2 Đất thương mại DV và giới thiệu sản phẩm
1.3.2. Tình hình thu hút đầu tư vào phát triển KCN
Lao động làm việc trong KCN liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là trong 5 năm đầu, tốc độ tăng hàng năm đều đạt trên 100%. Những năm kế tiếp, tốc độ lao động giảm hơn trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã dần ổn định. Trong giai đoạn 2007- 2009 mức tăng lao động lại bắt đầu tăng cao do đây là giai đoạn bùng nổ các KCN phía Bắc. Tính đến hết năm 2009, tổng số lao động làm việc trong các KCN 313.040 người.
Thực tế, nếu so sánh với khả năng tạo việc làm của các KCN thì đây chưa phải là con số lớn và chưa tương xứng với tiềm năng. Nhưng điều quan trọng hơn đó là số lao động này được tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, có bài bản. Đây là diều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động mới có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cho công cuộc CNH, HĐH đất nước ta.
Tạo việc làm đồng nghĩa với tạo thu nhập cho người lao động, vì phần lớn lao động được thu hút vào làm việc trong KCN là lao động chưa qua đào tạo và một bộ phận không nhỏ là từ các khu vực nông thôn. Theo điều tra thì hiện nay có khoảng 40% số lao động làm việc trong KCN là những người nghèo tư các địa phương. Do đó, việt tạo ra chỗ làm việc trong KCN đã tác
động tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước như thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. Trong thực tế Việt Nam là nước đang phát triển và đang gặp phải những khó khăn như thiếu hụt vốn để nâng cấp hạ tầng cơ sở, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề kỹ thuật. Sự hình thành và phát triển KCN đã tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Các KCN đều là những nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và còn là những nơi được áp dụng chính sách ưu đãi về cơ chế quản lý tài chính, thuế nên càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với việc thu hút vồn đầu tư, việc tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng sẽ được thực hiện. Khi các nhà đầu tư các nước tiến hành đầu tư vào các KCN thì đồng thời cũng mang theo các công nghệ tiên tiến, hiện đại đặc biệt là các nước có trình độ phát triển cao như Nhật Bản, Mỹ, các nước từ khối liên minh EU. Trong bối cảnh công nghệ nước ta còn lạc hậu, việc chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH nước ta. Một số ngành nhờ thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường khu vực và quốc tế.
Bảng 1.5. FDI chia theo năm từ 2008 – 2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Số dự án 01 04 02 16 19
Tổng vốn
ĐTĐK 3.000.000 16.352.000 6.778.000 39.609.500 125.210.403
Trong các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh thì các dự án lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong số các nước và vùng lãnh thổ, châu Á đứng đầu chiếm 89,6% về số dự án và 93,6% tổng vốn đầu tư đăng ký (bảng 2):
Bảng 1.6.Dự án chia theo khu vực Tổng số dự án Tỷ lệ (%) số dự án Tổng vốn ĐTĐK Tỷ lệ % vốn đăng ký Châu Mỹ 03 6,7% 4.835.500 1,0% Châu Âu 02 4,3% 18.338.000 6,0% Châu Á 40 89,0% 309.274.403 93,0% Tổng số 45 100% 332.447.903 100%
Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2006.
Trong số 45 dự án FDI thu hút đầu tư trong giai đoạn này, có 10 doanh nghiệp liên doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký 133.537.500 USD, chiếm 40,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và 28,6% tổng số dự án. 35 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 186.369.778 USD, chiếm 59,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và 71,4% tổng số dự án. Nhìn một cách tổng thể, thì vốn đầu tư nước ngoài chiếm chủ yếu cả về tỷ trọng và lượng vốn đầu tư; phần vốn góp từ phía Việt Nam chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tính đến cuối năm 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có 23 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể:
Bảng 1.7.Một số chỉ tiêu kết quả khu vực FDI tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005
Tổng thu Ngân sách tỉnh Tỷ đồng 254.788 391.821 455.325 768.772 916.3 Trong đó: Khu vực ĐTNN Tr đồng 47.038 47.080 40.330 35.604 35.100 Tổng giá trị XK 1000 USD 38.757 38.895 47.519 64.105 90.0 Trong đó: Khu vực ĐTNN 1000 USD 81 230 3.002 10.998 32.6 Lao động khu vực ĐTNN Lao động 437 631 4.843 4.850
Thực trạng về lao động KCN :
Với 04 KCN đang vận hành, Bắc Ninh đã thu hút được 227 GCNĐT, trong đó có 102 doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tuyển dụng 14.646 lao động, trong đó: 7.174 lao động địa phương (chiếm 49%), lao động nữ 7.033 (chiếm 48%).
