Thiết kế và đưa vào sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ:

Một phần của tài liệu Lãi suất và cơ chế tự do hóa lãi suất.pdf (Trang 36 - 38)

II. GIẢI PHÁP CHUYỂN SANG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT:

1. Thiết kế và đưa vào sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ:

1.1/ Dự trữ bắt buộc:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức và mọi loại tài sản nợ. Việc không tuân thủ cần bị xử phạt nghiêm khắc thông qua việc áp dụng mức lãi suất phạt cao trên số thiếu hụt bình quân cả kỳ. Ngân hàng Trung ương phải có quyền quy định cách thức tính toán và loại tài sản nợ cũng như loại hình tổ chức áp dụng dự trữ bắt buộc.

Cùng với xu thế chung của thế giới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được giảm thấp hơn, nên xem xét việc trả lãi toàn phần hay một phần do dự trữ bắt buộc vượt quá mức nhất định.

1.2/ Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn:

Cần hợp nhất các thể thức tái cấp vốn thành một thể thức với một lãi suất cho vay tái cấp vốn duy nhất. Thường cần có một thể thức chiết khấu chung để cung cấp vốn khả dụng cho thị trường và ngăn chặn biến động quá mức của lãi suất ngắn hạn, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng. Thể thức này cần áp dụng thống nhất với mọi ngân hàng và cho phép được vay tự động với các quy tắc và hạn mức quy định trước.

Đối với thể thức tái chiết khấu, biến số chủ chốt là lãi suất chiết khấu. Nếu không có thị trường tiền tệ phát triển thì có thể quy định lãi suất này theo cách hành chính. Một số Ngân hàng Trung ương tổ chức đấu giá tín dụng của Ngân hàng Trung ương để xác định lãi suất chiết khấu. Quy tắc căn bản là phải luôn giữ lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất tiền gửi để buộc các Ngân hàng phải huy động tiền gửi trước khi vay vốn của Ngân hàng Trung ương. Ngay khi có thể, cần đặt lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất tham chiếu tiêu chuẩn của thị trường tiền tệ.

Hoạt động thị trường mở đòi hỏi phải có thị trường thứ cấp với khối lượng giao dịch lớn. Để thực hiện nghiệp vụ này, cả Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng thương mại cần phải nắm giữ và sẵn sàng nắm giữ trái phiếu. Nếu không có thị trường chứng khoán thứ cấp sôi động, thì trên thực tế, các Ngân hàng Trung ương sẽ bị hạn chế và khả năng sử dụng thị trường mở một cách có hiệu quả trên thị trường sơ cấp. Điển hình là các nghiệp vụ đó bao gồm đấu thầu chứng khoán được phát hành mới để thu hút tiền dự trữ hoặc đấu thầu tín dụng của Ngân hàng Trung ương để cung ứng tiền dự trữ. Để thu hút lượng vốn thanh khoản dư thừa, thì thị trường mở được sử dụng phổ biến là phát hành chứng khoán mới của Ngân hàng Trung ương hoặc của Kho bạc.

Một phần của tài liệu Lãi suất và cơ chế tự do hóa lãi suất.pdf (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)