợp đồng sản xuất đến tháng 8/2010. Chị Nguyễn Thị Bích Liên - Phó Giám đốc Donamay cho rằng: “ Năm 2010, ngành may mặc không còn khó khăn như năm 2009. Công ty đã chủ động chuẩn bị nguyên phụ liệu khá ổn để đảm bảo cho sản xuất. Công nhân của Công ty năm nay không lo thiếu việc làm". Còn Công ty Cổ Phần may Đồng Nai (Donagamex) đã có hợp đồng đến hết năm và hiện đang mở rộng sản xuất. Được biết, Cty đang mở rộng nhà xưởng sản xuất với quy mô 1.000 công nhân và nguồn vốn đầu tư cho may mặc năm nay khoảng 30 tỷ đồng.

− Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước, các DN vẫn đang khai thác tốt thị trường Mỹ và Châu Âu. Đồng thời, các DN đang lấy việc nắm giữ thị trường các nước phát triển làm then chốt trong hoạt động xuất khẩu ngành may bởi sau thời điểm khủng hoảng, thì đây chính những nước “tan băng” đầu tiên.

− Có thể nói, năm 2010, thị trường xuất khẩu của ngành may mặc đã rộng mở hơn. Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp thì thời điểm “hậu” khủng hoảng cũng sẽ tác động không ít đến các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Phước Lộc - Phó Giám đốc Cty TNHH Hikosen Cara khẳng định: Năm 2010, khó khăn với các doanh nghiệp không phải là thị trường nữa mà là giá. Giá nhất định chưa thể tăng ngay mặc dù các chi phí khác như nguyên liệu, nhân công... đã tăng trở lại. Nếu tăng giá thì các đối tác sẽ mất bạn hàng, như thế sẽ làm giảm sản lượng xuất khẩu và mất thị phần lâu dài. Thêm một vấn đề nữa, mặt hàng may không thể sản xuất hàng loạt theo lô hàng lớn vì tiêu thụ khó khăn. Vì vậy, doanh

nghiệp phải sản xuất theo lô hàng nhỏ, như thế giá thành cho mỗi sản phẩm tăng lên.

− Ông Bùi Thế Kích – Tổng Giám Đốc Donagamex thì nhận định, trong năm 2010 các doanh nghiệp may mặc chủ động được đơn hàng sản xuất nhưng vấn đề lo lắng của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu lao động.

Như vậy, những khó khăn từ tình hình kinh tế 2009-2010 đã làm cho những doanh nghiệp trong ngành tuy có quy mô tương đồng nhưng sự chênh lệch về giá trị kim ngạch xuất khẩu giữa các công ty là không đồng nhất, điều này cho thấy sự linh hoạt chính sách và những nổ lực nhằm ổn định giá trị kim ngạch của cán bộ nhân viên trong công ty trước những khó khăn chung, nhưng thách thức đối với một ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn vẫn còn nhiều mà một trong những “rào cản” chính là tỷ trọng gia công trong tổng kim ngạch quá cao. Để khắc phục được tình trạng này để vững vàng tăng tốc và đem lại giá trị kinh tế cao là bài toán không đơn giản dành cho các doanh nghiệp của ngành trong quá trình hướng đến sự phát triển bền vững.

*Đối thủ cạnh tranh quốc tế

BẢNG 2.12: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ qua các năm 2008-2009-2010 ĐơnVị Tính: USD Quốc gia 2008 2009 2010 so sánh 2009/2008 so sánh 2010/2009 Chênh lệch % Chênh lệch % China 32,678,463,337 31,759,958,397 38,469,413,098 -918,504,940 -2.81 6,709,454,701 21.13 Vietnam 5,425,327,980 5,331,532,265 6,288,803,755 -93,795,715 -1.73 957,271,490 17.95 India 5,078,137,877 4,600,309,078 5,375,236,778 -477,828,799 -9.41 774,927,700 16.85 Indonesia 4,241,371,515 4,021,093,206 4,654,357,069 -220,278,309 -5.19 633,263,863 15.75 Mexico 4,957,106,323 4,142,223,463 4,447,644,109 -814,882,860 -16.4 305,420,646 7.373 (Nguồn: http://www.vietnamtextile.org/)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG (Trang 27 - 29)