Hiện nay, thu nhập bình quân của người công nhân trong các KCN khoảng 1,1 triệu đồng. Chi phí thực tế bao gồm: tiền thuê nhà 100.000đ, tiền điện nước 50.000đ, tiền BHYT;BHXH 70.000đ, tiền ăn 400.000đ còn lại là các khoản chi tiêu cá nhân và gia đình họ. Như vậy, các khoản chi phí mà người công nhân phải chi nhiều hơn mức thu nhập bình quân.
Về cơ cấu lao động:
Phân tích cơ cấu lao động cho chúng ta thấy:
- Theo ngành nghề: Lao động ngành điện tử là 4.760 chiếm 32,3% tổng số lao động; ngành chế biến nông sản thực phẩm, dệt may là 3.859 chiếm 26,3%; ngành điện, cơ khí là 1.253 chiếm 8,6%; ngành vật liệu xây dựng là 645 chiếm 4,4%; còn lại là các ngành nghề khác. Tỷ lệ lao động trong ngành điện tử là cao nhất, điều này cũng phù hợp với định hướng của tỉnh. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, đất chật, có hệ thống các làng nghề truyền thống năng động tạo nhiều việc làm. Do đó các KCN tập trung chủ yếu thu hút các dự án thâm dụng vốn và công nghệ nên cần tuyển dụng lao động công nghệ hơn là nhiều lao động phổ thông.
- Theo độ tuổi: yêu cầu của phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động chủ yếu trong độ tuổi từ 18¸ 25 chiếm khoảng 70%, độ tuổi 25¸ 30 chiếm khoảng 20%, còn lại lao động trên 30 tuổi là lao động quản lý, yêu cầu phải có kinh nghiệm và thâm niên công tác.
- Theo trình độ: lao động phổ thông tốt nghiệp PTTH trở xuống chiếm khoảng 60%, lao động có tay nghề đào tạo chiếm 30% còn lại lao động quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chất lượng nguồn lao động tại Bắc Ninh đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên dịa bàn: Lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, còn mang nặng phong cách của lao động làng nghề, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chỉ tập trung đào tạo đại trà, chưa tập trung đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp kỹ thuật trở lên còn ít, thiếu lực lượng công nhân lành nghề về điện tử, khuôn mẫu, cơ khí, xây dựng. . . Mặt khác các chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông thừa rất nhiều.
Công tác tuyển và sử dụng lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh.
- Trong tổng số 14.646 lao động tại các KCN, tỷ lệ lao động địa phương là 49%. Mặc dù lao động hàng năm tại các KCN Bắc Ninh tăng nhanh (do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động) nhưng tỷ lệ lao động địa phương đang có xu hướng giảm dần từ 53% năm 2005 xuống 50% năm 2006 và 49% của 6 tháng đầu năm 2007, dự báo sự biến động giảm sẽ gia tăng theo tốc độ phát triển các KCN.
* Lao động địa phương:
- Lao động địa phương Bắc Ninh được các doanh nghiệp đánh giá là thông minh, khéo tay, cần cù, siêng năng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Điển hình là công ty Canon trong ngành điện tử tổng số lao động là 2.383 thì số lao động địa phương chiếm đến 70%.
+ Điểm mạnh: Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng nên lao động rất khéo tay, thông minh và tiếp thu kỹ năng lao động mới nhanh; lao động địa phương có thể chấp nhận mức thu nhập thấp do gần nhà không phải chi phí cho các khoản tiền ăn, ở; doanh nghiệp ít phải lo việc bố trí nhà ở cho công nhân, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệm.
+ Điểm yếu: tính kỷ luật của lao động chưa cao, hay tự ý bỏ việc vào các dịp lễ, tết; nguy cơ cao hơn so với lao động ngoại tỉnh về ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, nhiều vụ việc mất cắp, gây rối tại doanh nghiệp hầu hết do lao động địa phương gây ra.
Tuyển dụng lao động tại địa phương về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ lao động địa phương cao hơn so với mức trung bình trong cả nước (49% so với 30% bình quân cả nước) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho các nhân dân địa phương có đất thu hồi làm KCN. Theo khảo sát trung bình thu hồi 01ha đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp sẽ có 13 lao động nông thôn bị mất việc; vậy theo tính toán trên, Bắc Ninh hiện tại với 04 KCN đang vận hành, tổng diện tích đất thu hồi 1513ha (tất cả diện tích đều thu hồi từ đất nông nghiệp) thì phải giải quyết công ăn việc làm cho 1.513 x 13 = 19.669 lao động địa phương. Thực tế tại các KCN mới chỉ tuyển dụng được 7.174 lao động địa phương, tức là 36,5% (7.174/19.669) nhu cầu thực tế của nhân dân tại địa phương.
