Giải pháp về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 65)

A. Nhóm giải pháp cơ bản

3.2.2. Giải pháp về phía ngân hàng

3.2.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức và đào tạo

+ Hoàn thiện một bước về công tác tổ chức của PGD NHCSXH cấp huyện theo hƣớng: nâng cấp thành Chi nhánh NHCSXH huyện, thị xã (gọi là Chi nhánh cấp II) trực thuộc NHCSXH cấp tỉnh (gọi là cấp I). Chi nhánh NHCSXH huyện, thị xã là đại diện pháp nhân theo ủy quyền của Tổng giám đốc, tham gia khởi kiện, tranh tụng trƣớc tòa án để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHCSXH huyện, thị xã trên địa bàn. Hội đồng quản trị NHCSXH ban hành quyết định mới thay thế Quyết định số 155/QĐ-HĐQT ngày 19/03/2003 về

việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và Quyết định số 703/QĐ-HĐQT ngày 15/05/2003 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của PGD NHCSXH cấp huyện, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và điều hành hoạt động của NHCSXH cấp I và Chi nhánh NHCSXH cấp II.

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho các Phòng giao dịch: Đến nay, 07 PGD NHCSXH huyện, thị xã trực thuộc đƣợc Chính quyền địa phƣơng chuyển giao trụ sở làm việc là: Đa Huoai, Cát Tiên, Bảo Lộc, ĐạTẻh, Di Linh, Đam Rông, Đơn Dƣơng; 02 PGD NHCSXH đƣợc cấp đất và đang tiến hành xây dựng mới trụ sở là: Đức Trọng, Bảo Lâm; 02 PGD NHCSXH còn phải thuê trụ sở theo giá thị trƣờng là: Lâm Hà và Lạc Dƣơng. Chi nhánh cần phải tranh thủ sự ủng hộ của địa phƣơng để đƣợc cấp nhà hoặc đất tại 02 huyện này để có kế hoạch sửa chữa hoặc xây dựng mới, ổn định trụ sở làm việc, củng cố vị trí của NHCSXH trên địa bàn. Có kế hoạch trang bị thêm máy chủ, máy vi tính xách tay, máy in…để thực hiện nối mạng giữa NHCSXH tỉnh và các PGD NHCSXH cấp huyện, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, đi giao dịch lƣu động tại xã.

+ Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ: Để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới, cần phải có một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, linh hoạt sáng tạo trong quản lý điều hành, thạo tay nghề trong thực thi nhiệm vụ. Cần nâng cao chất lƣợng cán bộ, lấy con ngƣời làm động lực chính cho sự nghiệp phát triển của NHCSXH. Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chất lƣợng cao, có tầm, năng động, dễ thích nghi với sự đổi mới và phát triển nhanh của khoa học công nghệ và nền kinh tế. Bên cạnh việc quy hoạch cán bộ, NHCSXH cần có kế hoạch đào tạo để phát huy năng lực của cán bộ giỏi, tạo nguồn cán bộ kế cận trong tƣơng lai. Chú trọng việc tập huấn nghiệp vụ đến từng cán bộ tín dụng. Để làm đƣợc điều này, NHCSXH nên mở các lớp đào tạo “tiểu giáo viên” cho các Chi nhánh. Đây là lực lƣợng báo cáo viên của Chi nhánh để thực hiện công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các TC CT-XH nhận ủy thác cho vay, tổ trƣởng tổ TK&VV, cán bộ tín dụng.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, NHCSXH nên chú trọng đến việc tuyển dụng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số để làm công tác tuyên truyền vận động bà con thực hiện tốt tín dụng chính sách. Ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng vấp phải khó khăn về ngôn ngữ khi tham gia các lớp tập huấn vì vậy cán bộ tín dụng tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải hiểu và biết nói tiếng dân tộc. Nên mở lớp đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ tín dụng, soạn thảo tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho vay bằng tiếng K’Ho (vì dân tộc K’Ho chiếm đến 12% dân số toàn tỉnh) để phổ biến cho bà con. Thƣờng xuyên quan tâm công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ NHCSXH. Cán bộ NHCSXH phải là ngƣời có tâm, phấn khởi, tự hào trƣớc nhiệm vụ vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tin cậy giao cho mình công cụ là tín dụng chính sách để đấu tranh trên mặt trận XĐGN, góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho hàng triệu ngƣời hiện đang lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ.

