Các khoản dự phòng phải trả, tài sản và nợ tiềm tàng:

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔNG QUAN về PHÂN TÍCH tài CHÍNH lập báo cáo tài CHÍNH và PHÂN TÍCH (Trang 30)

Để thấy rõ ảnh hưởng của việc sử dụng các chuẩn mực kế toán, nhóm xin đại diện chọn một số chỉ tiêu để phân tích và làm rõ.

Theo chuẩn mực kế toán số 18 thì: Khoản dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận nếu đồng thời thỏa mãn 03 điều kiện sau:

(1) DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

(2) Có thể xảy ra sự giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

(3) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó được ước tính đáng tin cậy.

Tài sản tiềm tàng là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai hoàn toàn không nằm trong phạm vi kiểm soát của DN.

Doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản tiềm tàng trong các báo cáo tài chính, bởi vì điều này có thể dẫn đến việc ghi nhận khoản thu thập mà có thể không bao giờ thu được.

Nợ tiềm tàng là

(a) Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã qua và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra

của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai hoàn toàn không nằm trong phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp; hoặc

(b) Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã qua nhưng chưa được ghi nhận vì: − Không thể chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh

toán nghĩa vụ nợ; hoặc

− Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy. DN không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng vì các khoản nợ tiềm tàng có thể xảy ra không theo dự tính ban đầu, do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút về lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút về các lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra mà liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản mục nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận một khoản dự phòng vào các báo cáo tài chính của niên độ mà khả năng thay đổi đó có thể xảy ra (Ngoại trừ một số trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy).

Phân tích:

Như vậy chỉ có khoản dự phòng được đưa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập nếu có những ước tính đáng tin cậy về những giảm sút của lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến khoản nợ tiềm tàng. Do đó khi xem xét báo cáo thu nhập của DN, chúng ta cần lưu ý những khoản dự phòng phải trả này bằng cách kiểm tra số liệu trên bảng cân đối kế toán (tài khoản số 352). Các khoản dự phòng này được trích lập bằng việc dựa vào kinh nghiệm của nhà quản lý hoặc dựa vào kỳ vọng trong tương lai. Vì vậy, khi phân tích chúng ta phải sử dụng nguồn thông tin này một cách thận trọng.

Đôi khi các công ty có thể ghi nhận thấp hơn hoặc ghi nhận sai các khoản dự phòng này. Trong trường hợp ngược lại, công ty có thể ước tính quá mức những khoản nợ tiềm tàng này nhất là trong những năm công ty hoạt động không hiệu quả. Việc ước lượng các khoản thiệt hại này sẽ giúp hoán chuyển những chi phí trong tương lai thành những chi phí phát sinh ở hiện tại và có thể được xem là cách để kiểm soát hoặc che dấu thu nhập.

Hướng xử lý:

Các khoản dự phòng vốn là những khoản chi phí mà DN chưa chi ra. Vì vậy chúng ta cần loại trừ chúng ra khỏi chỉ tiêu nguồn vốn nhằm đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài sản của DN. Điều này còn đảm bảo cho tính chính xác của các tỷ số tài chính có liên quan đến tài sản. Ví dụ như tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Nếu tính cả khoản dự phòng vào tài sản thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản sẽ lớn hơn nếu chúng ta loại khoản dự phòng ra khỏi tài sản trước khi tính tỷ số này.

Các khoản nợ tiềm tàng lại không được đưa vào bảng cân đối kế toán nhưng chúng ta có thể tìm thấy thông tin về những khoản nợ này trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty. Trong trường hợp công ty cổ phần, chúng ta có thể tìm thấy thông tin về các khoản nợ tiềm tàng này trong phần “Thảo luận của Ban quản trị”. Chúng ta cũng cần phải phân tích các

thông tin trong bản thuyết minh báo cáo tài chính về những khoản dự phòng này. Việc phân tích có thể giúp chúng ta phát hiện thêm các khoản lỗ dự kiến trong tương lai vốn không được các công ty khai báo.

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔNG QUAN về PHÂN TÍCH tài CHÍNH lập báo cáo tài CHÍNH và PHÂN TÍCH (Trang 30)