* Lao động ngoại tỉnh: chiếm tỷ lệ 51%, là lực lượng cần thiết bổ sung phần thiếu về lượng và chất, rất cần nghiên cứu thu hút với tỷ lệ lao động hợp lý để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững KCN.
- Ưu điểm của lao động ngoại tỉnh: tận dụng được lao động đã qua đào tạo của các trường ngoài tỉnh; bổ sung thâm hụt lao động địa phương; tăng tính cạnh tranh với lao động địa phương đảm bảo doanh nghiệp sản xuất ổn định; tăng dịch vụ cho nhân dân địa phương có đất thu hồi (cho thuê nhà ở, làm quán ăn bình dân, các dịch vụ vui chơi, giải trí).
- Nhược điểm của lao động ngoại tỉnh: kéo theo yêu cầu phát triển hạ tầng xã hội đi theo như nhà ở, dịch vụ, bệnh viện, trường học; hệ quả về an ninh trật tự xã hội; yêu cầu về lương của lao động ngoại tỉnh cao hơn lao động địa phương do họ phải lo nhiều khoản chi phí trực tiếp hơn….
Phát triển KCN phải đi cùng thực hiện chính sách ưu tiên sử dụng lao động địa phuơng gắn với giải quyết việc làm khi thu hồi đất đáp ứng yêu cầu lao động tại chỗ, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tiến kiệm chi phí đầu tư hạ tầng xã hội thì đồng thời cũng phải chú trọng tuyển dụng lao động địa phương khác để đảm bảo phát triển cân đối nhịp nhàng.
Tóm lại quá trình chuyển đổi lao động cần công tác đào tạo theo các cấp độ khác nhau, muốn vậy hệ thống đào tạo phải được củng cố, chương trình phải cải tiến tích ứng với trình độ công nghệ. Người lao động rất muốn vậy, song học nghề gì? học ở đâu? Ai sử dụng? Là những câu hỏi phải được cơ quan nhà nước, các trường đào tạo nghiên cứu và trả lời để định hướng cho lao động.
Thực trạng về giá thuê đất.
Giá thuê đất được coi là một trong các tiêu chí hàng đầu khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu mặt bằng lớn. Trên thực tế giá thuê đất của các địa phương có sự chênh lệch tương đối lớn.
Biểu 1.4. Giá thuê đất bình quân các KCN Bắc Ninh và một số địa phương
Nguồn: điều tra của VDF 2005
Từ bảng biểu ta thấy, giá thuê đất trong các KCN Bắc Ninh là tương đối thấp, chỉ có 0,5 USD/m2/năm, trong khi đó giá thuê đất của Hà Nội là 1,5USD/m2/năm, cao gấp 3 lần Bắc Ninh.
Thực trạng môi trường các Khu công nghiệp:
Hiện tại có 4 Khu công nghiệp đã và đang hoàn thiện và đi vào sản xuất, có 03 KCN được lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn 02 giai đoạn; Khu công nghiệp Quế Võ; Khu công nghiệp Yên Phong.
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dựa trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trước khi dự án đi vào xây dựng tính đến hết tháng 5 năm 2007 có 141 dự án thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có 17 dự án đã xây dựng Trạm xử lý nước thải sản xuất, 62 doanh nghiệp thực hiện Quan trắc môi trường hàng năm.
Bên cạnh những nỗ lực của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Công ty đầu tư hạ tầng thì vấn đề bảo vệ
môi trường vẫn chưa giải quyết triệt để, cụ thể là ô nhiễm nước thải công nghiệp vẫn diễn ra với nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do cơ bản là các Công ty hạ tầng chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
-Đánh giá chung:
+ Hiện tại có 2 khu công nghiệp đã và đang hoàn thiện và đi vào sản xuất, có 04 Khu công nghiệp được lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn 02 giai đoạn; Khu công nghiệp Quế Võ, Khu công nghiệp Yên Phong. Các Công ty đầu tư phát triển hạ tần thực hiện nghiêm túc các quy định cả pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tốt các hạng mục hệ thống hạ tầng như cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, trồng cây xanh, dải cây xanh cách ly Khu công nghiệp với khu dân cư, thu gom phế thải rắn.
+ Các dự án đang hoạt động tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp mới phải thực hiện xây dựng và lắp đặt các hạng mục xử lý chất thải ( nước thải, khí thải) cục bộ.
+ Các Khu công nghiệp tập trung đều thu nước mưa và nước thải thành 2 hệ thống thoát riêng biệt, nước mưa được thoát ra theo hệ thống mương tiêu thủy lợi còn nước thải được chảy về trạm xử lý nước thải tập trung và hồ điều hòa.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung:
+ Khu công nghiệp Tiên sơn chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải, chỉ có