3.2.2.2. Giải pháp về nguồn vốn

+ Cần có cơ chế tạo lập nguồn vốn bền vững cho hệ thống NHCSXH. Tín dụng chính sách không thể thực hiện nhƣ các NHTM là “đi vay để cho vay” mà nguồn vốn chủ yếu phải có nguồn gốc từ ngân sách, vốn tài trợ ODA, vốn vay nƣớc ngoài có lãi hoặc không lãi…NHCSXH chỉ huy động vốn theo lãi suất thị trƣờng sau khi đã huy động tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Căn cứ vào kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ hàng năm đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, NHCSXH đƣợc ứng trƣớc chỉ tiêu cấp bù lãi suất. Trên cơ sở đó, NHCSXH giao chỉ tiêu huy động vốn có kỳ hạn cho các Chi nhánh có khả năng huy động đƣợc số vốn lớn nhƣ: Sở giao dịch, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hoặc phát hành trái phiếu. Các Chi nhánh khác chỉ nên giao chỉ tiêu huy động tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của tổ TK&VV, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

+ Việc duy trì số dƣ tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dƣ nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm trƣớc của các tổ chức tín dụng nên mở rộng đến tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chứ

không chỉ là các tổ chức tín dụng nhà nƣớc nhƣ quy định hiện hành, coi đây là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn này nếu tăng trƣởng đƣợc thì sẽ tạo nguồn vốn ổn định cho NHCSXH vì không phải lo về khả năng thanh khoản.

+ NHCSXH nên mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng và tham gia thanh toán bù trừ với các NHTM trên địa bàn. Khai thác lợi thế hiện nay là Ngân hàng có mạng lƣới tại tất cả các huyện, thị trong tỉnh và có gần 500 khách hàng đi XKLĐ mở tài khoản để chuyển tiền từ nƣớc ngoài về cho thân nhân. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các dịch vụ tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền đến hộ gia đình, dịch vụ tiền gửi kiều hối, dịch vụ tiền gửi và chuyển tiền cho Kho bạc nhà nƣớc…để tạo lập nguồn vốn lãi suất thấp.

+ Công cuộc xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, đòi hỏi sự huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Nguồn vốn ngân sách vẫn đƣợc xác định là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng tuy nhiên cũng cần phải huy động thêm các nguồn lực tài chính khác của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ này. Chi nhánh cần phải tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, vốn tiền gửi ký quỹ của các nhà đầu tƣ vào tỉnh Lâm Đồng để có vốn lãi suất thấp bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.

+ Nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc cấp cho Quỹ CVGQVL hàng năm còn hạn chế. Trên cơ sở thông tƣ số 107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 về việc hƣớng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phƣơng và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm, khả năng ngân sách địa phƣơng, nhu cầu giải quyết việc làm và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng, Chi nhánh nên phối hợp với các cơ quan: Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tƣ để lập đề án “Thành lập Quỹ giải quyết việc làm địa phƣơng”, tham mƣu cho UBND tỉnh bố trí một phần kinh phí trong dự toán ngân sách địa phƣơng, hàng năm khoảng từ 3-4 tỷ đồng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Quỹ này đƣợc sử dụng để cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất của ngƣời tàn

tật…và các đối tƣợng khác theo yêu cầu của UBND tỉnh. Các quy định khác nhƣ quy trình cho vay, lãi suất cho vay, xử lý rủi ro…thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

3.2.2.3. Giải pháp tăng trƣởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro

+ Chi nhánh cần bám sát định hƣớng phát triển kinh tế – xã hội và chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh để xây dựng kế hoạch và thực hiện cho vay vốn theo hƣớng vừa mở rộng cho vay đối với số hộ nghèo tăng lên theo chuẩn mới, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vừa đầu tƣ tập trung theo chiều sâu, nâng mức cho vay bình quân trên hộ lên 10 triệu đồng nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu đầu tƣ sản xuất kinh doanh.

