THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Tân Bình (Trang 25)

Hệ thống ống dẫn nước thải của KCN Tân Bình trước khi về nhà máy xử lý, được tập trung về 3 trạm trung chuyển bằng 3 đường ống. Từ 3 vị trí này nước thải được tập trung về 2 hố gas, từ đó sẽ vào bể thu gom nước thải của hệ thống xử lý. Nước thải vào bể thu gom phải qua song chắn rác thô với kích thước khe là 10mm. Tại đây các loại rác có kích thước lớn được giữ lại và thu gom bằng phương pháp thủ công, sau đó rác được chuyển đến bãi rác chung của KCN.

Nước thải từ bể thu gom được đưa lên thiết bị lọc rác tinh nhờ 3 máy bơm. Cả 3 bom đều lắp van 1 chiều để ngăn không cho nước trở lại khi máy không hoạt động, mặt khác tại đây cũng lắp đồng hồ điện tử ghi lại lượng nước đã bơm trong suốt thời gian hoạt động. Do bể thu gom có mùi phát sinh từ nước thải chưa xử lý nên phải có nắp đậy để hạn chế mùi.

Nước từ bể gom đi qua thiết bị lọc rác tinh với kích thước khe là 0,75mm; ở đây, một phần chất rắn lơ lửng được giữ lại, nước sẻ tự chảy vào bể tách dầu mỡ nhờ bố trí chênh lệch về độ cao.

Dầu mỡ được tách ra ở lớp trên mặt nước thải vào máng bằng máy gạt, dầu mỡ sau khi tách ra khỏi nước thải được chứa trong các can nhựa và để trong nhà chứa chất thải nguy hại. Sau đó nước thải tự chảy vào bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, đầu dò pH sẽ kiểm tra pH nước thải, nếu giá trị pH không nằm trong giá trị cho phép thì nó sẽ báo hệ thống điều chỉnh cho bơm NaOH hay HCl vào bể tách dầu để trung hòa pH ở ngưỡng trung bình (pH = 6,5 – 7,5). Trong bể điều hòa có thiết bị khuấy trộn chìm. Máy khuấy hoạt động liên tục để điều hòa nồng độ đầu vào, ngăn không cho quá trình lắng xảy ra. Nước trong bể luôn luôn xáo trộn làm thoáng dòng nước chứa trong bể và cân bằng nồng độ trước khi đi qua bể lọc sinh học hiếu khí SBR. Đây là tiền xử lý của SBR. Bơm chìm được sử dụng để vận chuyển

nước thải qua bể SBR.

Tiếp đến nước từ bể điều hòa được bơm qua bể SBR và trải qua 5 giai đoạn: - Cấp nước.

- Sục khí. - Lắng. - Chắt nước. - Xả bùn dư.

Các giai đoạn này dược vận hành liên tục và điều khiển bởi chương trình bán tự động và tự động.

Điều nước thải vào bể SBR theo từng mẻ một, hai bể này hoạt động luân phiên nhau tạo thành một quy trình xử lý liên tục của hệ thống. Khi thời gian điều nước kết thúc thì chuyển sang giai đoạn sục khí, nhằm mục đích cung cấp oxy cho các vi sinh vật trong bể SBR và mục đích khác là nhằm khuấy trộn đều hỗn hợp bùn hoạt tính với nước thải. Các quá trình xảy ra:

• Oxy hóa các chất hữu cơ:

Chất hữu cơ CO2 + H2O • Tổng hợp sinh khối tế bào:

Chất hữu cơ + NH3 Sinh khối tế bào + CO2 + H2O • Tự Oxy hóa vật vật liệu tế bào (phân hủy nội bào):

Sinh khối tế bào + O2 CO2 + H2O + NH3 + O2

2NH3 + 3O2 NO3- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn nitrosomonas) 2NH4+ + 3O2 2NO2- + 4H+ + 2H2O

2NO2- + O2 2NO3- (vi khuẩn nitrobacter) • Tổng phản ứng oxy hóa amoni:

NH4+ + 2O2 NO3- + 2H+ + 2H2O

Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, yêu cầu về mức độ xử lý. Khi thời gian sục khí kết thúc, là giai đoạn lắng, bùn sẽ lắng trong điều kiện tĩnh. Trong điều kiện này, quá trình phản nitrat xảy ra:

NO3- NO2- + 1/2O2 NO2- 1/2N2 + O2

Các bông bùn nặng sẽ lắng xuống với tốc độ nhanh trong suốt giai đoạn lắng trước khi bắt đầu giai đoạn chắt nước. Nước sau khi chắt sẽ đi vào bể khử trùng. Trong khi đó bùn lắng xuống chuyển đến bể chứa bùn bằng bơm chìm trong những phút cuối ở giai đoạn chắt nước.

Nước thải sau khi xử lý ở bể SBR xả vào bể khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong bể này, Chlorine châm vào bể với liều lượng xác định tùy thuộc vào nước thải dòng ra để khử trùng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. Quá trình diệt vi khuẩn xảy ra qua 2 giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào... tốc độ của quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ nước tăng đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng, vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn quá trình phân ly. Tốc độ khử trùng bị chậm đi rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lững và các chất khử khác.

Bùn dư tại bể SBR với độ ẩm của bùn khoảng 80 – 90%, bơm đến bể nén bùn nhằm cô đặc bùn sơ bộ đến độ ẩm 5 – 10%. Nước tách từ bùn tự chảy về hố thu gom, bùn nén sẽ bơm đến máy ép bùn bằng bơm. Phần nước sinh ra trong quá trình ép bùn trong mương chảy lại bể thu gom. Bùn sau khi ép giao cho công ty SXDVMT Đất Mới xử lý.

Hệ thống xử lý giám sát và điều khiển tự động hoàn toàn bằng hệ thống SCADA (phần mầm lập trình và quản lý dự án cấp độ cao) với màn hình cảm ứng đặt trong phòng điều hành.

Ngoài ra vấn đề mùi cũng giải quyết triệt để. Vận dụng phương pháp sinh học đó là khuấy động và cung cấp oxy, làm thoáng dòng nước trong bể điều hòa, làm giảm nồng độ mùi. Hệ thống khuấy trộn hiệu quả cho việc khử mùi và hợp chất mùi dễ bay hơi. Đây là bước đầu tiên của quy trình nhằm loại bỏ mùi gây ra do H2S, khí CO2 hòa tan và các hợp chất hữu cơ gây mùi. Bên cạnh đó các bể thu gom, bể điều hòa, bể nén bùn thiết kế bằng bê-tông cốt thép có lắp đậy kín và ống thu khí để hạn chế mùi.

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Tân Bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w