Trình bày các giải pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Ôn thi địa lý tốt nghiệp theo câu hỏi (Trang 42)

a/ Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên:

-Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn. -Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.

-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

-Sự xuống cấp của TNTN, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh.

-Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị hủy hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn.

b/ Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù:

-Vùng thượng châu thổ: ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô, thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi thóat lũ, thau phèn. Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, quy hoạch các khu dân cư.

-Vùng đất phù sa ngọt: nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp, các đô thị. Cần tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái môi trường.

-Vùng hạ châu thổ: thường xuyên chịu tác động của biển, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.

4/ Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a)Nêu sự phân bố các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Trình bày các giải pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cửu Long.

Giải đáp:

a) Sự phân bố các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long: + Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.

+ Đất phèn phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. + Đất mặn phân bố ở bán đảo Cà Mau, ven biển phía Đông Nam.

b) Các giải pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu:

- Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn trong điều kiện tưới nước bình thường.

- Cải tạo đất phèn, đất mặn bằng hệ thống thuỷ lợi chia thành các ô nhỏ đưa nước ngọt vào để rửa phèn, rửa mặn.

- Khu vực rừng ngập mặn phía nam và tây nam từng bước biến thành những bãi nuôi tôm, trồng cói, lúa, cây ăn quả.

- Đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh cây lúa.

- Sử dụng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG ĐÔNG

VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

Một phần của tài liệu Ôn thi địa lý tốt nghiệp theo câu hỏi (Trang 42)