+ Tiếp tục thực hiện phƣơng thức CVHN ủy thác qua các TC CT-XH. Nâng cao chất lƣợng ủy thác cho vay hộ nghèo, phối hợp chặt chẽ với tổ chức nhận ủy thác tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức hội cơ sở, tổ TK&VV, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tƣợng tiêu cực xảy ra. Việc thành lập tổ phải trên cơ sở danh sách hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn. Các tổ chức hội cấp xã phải tham gia sinh hoạt cùng với tổ để xây dựng quy ƣớc hoạt động tổ. Tổ chức hội cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hội cấp dƣới thực hiện các chỉ tiêu đã ký trong Văn bản liên tịch giữa Chi nhánh và các tổ chức hội nhƣ: tăng trƣởng dƣ nợ, doanh số thu nợ, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ nợ quá hạn, số tổ TK&VV thành lập mới, số hộ thoát nghèo… Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định giữa Chi nhánh và các TC CT-XH, trong nội bộ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Tăng cƣờng công tác tập huấn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo đến 100% cán bộ tổ chức hội làm công tác ủy thác cho vay và các tổ trƣởng tổ TK&VV. Hàng năm, Chi nhánh và các tổ chức nhận ủy thác tổ chức sơ kết, tổng kết việc ủy thác cho vay hộ nghèo, cho vay hộ gia đình cho học sinh sinh viên đi học nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những bài học kinh nghiệm và đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo. Về phía Chi nhánh, phải thực hiện việc trích trả phí ủy thác kịp thời theo định kỳ hàng quý cho các tổ chức nhận ủy thác.

+ Chi nhánh đang thực hiện nhiều chƣơng trình tín dụng ƣu đãi. Mỗi chƣơng trình có nguồn vốn cho vay, đối tƣợng cho vay, mức cho vay, quy trình cho vay, phân phối lãi…khác nhau. Do đó, hoạt động tín dụng phải tuân thủ nghiêm túc theo các quy trình, quy định riêng của từng chƣơng trình cho vay. Không đƣợc sử dụng nguồn vốn của chƣơng trình này để cho vay chƣơng trình khác, vốn của Trung ƣơng để cho vay theo chỉ định của địa phƣơng…Các khoản cho vay trung hạn phải thực hiện phân kỳ trả nợ theo quy định của NHCSXH.

+ Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo bảo đảm khả năng trả nợ khi đến hạn, việc cho vay hộ nghèo cần gắn với huy động tiết kiệm. Các tổ TK&VV tại các xã, phƣờng, thị trấn thuộc khu vực I, II nên bắt buộc phải gửi tiết kiệm ban đầu khi thành lập tổ và tiết kiệm theo hàng quý. Đối với các xã thuộc khu vực III, xã 135 nên khuyến khích các tổ gửi tiết kiệm.

