Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 (Trang 35 - 39)

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách. Gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Sau hơn 10 năm thành lập, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ngày càng phát triển năng động và khẳng định vai trò là một vùng động lực

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ tính riêng giai đoạn 2001- 2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng đạt 7,9%, trong khi mức bình quân chung của cả nước chưa đến 7,2%. Tính đến cuối năm 2005, GDP toàn vùng chiếm 40% GDP cả nước và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20-22 triệu đồng, cao hơn 2,4 lần so với mức trung bình của cả nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khiến công nghiệp phát triển trở thành thế mạnh lớn nhất của vùng này với trên 40 sản phẩm chủ lực, đặc biệt là khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, sản xuất phần mềm máy tính, các sản phẩm hóa chất, may-mặc, da giày. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu đã liên kết thành mạng lớn các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch; có vai trò điều hòa thị trường lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cả khu vực phía nam.

Thành phố Hồ Chí Minh: Là thành phố của sự năng động và phát triển. Nền kinh

tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Theo số liệu thống kê năm 2009 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 10% trong đó nông nghiệp tăng 1,3% công nghiệp tăng 43,9% dịch vụ tăng 54,8%. Tổng vốn đầu tư 143.504 tỷ đồng.

Bình Dương: Tỉnh được đánh giá là có môi trường đầu tư tốt nhất Việt Nam hiện

nay, Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1. Hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp. Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chính sách đã ban hành, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã từng bước được phục hồi, năm 2009 tăng 10,3%. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong GDP, tỷ lệ công

nghiệp - xây dựng giảm còn 62,3% , dịch vụ tăng lên 32,4% và nông lâm nghiệp giảm còn 5,3%. Đẫn đầu cả nước về tổng vốn đầu tư: Đầu tư trong nước có số vốn đăng ký kinh doanh tăng thêm 8.675 tỷ đồng (bằng 70% cùng kỳ), gồm: 1.568 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới - vốn đăng ký 4.992 tỷ đồng và 436 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn - vốn đăng ký bổ sung 3.736 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 8.348 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 54.538 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư tăng thêm 2 tỷ 468 triệu đô la Mỹ (kế hoạch: trên 1 tỉ đô la Mỹ); gồm: 99 dự án đầu tư mới - vốn đầu tư 2 tỷ 022 triệu đô la Mỹ (trong đó, dự án khu nhà ở thương mại, nhà ở xã hội Phú Hưng Long có vốn đầu tư là 1,7 tỷ đô la Mỹ, chiếm 84%) và 125 lượt dự án bổ sung vốn - vốn đầu tư bổ sung là 446 triệu đô la Mỹ. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 1.850 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 12 tỷ 934 triệu đô la Mỹ.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết nói đến việc khai thác

dầu khí, nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, đem lại lợi nhuận lớn tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước. Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê , sản xuất polyetylen, clinker, thép. Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD)…

Đồng Nai: Tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển taọ diều kiện cho quá trình phát triển kinh tế. Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước…theo số liệu thống kê năm 2009 tăng

trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,3% trong đó cơ cấu của công nghiệp chiếm 53,7%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 9,9% dịch vụ chiếm 32,8%. Tổng vốn đầu tư vào tỉnh 28.037 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước chiếm 47,2% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 52,8%.

b) Hạn Chế.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển chưa đáp ứng nhu cầu giao thương các vùng. Mạng lưới giao thông 270 km dọc theo tuyến biên giới hiện chỉ mới đầu ưu được 71 km nên Bình Phước, tuyến đường sắt Dĩ An- Lộc Ninh chưa xây dựng, đường 322 nối trung tâm Bình Phước với Đồng Nai cũng chưa được nâng cấp mở rộng…

Vùng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể cho cả vùng. Định hướng phát triển còn bộc lộ rất nhiều yếu kém, quá trình phát triển chưa bộc lộ được sự chỉ huy của tỉnh trọng tâm trong vùng. Sự liên kết các tỉnh trong vùng rất kém quá trình đầu tư các tỉnh mang tính tự phát, đôi khi theo phong trào.

Quá trình phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng quên đi vấn đề về môi trường và xã hội. Kiểm soát quá trình xả thải các doanh nghiệp rất kém, gây ra ô nhiễm trầm trọng cho môi trường. không chỉ có quy hoạch tổng thể vùng và liên kết vùng phát triển khu công nghiệp, dẫn tới không gian phát triển của các khu công nghiệp bị cắt khúc, phân đoạn bởi ranh giới địa lý hành chính. Mà chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất còn yếu kém ví dụ , điện chập chờn, cắt điện không báo trước, dịch vụ bưu chính viễn thông chậm, chi phí cao... Thêm nữa là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp như điện chập chờn, cắt điện không báo trước, dịch vụ bưu chính viễn thông chậm, chi phí cao... Thêm nữa là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp.

Từ phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong liên kết của ba vùng KTTĐ trên đây có thể rút ra nhận xét sau:

So với 2 vùng KTTĐ miền Bắc và miền Nam, vùng KTTĐ miền Trung có tiềm năng, thế mạnh về phát triển khu kinh tế biển tổng hợp, phát triển cảng biển trung chuyển và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.Vai trò và năng lực liên kết của vùng KTTĐ miền Nam thể hiện khá rõ nét trên nhiều mặt đáng ghi nhận. Những kết quả do vùng KTTĐ miền Nam tạo ra trong vùng đã tạo thêm thế và lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Vùng này trên thực tế đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế chung của các tỉnh phía Nam và cả nước với nhiều

"cái nhất": kinh tế tăng trưởng cao nhất, thu hút vốn FDI nhiều nhất, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh nhất, thu ngân sách nhiều nhất và GDP bình quân đầu người cao nhất, khu công nghiệp nhiều nhất, thu hút nhiều lao động nhất. Vùng KTTĐ miền Trung hình thành sau, nhưng lại là vùng có nhiều năng lực liên kết với các vùng và cả nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó rõ nét nhất là vận tải, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản. Vùng có nhiều tiềm năng về liên kết kinh tế với nước ngoài, nếu có hệ thống đường giao thông không ngừng được đầu tư và hoàn thiện. Tuy nhiên, đây là vùng nghèo, thiên nhiên không ưu đãi nên trước mắt còn nhiều khó khăn trong liên kết với các vùng và cả nước.

Vùng KTTĐ miền Bắc có nhiều lợi thế và tiềm năng, nhất là chất xám, khoa học - công nghệ và lao động. Trong những năm qua liên kết giữa các tỉnh trong vùng và với các vùng khác của cả nước đã được cải thiện đáng kể, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong vùng theo hướng tiến bộ. So sánh năng lực liên kết của ba vùng KTTĐ tại thời điểm hiện nay, theo chúng tôi, khả quan nhất là vùng KTTĐ miền Nam, thứ hai là vùng KTTĐ miền Trung và thứ ba là vùng KTTĐ miền Bắc.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 (Trang 35 - 39)

w