GV đính khuông nhạc kẻ sẵn lên bảng, HS kẻ khuông nhạc vào vở nháp để làm. Gọi1 HS lên bảng.
GV đọc tên nốt, hình nốt cho HS viết vào khuông nhạc. Khi đọc kết hợp chỉ trên tay tượng trưng cho khuông nhạc để HS dễ nhận biết.
VD: GV nói nốt Son đen, nốt La trắng, nốt Mi móc đơn... để HS tự viết vào khuông nhạc đã kẻ sẵn.
GV theo dõi, quan sát và nhắc nhở những em viết chưa đúng đồng thời chấm 1 số vở của các em. GV nhận xét bài làm của HS, tuyên dương những em làm tốt.
GV nhận xét tiết học, dặn dò tiết học sau để các em chuẩn bị.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 3 . TIẾT THỨ: 59. TUẦN: 30.
BÀI DẠY: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CHÀNG OÓC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA. NGHE NHẠC. NGHE NHẠC.
Ngày dạy: 13 - 4-2010. Người soạn: ...
I/ MỤC TIÊU: Kể cho HS nghe một câu chuyện cổ về âm nhạc để giáo dục về vai trò âm nhạc trong cuộc sống.
HS nghe một vài bài hát, bản nhạc để có thêm kiến thức và năng lực cảm thụ về âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ:
Băng nhạc, máy nghe, tranh minh họa cho nội dung câu chuyện. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1/ Hoạt động 1: Kể chuyện Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia.
- GV đọc chậm, diễn cảm câu chuyện cho HS nghe. - GV cho HS xem tranh cây đàn Lia được phóng to. GV nêu một số câu hỏi cho các em trả lời.
- Chàng Oóc-phê chơi giỏi loại nhạc cụ nào?
- Tiếng đàn của chàng Oóc-phê hay như thế nào?
- Tiếng đàn của chàng Oóc-phê có tác động như thế nào tới Diêm Vương và lão lái đò?
- Đàn Lia.
- Tiếng đàn của chàng hay đến nỗi làm cho suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, mọi người dừng tay làm việc để lắng nghe.
- Tiếng đàn đã cảm hóa được lão lái đò, nhận chở chàng đi và về theo yêu cầu. Đồng thời tiếng đàn cũng đã nói lên tình thương yêu vô hạn của anh đối với vợ...Diêm Vương đồng ý cho vợ anh sống lại.
GV kể lại câu chuyện 1 lần nữa để HS nhớ nội dung câu chuyện.
+ Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống con người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu thiếu âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người và đôi khi làm nên những điều kì diệu như trong câu chuyện các em vừa nghe.Tuổi thơ là thời gian rất đẹp, các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này, để âm nhạc đem tới nhiều niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
2/ Hoạt động 2: Nghe nhạc.
GV cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc (hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). - Sau khi nghe xong GV đặt 1 vài câu hỏi cho các em trả lời.
+ Bài hát em vừa được nghe có tên là gì? + Tác giả bài hát là ai?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì? 3/ Hoạt động 3: Dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
___________________________________________ TIẾT THỨ: 60. TUẦN: 30.
LUYỆN KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CHÀNG OÓC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA.
NGHE NHẠC.
Nội dung: Tiếp tục kể cho HS nghe một câu chuyện cổ về âm nhạc để giáo dục về vai trò âm nhạc trong cuộc sống. HS nghe một vài bài hát, bản nhạc để có thêm kiến thức và năng lực cảm thụ về âm nhạc.
- GV đọc chậm, diễn cảm câu chuyện cho HS nghe. GV cho HS xem tranh cây đàn Lia được phóng to. GV nêu một số câu hỏi cho các em trả lời. GV cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc (hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). - Sau khi nghe xong GV đặt 1 vài câu hỏi cho các em trả lời. + Bài hát em vừa được nghe có tên là gì? + Tác giả bài hát là ai? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? 3/ Hoạt động 3: Dặn dò. GV nhận xét tiết học.
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP : 3 . TIẾT THỨ : 61 . TUẦN: 31 . BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ;
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.
Ngày dạy: 20 - 4-2010. Người soạn: ... I/ MỤC TIÊU:- HS thuộc 2 bài hát đã học, hát đúng giai điệu và tập hát diễn cảm. -Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ họa.
- Nhìn trên khuông nhạc, biết gọi tên các nốt nhạc (tên nốt, hình nốt). II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ gõ, bảng phụ có khuông nhạc.
- Trò chơi âm nhạc.