+ Tỷ lệ hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất tƣơng đƣơng với thiếu kiến thức làm ăn. Vì vậy muốn trợ giúp ngƣời lao động phát triển kinh tế thì không thể bao cấp sẵn để họ sống, mà điều quan trọng là phải giúp vốn, giúp nghề, giúp kỹ thuật, phƣơng tiện cho họ. Nói một cách hình ảnh là “trao cho họ cần câu chứ không phải cho họ con cá”. Do vậy Chi nhánh, chính quyền địa phƣơng (cấp xã), các Hội đoàn thể, cơ quan khuyến nông cùng với việc đƣa vốn về cho ngƣời nghèo phải kết hợp hƣớng dẫn, giúp đỡ họ biết cách làm ăn, sản xuất. Đồng thời phải tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, mục đích cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời vay đối với việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng chính sách. Cán bộ tín dụng cần nắm rõ tính thời vụ của cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ quan hệ mật thiết với các tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm để cùng lúc đƣợc trang bị kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm…thì cung cấp vốn tín dụng để hộ nghèo đầu tƣ sản xuất. Nhƣ vậy, những kiến thức và kinh nghiệm do hoạt động khuyến nông mang lại, kết hợp với vốn đầu tƣ của ngân hàng đƣợc đƣa ngay vào hoạt động sản xuất kinh doanh giúp bà con sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, để giúp họ làm ăn có hiệu quả, cải thiện cuộc sống và có khả năng trả nợ ngân hàng, Chi nhánh nên phối hợp với

các tổ chức hội, cơ quan khuyến nông thay thế hình thức cấp vốn vay bằng tiền mặt sang hình thức cấp vốn vay bằng hiện vật nhƣ: trâu, bò, heo, giống cây trồng… theo các dự án do các tổ chức hội lập kết hợp với hƣớng dẫn phƣơng pháp chăn nuôi, trồng trọt. Theo Nghị quyết phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng quản trị NHCSXH, đối với các dự án nằm trong vùng quy hoạch của địa phƣơng nhƣ chăn nuôi bò, trồng cây công nghiệp…đƣợc áp dụng mức cho vay tối đa 15 triệu đồng / hộ với thời hạn cho vay từ 7-10 năm nếu đƣợc Tổng giám đốc phê duyệt. Chi nhánh cần tiến hành xây dựng ngay các dự án vùng, tiểu vùng theo quy hoạch của tỉnh nhƣ: trồng rau sạch trong nhà kính tại Đà Lạt, chăn nuôi bò sữa tại Đức Trọng, trồng chè tại Bảo Lộc…trình Tổng giám đốc phê duyệt để thực hiện. Với mức cho vay cao và thời hạn dài hơn sẽ giúp cho hộ nghèo trong vùng dự án có đủ năng lực tài chính để phát triển sản xuất theo quy hoạch, đảm bảo đƣợc đầu ra của sản phẩm.

+ Đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH, tổ chức Chính trị-xã hội và Chính quyền địa phƣơng cùng cấp từ việc lập kế hoạch vốn vay đến việc kiểm tra giám sát, xử lý các rủi ro, tồn tại phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay. Trong chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng hộ nghèo hàng năm, Chi nhánh nên dành một tỷ lệ khoảng 5% để cho vay hộ nghèo phục vụ một phần nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt nhƣ sửa chữa nhà ở, nƣớc sạch, điện thắp sáng…Đặc biệt coi trọng hoạt động thu nợ để quay vòng vốn. Tích cực thu hồi các khoản nợ nhận bàn giao từ các NHTM và Kho bạc nhà nƣớc, nợ khoanh.

+ Tăng cƣờng mối quan hệ với chính quyền địa phƣơng cấp xã, phối hợp thực hiện tốt “Biên bản thỏa thuận về việc phối hợp thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách” đã ký giữa Chi nhánh và UBND cấp xã trong việc xác nhận các đối tƣợng đủ điều kiện vay vốn, đôn đốc trả nợ vay, xử lý rủi ro…theo quy định. Định kỳ hàng quý, Chi nhánh thông báo kết quả cho vay hộ nghèo cho Chủ tịch UBND xã, Ban xóa đói giảm nghèo xã, các TC CT-XH nhận uỷ thác tình hình nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khoanh, những tồn tại của các tổ TK&VV đồng thời đề xuất, kiến nghị các biện pháp để cùng phối hợp giải quyết.

+ Sắp xếp lại những tổ vay vốn nhận bàn giao từ NHNo&PTNT theo hƣớng: những tổ hoạt động không hiệu quả, nội bộ mất đoàn kết, những tổ có số lƣợng tổ

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)