Thành lập bộ phận quản lý tài chính

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HiPT (Trang 67)

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty nói chung và cân đối nguồn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình hoạt động kinh doanh nói riêng thì cần thiết phải thành lập bộ phận quản lý tài chính. Bộ phận này thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc phòng Kế toán tài chính và có trách nhiệm:

- Tính toán, đề xuất nhu cầu vốn cần thiết, nhu cầu vốn lưu động cho quá trình hoạt động của công ty phù hợp với tình hình hoạt động thực tế và kế hoạch đã được đặt ra trong ngắn hạn và dài hạn.

- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban liên quan để xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, xây dựng hạn mức tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phân đoạn khách hàng, xây dựng các chính sách chiết khấu, bảo hiểm áp dụng cho từng nhóm khách hàng, đảm bảo lợi ích của công ty đồng thời góp phần làm giảm số ngày thu tiền bình quân từ khách hàng cũng như giảm số lãi phải trả cho các khoản vay ngắn hạn.

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát quá trình triển khai các chính sách khách hàng, chính sách chiết khấu các khoản phải thu để từ đó có các đề xuất điều chỉnh, cải tiến phù hợp với tình hình hoạt động của công ty và từng nhóm khách hàng.

- Quản lý tình hình thanh toán của khách hàng và có các biện pháp phù hợp như lập lịch nhắc nhở thanh toán với khách hàng, phối hợp với khách hàng để đẩy nhanh quá trình thanh toán, có các biện pháp thu nợ thích hợp đối với từng nhóm khách hàng hoặc đề xuất sử dụng các dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ thu hộ chi hộ của Ngân hàng, tổ chức tài chính. Tuy nhiên công ty cần có sự cân bằng giữa nhu cầu đối với dịch vụ tài chính sử dụng với chi phí quản lý và uy tín với khách hàng để linh hoạt lựa chọn dịch vụ có lợi nhất cho công ty.

- Phối hợp kiểm soát, đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư, các dự án triển khai đối với nhóm khách hàng quan trọng để có các giải pháp nâng cao quy trình đấu thầu, quản lý dự án về mặt tài chính.

- Kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của các đơn vị, các phòng ban, bộ phận để có đánh giá chung từđó đề xuất các biện pháp quản lý tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất với cơ quan Nhà nước

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từđó có biện pháp thích hợp.

- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà không đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay các công ty nhập khẩu đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu, đó là sự chênh lệch khá lớn về giá cả. Sở dĩ có điều này là do tình trạng buôn lậu hiện vẫn hoành hành trên phạm vi khó kiểm soát. Mặc dù vấn đề này được quan tâm từ rất lâu nhưng không ai có thể khẳng định là liệu có thể hay khi nào thể chấm dứt tình trạng đó. Việc tràn lan hàng nhập lậu ở tất cả các chủng loại đã gây ra không ít khó khăn cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa và đó có thể là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Để giúp công ty thoát khỏi tình trạng này Nhà nước cần tăng cường phối hợp với ban ngành có liên quan để ngăn chặn tình trạng nhập lậu một cách triệt để càng sớm càng tốt.

- Bộ tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp. Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu

của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi công ty vẫn phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.

- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thểđa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT, em đã nhận thức được rằng vốn lưu động nói chung và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng thực sự là vấn đề khó khăn, phức tạp trong lý luận và thực tiễn. Đây luôn là bài toán khó cho chính các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.

Thông qua việc đánh giá tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT trên đây đã giúp ta nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty để từ thực tế đó ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ứng dụng những lý luận đã học vào nghiên cứu, xem xét và ứng dụng thực tiễn tại công ty đã tạo điều kiện cho em tích lũy thêm kiến thực cũng như kinh nghiệm quan trọng cho bản thân. Em hy vọng rằng đề tài này có thể góp một phần nhỏ bé cho công tác quản trị vốn lưu động của công ty đạt hiệu quả cao hơn, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triền của công ty trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán – tài chính tại Công ty cổ phân Tập đoàn HiPT, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Trần Vinh Quang. Em xin chân thành cảm ơn những sựđóng góp quý báu đó.

Tuy nhiên vì điều kiện về trình độ cũng như thời gian thực tập có hạn nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như ban lãnh đạo Công ty để luận văn thêm hoàn thiện và thiết thực hơn.

Hà Nội, ngày...tháng...năm...2012

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tài liệu, trang web tham khảo :

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Học viện Tài chính. Nhà xuất bản Tài chính 2008.

2. Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp. Học viện tài chính. Nhà xuất bản Tài chính

3. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ. Nhà xuất bản thống kê 2007.

4. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT năm 2010, 2011.

5. Website : www.hipt.com.vn 6. Website : www.doanhnhan.net

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HiPT (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)